Ngứa thì tắm lá gì

  1. Trang chủ
  2. Góc sức khỏe
  3. Phòng & chữa bệnh
  4. Y học cổ truyền

Chủ Nhật ngày 05/06/2022

  • Da bị cháy nắng: đừng làm những điều này để tình hình tệ hơn
  • 8 bí quyết làm đẹp trước khi ngủ giúp bạn trở nên xinh đẹp hơn
  • 9 bí quyết chăm sóc da được tiết lộ bởi các bác sĩ da liễu đầu ngành

Viêm da dị ứng là bệnh da liễu khá phổ biến, có thể xảy ra cho trẻ nhỏ lẫn người lớn. Theo dân gian, bệnh này có thể dùng một số loại lá để chữa trị khá hiệu quả. Vậy viêm da dị ứng tắm lá gì để bệnh nhanh khỏi?

Nhiều mẹo hữu ích trong dân gian, bao gồm mẹo tắm nước lá cây có thể giúp người bệnh thuyên giảm tình trạng viêm da dị ứng. Căn bệnh ngoài da này tuy không nguy hiểm tính mạng nhưng khiến người bệnh cảm giác ngứa rát, khó chịu, đồng thời còn gây mất thẩm mỹ. 

Triệu chứng của viêm da dị ứng

Viêm da dị ứng là tình trạng da bị đỏ và ngứa, trẻ em thường là đối tượng dễ mắc phải bệnh này. Viêm da dị ứng thường bùng phát từng đợt theo chu kỳ, mỗi đợt kéo dài vài ngày.

Ngứa thì tắm lá gì
Viêm da dị ứng thường bùng phát từng đợt theo chu kỳ, mỗi đợt kéo dài vài ngày.

Tuy nhiên dấu hiệu và triệu chứng viêm da ở mỗi người là khác nhau, nhưng nhìn chung người bệnh đều sẽ thấy xuất hiện các biểu hiện điển hình bao gồm:

  • Da khô, thô và nhạy cảm.

  • Ngứa, nhất là thời điểm ban đêm.

  • Xuất hiện các mảng có khi màu đỏ, có khi nâu xám ở nhiều vùng da trên cơ thể như trên bàn tay, bàn chân, mắt cá chân, cổ tay, cổ, ngực trên, mí mắt, bên trong chỗ uốn cong của khuỷu tay và đầu gối. Riêng bệnh nhân là trẻ sơ sinh thì những mảng này còn xuất hiện trên mặt và da đầu.

  • Nổi lên các vết sưng nhỏ, có thể rỉ dịch và đóng vảy khi bị trầy xước.

  • Da dày lên, nứt nẻ và có vảy.

  • Khi gãy, vùng da bệnh dễ bị sưng tấy.

  • Có thể đi kèm với bệnh hen suyễn hoặc sốt cỏ khô.

Ưu, nhược điểm của phương pháp tắm lá chữa viêm da dị ứng 

Ngoài tây y, nhiều bệnh nhân áp dụng chữa viêm da dị ứng bằng phương pháp tắm lá. Khi chọn cách này, bệnh nhân cần lưu ý những điều sau: 

  • Lau sạch vùng da bị viêm, mẩn đỏ trước khi tắm.

  • Tuyệt đối không để nước tắm dính vào nếu tại vùng da bệnh có hiện tượng vỡ mụn.

  • Nếu trong quá trình áp dụng phương pháp tắm với lá mà xuất hiện một số triệu chứng như ngứa rát, đỏ da,… thì bệnh nhân phải ngưng ngay cách làm này.

  • Với bệnh nhi, cha mẹ phải pha nước tắm loãng hơn so với người lớn hoặc chỉ dùng bông gòn chấm nhẹ lên vùng da bị viêm. 

Ngứa thì tắm lá gì
Viêm da dị ứng là tình trạng da bị đỏ và ngứa, trẻ em thường là đối tượng dễ mắc phải bệnh này.

