Người bị sỏi mật có nên uống sữa Ensure

Mẹ chồng tôi đã cắt túi mật có uống sữa anlene được không?

Chào bạn

Sữa anlene là 1 trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng tốt cho hầu hết những người mới phẫu thuật, ốm dậy. Tuy nhiên với người mới cắt túi mật, bạn nên cẩn trọng.

Bởi sau cắt túi mật, dịch mật sẽ từ gan liên tục đổ xuống ruột non. Điều này có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn như đầy trướng chậm tiêu, tiêu chảy, táo bón, viêm dạ dày… Việc sử dụng các thực phẩm chứa chất béo, trong đó có sữa béo sẽ làm các triệu chứng này tăng thêm.

Thực tế, sữa anlene có loại ít béo chứa lượng chất béo ít hơn 63% các loại sữa bột thông thường. Tuy nhiên, người bệnh cắt túi mật như mẹ chồng bạn cũng không nên dùng nhiều. Đặc biệt khi mới cắt, nên chọn sữa tách béo để cơ thể có thời gian phục hồi, làm quen với việc không có túi mật.

Sau đó khi sức khỏe ổn định, có thể thỉnh thoảng sử dụng sữa anlene loại ít béo. Nhưng phải theo dõi phản ứng của cơ thể. Một số người nhạy cảm, dù uống sữa ít béo vẫn bị đầy trướng bụng, chậm tiêu, rối loạn tiêu hóa…

Dưới đây là chế độ ăn đúng sau cắt túi mật, bạn tham khảo để áp dụng cho bác, vừa tránh biến chứng ngay sau phẫu thuật, vừa giảm nguy cơ tái phát sỏi về sau:

https://dongtay.net.vn/vi/benh-hoc/gan-mat/1192-nen-doc-che-do-an-sau-cat-tui-mat-hieu-qua-va-tranh-tai-phat.html

Chúc bạn và bác sức khỏe!

Người bị sỏi mật có nên uống sữa Ensure

Theo Health Sina, sữa là thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng không phải ai dùng cũng tốt. Cụ thể, những trường hợp sau đây không nên uống:

Người bị viêm loét đường tiêu hóa

Bình thường, sữa có thể làm giảm kích thích viêm loét dạ dày. Tuy nhiên với người đã bị viêm loét đường tiêu hóa uống sữa có thể gây kích thích niêm mạc dạ dày, ruột bài tiết rất nhiều axit, khiến cho bệnh trở nên trầm trọng hơn. 

Người bị sỏi mật có nên uống sữa Ensure

Ảnh minh họa: Health.

Người thiếu máu do thiếu sắt

Chất sắt trong thực phẩm cần chuyển hóa thành sắt II trong đường tiêu hóa thì cơ thể mới hấp thụ được. Với những người bị thiếu máu do thiếu sắt nếu uống sữa thì sắt II của cơ thể sẽ kết hợp với muối canxi và muối phốt pho trong sữa tạo thành hợp chất không tan, ảnh hưởng đến quá trình hấp thu sắt, không có lợi cho quá trình hồi phục.

Người thường bị đầy hơi, đau bụng và tiêu chảy

Những chứng bệnh này tuy không phải do sữa gây ra, nhưng uống sữa vào càng khiến cho tình trạng trầm trọng hơn. Do đó những người bị đầy hơi, đau bụng và tiêu chảy không nên uống sữa.

Bệnh nhân sau khi phẫu thuật vùng bụng

Bệnh nhân sau khi phẫu thuật những cơ quan ở vùng bụng thường bị đầy bụng. Sữa có rất nhiều chất béo và đạm, rất khó tiêu hóa trong dạ dày và ruột, sau khi lên men sẽ sinh ra khí, khiến cho vùng bụng càng bị đầy hơi. Như thế không có lợi cho quá trình hồi phục chức năng của ruột.

Người thiếu hụt axit lactose

Trong sữa chứa khá nhiều lactose, nhưng cơ thể chỉ hấp thu được khi nó phân giải thành galactose và glucose nhờ tác dụng của axit lactose trong đường tiêu hóa. Những người bị thiếu hụt axit lactose, sau khi uống sữa sẽ bị đau bụng, tiêu chảy.

