Ngoại động từ trong tiếng nhật là gì năm 2024

Cơ sở 1: Số 453 Sư Vạn Hạnh, P.12, Q.10, TP.HCM. Hotline: 0866.443.453

Cơ sở 2: 383 Trần Đại Nghĩa, Tương Mai, Hoàng Mai, Hà Nội Hotline: 097.113.1221

Cơ sở 3: Số 646 Sư Vạn Hạnh, P.12, Q.10, TP.HCM. Hotline: 0327.888.646

Cơ sở 4: Số 660 Sư Vạn Hạnh, P.12, Q.10, TP.HCM. Hotline: 0327.888.646

Cơ sở 5: Số 449/116 Sư Vạn Hạnh, P.12, Q.10, TP.HCM Hotline: 0358.646.660

Cơ sở 6: 205 - 207 Nguyễn Văn Linh, P. Nam Dương, Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng Hotline: 083.6446.333

Tương tự như trong tiếng Việt hay tiếng Anh đều có nội động từ và ngoại động từ, động từ tiếng Nhật chia làm 2 loại: nội động từ (自動詞 – jidoushi) và ngoại động từ (他動詞 – tadoushi).

Nội động từ không cần dùng kèm tân ngữ, còn ngoại động từ cần có tân ngữ đi kèm để diễn tả đủ ý nghĩa của mình. Ngoài ra trợ từ đi trước 2 loại động từ này cũng khác nhau. Do đó, trợ từ cũng là một dấu hiệu nếu bạn lúng túng trong việc xác định động từ trong câu đó là nội hay ngoại động từ.

Thông thường, trước ngoại động từ dùng trợ từ を, còn trước nội động từ thường dùng が hoặc に

Ngoại động từ Nội động từ 窓を しめる

Tôi đóng cửa sổ

窓が しまって いる

Cửa sổ đang đóng

子供を おこす

Đánh thức đứa trẻ

子供が おきる

Đứa trẻ thức dậy

講義こうぎを はじめる

Bắt đầu giảng bài

講義が はじまる

Bài giảng bắt đầu

きを つけます

Nhận ra/ Chú ý thấy

きが つきます

Chú ý

きを たおす

Làm đổ cây

きが たおれる

Cây đổ

私は 友達に 手紙を 出す

Tôi gửi thư cho bạn

私は 部屋から 出る

Tôi ra khỏi phòng

Từ các ví dụ trên, ta thấy trợ từ cũng là công cụ phân biệt rõ ràng nhất giữa nội động từ và ngoại động từ. Tại sao nội động từ thường dùng trợ từ が ? Vì danh từ đứng trước が chính là chủ thể. Như trên, cửa sổ, đứa trẻ, bài giảng, cây là đối tượng thực hiện hành động.

Đối với ngoại động từ thường dùng trợ từ を vì ngoại động từ phần lớn chưa thể hiện kết cấu chủ vị nòng cốt, còn thiếu chủ thể. Cửa sổ không tự thực hiện hành động đóng mà cần người khác tác động vào. Ai đánh thức trẻ con? Ai bắt đầu giảng bài?

Nội động từ còn có thể dùng に hoặc から, ngoại động từ cũng có thể dùng を và に. Phân tích ví dụ cuối cùng, chủ thể ở đây dùng trợ từ は, đối tượng của nội động từ dùng から. Đối với ngoại động từ 出す: đối tượng trực tiếp dùng を, đối tượng gián tiếp dùng に.

Những ngoại lệ nội động từ dùng を cũng không khỏi gây rắc rối cho chúng ta. Đó là một số nội động từ trong tiếng Nhật khi thể hiện động tác có liên quan trực tiếp đến địa điểm thì phải dùng trợ từ を mà không dùng に.

彼は 公園こうえんを 歩いている

Anh ta đang đi bộ trong công viên


飛行機ひこうきは 空を 飛んでいる

Máy bay đang bay trên trời


船で かわを 渡った

Tôi đã qua sông bằng thuyền.


Các động từ 歩く, 飛ぶ, 出る, 渡る đều là nội động từ. Những nội động từ này ngoài dùng với を, cũng có 1 số ít trường hợp dùng に/ へ, lúc này, ni/e đóng vai trò như trợ từ chỉ điểm đến.

飛行機は 空へ 飛んで行く

Máy bay bay lên trời

あそこへ 歩いて 行く

Đi bộ về phía ấy

Dùng trợ từ để phân biệt nội động từ và ngoại động từ cũng gặp một số khó khăn vì các ngoại lệ. Tuy nhiên, phần lớn động từ trong tiếng Nhật đều phổ biến dùng trước ngoại động từ là trợ từ を, còn trước nội động từ thường dùng が (1 số trường hợp dùng に). Để không bị nhầm lẫn, bạn cần hiểu được bản chất và tìm được chủ thể của hành động. Tiếng Nhật cũng liệt kê những cặp tadoushi/jidoushi để chúng ta dễ dàng hơn trong việc sử dụng các loại động từ này.