Phương pháp tắm lá chữa viêm da dị ứng có ưu điểm là nguyên liệu dễ tìm, lành tính, cách sử dụng khá thuận tiện, chi phí thấp nên phù hợp với rất nhiều người. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là người bệnh phải kiên trì thực hiện trong thời gian dài mới thấy được hiệu quả. Mặt khác, tắm lá chỉ thích hợp đối với những trường hợp bị dị ứng nhẹ. 

Đối với những trường hợp viêm da dị ứng nặng, có hiện tượng chảy mủ trên da thì tuyệt đối không tắm lá. Ngoài ra, một số trường hợp người bệnh có tiền sử bị dị ứng với thảo dược cũng không nên áp dụng phương pháp này để tránh cho bệnh càng nghiêm trọng hơn. 

Viêm da dị ứng tắm lá gì?

Có rất nhiều loại thảo dược có thể dùng để tắm chữa viêm da dị ứng. Dưới đây là năm loại lá phổ biến, được nhiều người áp dụng:

Lá khế 

Lá khế có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe, trong đó có tác dụng chữa bệnh viêm da dị ứng nhờ khả năng giải độc và kháng viêm, kháng khuẩn rất tốt của nó. 

Ngứa thì tắm lá gì
Lá khế có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe.

Cách thực hiện: 

  • Rửa sạch khoảng 100g lá khế tươi, ngâm tiếp lá khế trong nước muối khoảng 20 phút rồi vớt ra, để ráo.

  • Vò nát lá khế cho vào nồi đun sôi cùng hai lít nước trong khoảng 15 phút. Khi nước sôi thì điều chỉnh lửa nhỏ thêm vài phút rồi tắt bếp.

  • Đổ nước ra chậu, điều chỉnh nhiệt độ nước thích hợp để tắm. Người bệnh có thể lá khế đã nấu mềm này xát nhẹ nhàng lên da. Thực hiện trong khoảng 15 phút thì dùng khăn lau khô người. 

  • Liệu pháp này nên thực hiện đều đặn từ 3 - 4 lần/tuần để cảm nhận hiệu quả.

Lá bàng non

Lá bàng non là câu trả lời cho thắc mắc viêm da dị ứng tắm lá gì nhanh khỏi. Trong lá bàng non có chứa phytosterol, flavonoid, tanin,… mang lại công dụng làm giảm nhẹ một số triệu chứng của bệnh viêm da dị ứng. 

Ngứa thì tắm lá gì
Lá bàng non là câu trả lời cho thắc mắc viêm da dị ứng tắm lá gì nhanh khỏi.

Cách thực hiện: 

  • Chuẩn bị 5 - 7 lá bàng non, rửa sạch và ngâm với nước muối loãng trong khoảng 20 phút rồi vớt ra, để ráo.

  • Cho lá bàng non vào nồi đun sôi cùng hai lít nước. Khi nước sôi, vặn nhỏ lửa và đun thêm trong khoảng 10 phút rồi tắt bếp. 

  • Đổ nước ra chậu, điều chỉnh nhiệt độ thích hợp để vệ sinh vùng da bị dị ứng hoặc cũng có thể sử dụng để tắm toàn thân. 

  • Bệnh nhân có thể áp dụng phương pháp này hàng ngày để mang lại hiệu quả. 

Lá đơn đỏ

Lá đơn đỏ có thể thanh nhiệt, giải độc, đồng thời chống viêm nhiễm rất hiệu quả nên thường được dùng điều trị các vấn đề về da như viêm da dị ứng, viêm da cơ địa, phát ban, nổi mề đay,…

Ngứa thì tắm lá gì
Lá đơn đỏ có thể thanh nhiệt, giải độc, đồng thời chống viêm nhiễm rất hiệu quả.

Bệnh nhân có thể dùng lá đơn đỏ để nấu nước uống hoặc dùng làm nước tắm. Cách thực hiện: 

Nấu nước uống

Rửa sạch lá đơn đỏ, cho vào nồi đun sôi cùng 300ml nước. Để nhỏ lửa, tiếp tục đun cho đến khi nước cạn còn lại một chén. Tốt nhất hãy uống ngay khi nước còn ấm. 

Nấu nước tắm

Rửa sạch lá và thân cây đơn đỏ, sau đó ngâm chúng cùng với nước muối pha loãng trong khoảng 20-30 phút, vớt ra để ráo nước. 

