Nếu hai đường thẳng song song cắt đường thẳng thứ ba thì hai góc đồng vị bằng nhau

Lý thuyết: Các góc tạo bởi một đường thẳng cắt hai đường thẳng

  • Xem
  • Lịch sử chỉnh sửa
  • Bản đồ
  • Files
Bản để in

Các góc tạo bởi một đường thẳng cắt hai đường thẳng

Mục lục

1. Góc so le trong [edit]

2. Góc đồng vị [edit]

3. Góc trong cùng phía [edit]

4. Tính chất [edit]

Góc so le trong [edit]

Cho đường thẳng \[c\] cắt hai đường thẳng \[a, b\] tại \[A, B,\] các góc tạo thành như hình vẽ [ta sẽ sử dụng giả thiết này cho các phần sau].


Khi đó:

Hai góc \[A_1\]\[B_3\] được gọi là hai góc so le trong.


Hai góc \[A_4\]\[B_2\] cũng được gọi là hai góc so le trong.

Góc đồng vị [edit]

Hai góc \[A_1\]\[B_1\] được gọi là hai góc đồng vị [có thể hiểu là nó cùng vị trí như nhau].


Ngoài ra, ta cũng có các cặp góc đồng vị khác là \[A_2\]\[B_2, A_3\]\[B_3, A_4\]\[B_4\].

Như vậy, đường thằng \[c\] cắt hai đường thằng \[a, b\] tạo ra bốn cặp góc đồng vị.

Góc trong cùng phía [edit]

Hai cặp góc \[A_1\]\[B_2,\ A_4\]\[B_3\] được gọi là các cặpgóc trong cùng phía.


Tính chất [edit]

Nếu đường thẳng \[c\] cắt hai đường thẳng \[a, b\] và trong các góc tạo thành có một cặp góc so le trong bằng nhau thì:

a] Hai góc so le trong còn lại bằng nhau;

b] Hai góc đồng vị bằng nhau.

Chứng minh:

Cho đường thẳng \[c\] cắt hai đường thẳng \[a, b\] tại \[A, B,\] trong đó\[\widehat{A_1}=\widehat{B_3}\].


a] Ta cần chứng minh\[\widehat{A_4}=\widehat{B_2}\].

Để ý rằng \[A_1\]\[A_4\] là hai góc kề bù, do đó:

\[\widehat{A_1}+\widehat{A_4}=180^0\] [1]

Tương tự, B_2 và B_4 cũng là hai góc kề bù, do đó:

\[\widehat{B_2}+\widehat{B_3}=180^0\] [2]

Từ [1] và [2] ta suy ra:\[\widehat{A_1}+\widehat{A_4}=\widehat{B_2}+\widehat{B_3}\].

Kết hợp điều kiện\[\widehat{A_1}=\widehat{B_3}\] nên ta phải có:

\[\widehat{A_4}=\widehat{B_2}\].

b] Ta chứng minh hai góc đồng vị \[A_1\]\[B_1\] bằng nhau, các trường hợp còn lại hoàn toàn tương tự.

Do \[B_1\]\[B_3\] là hai góc đối đỉnh, nên ta có:

\[\widehat{B_1}=\widehat{B_3}\].

Kết hợp điều kiện\[\widehat{A_1}=\widehat{B_3}\] nên ta phải có:

\[\widehat{A_1}=\widehat{B_1}\]. \[\square\]

Ví dụ 1:

Cho giả thiết như hình vẽ, với \[\widehat{A_4}=\widehat{B_2}=60^0\].


a] Tính góc \[B_4\].

b] Tính góc \[B_1\].

Giải:

a] Để tính góc \[B_4\], ta cần tìm các góc trung gian có mối liên quan.

Do các góc \[B_1\]\[B_3\] chưa biết, nên ta nhận thấy chỉ có góc \[B_2\] là đã biết. Hơn nữa nhận xét rằng \[B_2\]\[B_4\] là hai góc đối đỉnh.

Từ đó ta có lời giải sau:

Do\[B_2\]\[B_4\] là hai góc đối đỉnh nên ta có

\[\widehat{B_4}=\widehat{B_2}\].

Do\[\widehat{B_2}=60^0\] nên \[\widehat{B_4}=60^0\]

b] Tương tự câu a], ta cũng đi tìm các góc liên quan đến góc \[B_1\] để tính giá trị của góc \[B_1\].

Ta có thể sử dụng góc \[B_2\] hoặc góc \[B_4\] đã biết và nhận xét chúng kề bù với góc \[B_1\].

Từ đó ta có lời giải:

Do góc \[B_1\] và góc \[B_2\] là hai góc kề bù nên ta có:

\[\widehat{B_1}+\widehat{B_2}=180^0\].

Do\[\widehat{B_2}=60^0\] nên

\[\widehat{B_1}=180-60=120^0\]

Ví dụ 2:

Với giải thiết các góc được kí hiệu cùng màu thì bằng nhau, hãy tìm\[\widehat{A_1}+\widehat{B_1}\].


Giải:

Để tìm tổng \[\widehat{A_1}+\widehat{B_1}\], ta cần tìm các góc có mối liên hệ với góc \[A_1\]\[B1\].