Người bị viêm túi mật và viêm tụy

Tiêu hóa chất béo trong sữa đòi hỏi phải có sự tham gia của nước mật và lipase. Uống sữa sẽ tăng thêm gánh nặng cho túi mật và tụy, khiến cho tình trạng viêm ở các cơ quan này nặng hơn.

Người bị viêm thực quản trào ngược

Sữa chứa nhiều chất béo ảnh hưởng đến sự co thắt của cơ vòng thực quản. Người bị viêm thực quản trào ngược uống sữa sẽ làm tăng trào ngược dịch vị và dịch tràng, khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Người làm trong môi trường tiếp xúc với chì

Lactose trong sữa có thể thúc đẩy hấp thu và tích lũy chì trong cơ thể, khiến bạn dễ bị nhiễm độc chì. Đặc biệt người làm công việc tiếp xúc với chì thường xuyên mà uống sữa sẽ xuất hiện tình trạng chóng mặt, mất ngủ, dễ mệt mỏi... Những trẻ em có nồng độ chì vượt quá tiêu chuẩn cũng không nên dùng sữa.

Bệnh nhân sỏi thận

Phần lớn sỏi thận chứa muối canxi.Trong khi sữa chứa khá nhiều canxi. Khoảng 2-3 tiếng đồng hồ sau khi uống sữa là thời điểm cao trào để canxi thải ra ngoài qua thận. Nếu lúc này bệnh nhân đang trong trạng thái ngủ, lượng nước tiểu giảm và đậm đặc hơn, canxi qua thận tương đối nhiều dễ lắng đọng tạo thành sỏi ở cơ quan này.

Người dị ứng với sữa

Có người sau khi uống sữa sẽ bị đau bụng, tiêu chảy. Đặc biệt một số trường hợp dị ứng nặng với sữa xuất hiện tình trạng viêm mũi, hen suyễn hoặc nổi mày đay sau khi uống. Do vậy những người có cơ địa dị ứng không nên dùng sữa.

Thi Trân

Chế độ ăn uống khoa học giúp hạn chế sự phát triển của sỏi, ức chế quá trình biến chứng của bệnh. Vì thế, việc ăn gì, uống gì là vấn đề đáng lưu tâm của người bị bệnh sỏi mật. Trong đó, có câu hỏi đặt ra rằng: Người bị sỏi mật có uống được sữa đậu nành không? Khi dùng cần lưu ý điều gì? Thắc mắc này sẽ được chúng tôi giải đáp chi tiết ở bài viết dưới.

Bệnh sỏi mật là căn bệnh phổ biến ở nước ra. Bệnh có 3 loại, gồm: Sỏi sắc tố, sỏi cholesterol và sỏi hỗn hợp. Loại sỏi thường gặp nhất đó là sỏi cholesterol, khi cơ thể hấp thụ quá nhiều chất béo.

Người bị sỏi mật có nên uống sữa Ensure
Sữa đậu nành là thức uống có nguồn gốc từ thực vật và chứa nhiều chất dinh dưỡng

Với người bị bệnh sỏi mật, các bác sĩ khuyên nên hạn chế thực phẩm có nhiều chất béo, đặc biệt là sữa. Các chất béo có trong sữa sẽ làm tăng nguy cơ phát triển của bệnh sỏi mật.

Tuy nhiên, theo các bác sĩ chuyên khoa, sữa là nguồn dinh dưỡng thiết yếu của cơ thể. Ngay cả khi bạn bị bệnh cũng không nên loại bỏ sữa ra khỏi chế độ ăn uống.

Chính vì vậy, đối với người bị bệnh sỏi mật, việc uống sữa sẽ có chút khác biệt. Theo đó, người bị bệnh sỏi mật được khuyên nên dùng các loại sữa ít béo, sữa tách béo. Những loại sữa này không chứa quá nhiều chất béo, do đó sẽ ít tác động đến mật, đảm bảo an toàn cho người bệnh.