Ngữ pháp N5

Thứ Tư, 03 Tháng Năm 2023

Trong bài ngữ pháp tiếng nhật N5 bài 6 - Giáo trình minna no nihongo chúng ta sẽ học về Ngoại động từ (たどうし). Ghé trung tâm tiếng Nhật Kosei thường xuyên để có những bài học bổ ích nhé.

Ngữ pháp tiếng Nhật N5 - Bài 6: Ngoại động từ (たどうし)

1. 何(なに)を Vますか。Bạn làm cái gì (ăn gì, uống gì, đọc gì…)?

Hoặc 何(なに)を しますか。Bạn làm cái gì vậy? (Câu hỏi chung cho tất cả các động từ)

N をVます

  • Cách dùng: N là đối tượng của hành động, V là tha động từ (ngoại động từ), を là trợ từ (chỉ đối tượng tác động của hành động)
  • Ví dụ:
  • あなたは何(なに)を飲(の)みますか。Bạn uống gì vậy?

水(みず)を飲(の)みます。Tôi uống nước

  1. 昨日(きのう)何(なに)をしましたか。Hôm qua bạn đã làm gì?

本(ほん)を読(よ)みました。Tôi đã đọc sách.

  • Chú ý: + も được thay cho を khi cùng chung một hành động với 2 đối tượng khác nhau (cùng V nhưng khác N)

私(わたし)は肉(にく)を食(た)べます。野菜(やさい)も食(た)べます。Tôi ăn thịt. Tôi cũng ăn cả rau.

2. なにもV ません: Không làm gì cả

  • Cách dùng: trợ từ も đi sau từ để hỏi và đi cùng với thể phủ định để phủ định hoàn toàn mọi đối tượng trong phạm vi từ để hỏi.
  • Ví dụ:

あなたは、明日(あした)何(なに)をしますか。Ngày mai bạn sẽ làm gì?

何(なに)もしません。Tôi không làm gì cả.

3. どこで V ますか。 Bạn đã/ sẽ làm gì ở đâu?

N1 で N2 を V ます: Làm ~ ở/tại N1.

Cách dùng:

- Khi để hỏi ai đó làm gì ở đâu, người ta sử dụng từ để hỏi どこ

- N1: Danh từ chỉ địa điểm diễn ra hành động

- N2: Danh từ chỉ đối tượng tác động của hành động

- で: Trợ từ chỉ địa điểm diễn ra hành động

Ví dụ:

どこでかばんを買(か)いましたか。Bạn đã mua cặp sách ở đâu?

スーパーで買(か)いました。Tôi đã mua ở siêu thị.

4. いっしょにV ませんか。: Cùng làm ~ nhé!

ええ、いいですね。/ Vましょう! … Vâng, tốt quá! / Cùng làm thôi!

… すみません。ちょっと… … Xin lỗi. Nhưng mà… (cách từ chối lịch sự)

  • Cách dùng: Đây không phải là câu phủ định, mà là câu mang ý mời mọc, rủ rê người khác cùng làm việc gì đó với mình.
  • Ví dụ:

いっしょに公園(こうえん)へ行(い)きませんか。Cùng đi công viên nhé!

ええ、いいですね / 行(い)きましょう: Vâng tốt quá! (Ý hay đấy) / Chúng ta đi thôi

すみません、ちょっと... Xin lỗi, nhưng mà…

5. V ましょう: Cùng làm ~ nhé!

Cách dùng: Là một lời để nghị cùng làm với mình nhưng trên cơ sở đã biết người kia sẽ đồng ý, mang tính chất hô hào mọi người cùng làm

Nội động từ trong tiếng Anh là gì?

Nội động từ là những động từ mà bản thân nó đã chỉ rõ được ý nghĩa trong câu, không cần tân ngữ kèm theo. Nội động từ diễn tả những hành động nội tại của chủ thể thực hiện hành động, đứng ngay sau chủ ngữ, không thể dùng ở thể bị động và sẽ đứng cuối câu nếu không có trạng từ. Ví dụ: He runs very fast.

Ngoại động từ trong tiếng Anh là gì?

1. Ngoại động từ là gì? Ngoại động từ (transitive verb) là một động từ chỉ hành động, đòi hỏi phải có một tân ngữ trực tiếp (direct object) theo sau thì câu mới đạt được sự hoàn chỉnh về mặt ý nghĩa. Tân ngữ trực tiếp là một danh từ hoặc cụm danh từ, đóng vai trò là đối tượng đầu tiên tiếp nhận hành động.

Jidoushi là gì?

Định nghĩa: Động từ không tác động lên đối tượng khác, tiếng Nhật gọi là 自動詞 Jidoushi (Tự Động Từ). Ví dụ, naku = khóc là động từ tự thân. Ở đây tôi dịch nghĩa để cho các bạn dễ hiểu, chứ thông thường mọi người gọi là "tự động từ" hay "jidoushi".

Hôm qua bạn đã làm gì tiếng Nhật?

昨日何を しましたか . Hôm qua bạn đã làm gì ? 写真 を撮りました. Tôi đã đi chụp ảnh.