Cho nguyên liệu này vào nồi nước rồi đun sôi lên khoảng 10 phút. Bệnh nhân dùng nước đã nấu này pha với nước lạnh ở nhiệt độ thích hợp rồi vệ sinh vùng da bị bệnh. 

Lá trà xanh

Viêm da dị ứng tắm lá gì nhanh khỏi thì câu trả lời không thể thiếu trà xanh. Không những là một loại thức uống ngon mà công dụng của trà xanh còn được chứng minh trong chữa bệnh, rất tốt cho sức khỏe của chúng ta.

Ngứa thì tắm lá gì
Trong lá trà xanh chứa rất nhiều chất chống oxy hóa giúp kháng viêm, kháng khuẩn, giảm tình trạng ngứa ngáy.

Trong lá trà xanh chứa rất nhiều chất chống oxy hóa giúp kháng viêm, kháng khuẩn, giảm tình trạng ngứa ngáy, nên lá trà xanh được dùng trong điều trị một số bệnh về da, chẳng hạn như viêm da dị ứng hay viêm da cơ địa rất hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá trà xanh tươi, để ráo.

  • Cho lá trà xanh vào nồi đun sôi cùng với hai lít nước trong khoảng 15 phút.

  • Cho thêm một chút muối vào nồi nước, để nguội rồi dùng để tắm.

  • Tắm lá trà xanh nên thực hiện 2 lần/ngày cho đến khi triệu chứng bệnh thuyên giảm. 

Lá đinh lăng 

Lá đinh lăng có đặc tính mát, công dụng giúp giảm viêm, thanh nhiệt, giải độc rất hiệu quả. Ngoài ra, lá đinh lăng còn giúp vết thương nhanh lành hơn. Bạn có thể đun sôi lá đinh lăng dùng để tắm hoặc kết hợp cùng lá huyết dụ dùng để uống.

Ngứa thì tắm lá gì
Lá đinh lăng có đặc tính mát, công dụng giúp giảm viêm, thanh nhiệt, giải độc rất hiệu quả.

Cách thực hiện: 

  • Rửa sạch lá đinh lăng và lá huyết dụ, sau đó cho vào nước ấm rồi đun lên.

  • Nước sôi thì vặn nhỏ lửa tiếp tục đun cho đến khi nước cạn còn một nửa thì tắt bếp và chắt lấy nước uống.

  • Bệnh nhân nên uống khi còn ấm sẽ có được hiệu quả cao nhất.

  • Bài thuốc này có thể thực hiện mỗi ngày cho đến khi tình trạng bệnh thuyên giảm. 

Sài đất 

Sài đất có tính mát nên giúp cải thiện tình trạng viêm da và ngứa ngáy trên da rất tốt. Liệu pháp này có thể dùng được cho cả trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai. 

Ngứa thì tắm lá gì
Sài đất có tính mát nên giúp cải thiện tình trạng viêm da và ngứa ngáy trên da rất tốt.

Cách thực hiện: 

  • Rửa sạch sài đất và ngâm nước muối loãng trong khoảng 20 phút, vớt ra để ráo.

  • Dùng cối giã nát lá sài đất, cho thêm một chút muối vào hòa cùng.

  • Dùng hỗn hợp này chà xát lên vùng da bị dị ứng trong khoảng 30 phút rồi rửa lại với nước sạch. Ngoài ra bạn cũng có thể đun lấy nước tắm. 

Như vậy, bài viết đã cung cấp cho các bạn câu trả lời cho câu hỏi: "Viêm da dị ứng tắm lá gì?". Tuy nhiên, như đã có đề cập ở trên, phương pháp tắm lá chữa viêm da dị ứng chỉ áp dụng được với những trường hợp viêm da nhẹ, vừa khởi phát. Tốt nhất là bệnh nhân nên đi khám để được các bác sĩ hướng dẫn điều trị theo phương pháp khoa học để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.

Hoàng Lam

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

  • viêm da
  • chăm sóc da
  • viêm da cơ địa

Bài viết liên quan

Bài nổi bật