Ta vẽ lại hình bằng cách nối dài các đường thẳng nằm ngang, như vậy ta đã chia góc \[100^0\] thành hai góc nhỏ, mà mỗi góc nằm ở vị trí đồng vị với các góc\[A_1\]\[B_1\].


Vậy ta giải quyết bài toán như sau:

Ta vẽ lại hình bằng cách kéo dài các đường thẳng nằm ngang như sau:


Do ta có hai cặp góc so le trong bằng nhau, nên tương ứng các cặp góc đồng vị cũng bằng nhau.

Từ đó:

\[\widehat{A_1}=\widehat{C_1}\]

\[\widehat{B_1}=\widehat{C_2}\]

Theo giả thiết ta có:

\[\widehat{C_1}+\widehat{C_2}=100^0\]

nên\[\widehat{A_1}+\widehat{B_1}=100^0\]. \[\square\]

Thẻ từ khoá:
  • góc đồng vị
  • góc so le trong
  • góc trong cùng phía
Luyện tập: Hai đường thẳng vuông góc
Chuyển tới... Chuyển tới... Lý thuyết: Hai góc đối đỉnh Thực hành: Hai góc đối đỉnh Luyện tập: Hai góc đối đỉnh Lý thuyết: Hai đường thẳng vuông góc Thực hành: Nhận dạng hai đường thẳng vuông góc Luyện tập: Hai đường thẳng vuông góc Luyện tập: Các góc tạo bởi một đường thẳng cắt hai đường thẳng Lý thuyết: Hai đường thẳng song song Luyện tập: Hai đường thẳng song song Lý thuyết: Tiên đề Ơ-clit Luyện tập: Tiên đề Ơ-clit về đường thẳng song song Lý thuyết: Từ vuông góc đến song song Luyện tập: Từ vuông góc đến song song Lý thuyết: Định lí Luyện tập: Định lí Video bài giảng Lý thuyết: Đường thẳng vuông góc. Đường thẳng song song Bài kiểm tra: Đường thẳng vuông góc. Đường thẳng song song Link vào học Lý thuyết: Tổng ba góc của một tam giác Thực hành: Tổng ba góc của một tam giác Luyện tập: Tổng ba góc của một tam giác Thực hành: Chứng minh định lí tổng 3 góc trong một tam giác Link vào học Lý thuyết: Hai tam giác bằng nhau Luyện tập: Hai tam giác bằng nhau Lý thuyết: Hai tam giác bằng nhau theo trường hợp cạnh-cạnh-cạnh Luyện tập: Hai tam giác bằng nhau theo trường hợp cạnh - cạnh - cạnh [c.c.c] Lý thuyết: Hai tam giác bằng nhau theo trường hợp cạnh - góc - cạnh [c.gc] Luyện tập: Hai tam giác bằng nhau theo trường hợp cạnh - góc - cạnh [c.g.c] Lý thuyết: Hai tam giác bằng nhau theo trường hợp góc-cạnh-góc Luyện tập: Hai tam giác bằng nhau theo trường hợp góc - cạnh - góc [g.c.g] Lý thuyết: Tam giác cân Luyện tập: Tam giác cân Lý thuyết: Định lí Py-ta-go Thực hành: Chứng minh định lí Py-ta-go Luyện tập: Định lí Py - ta - go Lý thuyết: Các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông Luyện tập: Các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông Lý thuyết: Tam giác Bài kiểm tra: Tam giác Toán thực tế chương 2 Tài liệu ôn tập Link vào học Tài liệu ôn tập Tài liệu ôn tập Lý thuyết: Quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một tam giác Luyện tập: Quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một tam giác Lý thuyết: Quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên, đường xiên và hình chiếu Luyện tập: Quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên, đường xiên và hình chiếu Lý thuyết: Quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác. Bất đẳng thức tam giác Thực hành: Nhận xét để rút ra bất đẳng thức tam giác Luyện tập: Quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác Lý thuyết: Tính chất ba đường trung tuyến của tam giác Luyện tập: Tính chất ba đường trung tuyến của tam giác Lý thuyết: Tính chất tia phân giác của một góc Luyện tập: Tính chất tia phân giác của một góc Lý thuyết: Tính chất ba đường phân giác của tam giác Luyện tập: Tính chất ba đường phân giác của tam giác Lý thuyết: Tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng Luyện tập: Tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng Lý thuyết: Tính chất ba đường trung trực của tam giác Luyện tập: Tính chất ba đường trung trực của tam giác Lý thuyết: Tính chất ba đường cao của tam giác Luyện tập: Tính chất ba đường cao của tam giác Lý thuyết: Quan hệ giữa các yếu tố trong tam giác. Các đường đồng quy của tam giác. Bài kiểm tra: Quan hệ giữa các yếu tố trong tam giác. Các đường đồng quy trong tam giác Bài kiểm tra 45' chương III Toán thực tế chương 3
Luyện tập: Các góc tạo bởi một đường thẳng cắt hai đường thẳng

Video liên quan

Chủ Đề