Sữa đậu nành (hay còn gọi là đậu tương) là thức uống quen thuộc, có nguồn gốc thực vật và chứa nhiều chất dinh dưỡng. Các chất dinh dưỡng có trong sữa đậu nành như: Protein, vitamin A,, D, E, B12, canxi, kali, kẽm, chất xơ… giúp là giảm cholesterol.

Đồng thời, loại sữa này cũng rất tốt cho tim mạch và hệ tiêu hóa. Người bị bệnh sỏi mật uống được sữa đậu nành. Các chuyên gia cũng khuyến khích người bệnh nên thay thế các loại sữa nhiều chất béo khác bằng sữa đậu nành.

Sữa đậu nành là loại sữa có nguồn gốc từ thực vật, chứa nhiều chất dinh dưỡng, ít chất béo. Vì thế, các bác sĩ khuyến cáo người bệnh sỏi mật nên bổ sung sữa đậu nành vào thực đơn ăn uống hằng ngày.

Người bị sỏi mật có nên uống sữa Ensure
Các bác sĩ khẳng định, sữa đậu nành an toàn với người bị bệnh sỏi mật

Đồng thời, các bác sĩ khẳng định, sữa đậu nành an toàn với người bị bệnh sỏi mật. Các tác dụng chính của sữa đậu nành:

  • Hạn chế sự phát triển của bệnh sỏi mật: Canxi và khoáng chất có trong sữa đậu nành sẽ làm chậm lại sự phát triển của sỏi. Các chất khác có trong sữa giúp giảm lượng cholesterol. Chất béo bão hòa hòa tan các vitamin trong thực phẩm nạp vào cơ thể. Đây chính là yếu tố giúp hạn chế sự phát triển của bệnh sỏi mật.
  • Giảm áp lực cho mật: Sữa đậu nành có nguồn gốc từ thực vật, không chứa lactose (nguồn đạm động vật) nên sẽ rất tốt cho mật.
  • Hỗ trợ tiêu hóa: Các chất như men tiêu hóa có trong sữa giúp hoạt động của đường ruột.
  • Chắc khỏe xương: Đây là nhờ các thành phần canxi có trong sữa giúp xương chắc khỏe.
  • Chống lão hóa, làm lành các tổn thương nội tạng: Các thành phần omega 3, omega 6 cùng với chất chống oxy hóa có trong giúp chống lão hóa, phục hồi tổn thương nội tạng.
  • Bổ sung chất dinh dưỡng, tăng cường đề kháng: Trong sữa đậu nành có rất nhiều vitamin như A, D, E, B12…
  • Ngăn ngừa bệnh: Các thành phần phytoestrogen trong sữa giúp ức chế sinh sản testosterone, từ đó làm giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư buồng trứng.

Sữa đậu nành được nhận định là an toàn với người bị bệnh sỏi mật. Nhưng nếu sử dụng không đúng cách cũng sẽ không phát huy được tác dụng vốn có của sữa. Nguy hiểm hơn, việc dùng sữa đậu nành sai cách cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.

Người bị sỏi mật có nên uống sữa Ensure
Uống sữa đậu nành sai cách sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh

Một số lưu ý khi uống sữa đậu nành:

  • Không nên lạm dụng: Sữa đậu nành có rất nhiều chất dinh dưỡng, uống quá nhiều sẽ khiến cơ thể không kịp tiêu hóa. Các chuyên gia khuyên nên uống 500ml mỗi ngày.
  • Nên uống sữa đậu nành khi ấm.
  • Bảo quản sữa trong tủ lạnh: Các loại sữa để lâu đều rất dễ hỏng. Sữa đậu nành cũng vậy. Bạn pha thêm natri benzoat khi muốn bảo quản.
  • Không kết hợp sữa đậu nành với các loại sữa khác (sữa đặc, đường, cà phê…): Sự kết hợp này có thể làm biến đổi các chất trong sữa đậu nành, khiến sữa khó uống hơn.
  • Không uống chung sữa đậu nành với trứng gà: Trong sữa đậu nành có chất trypsine, nếu kết hợp với protein trong trứng gà sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thụ của cơ thể.
  • Không ăn cam, quýt trước và sau khi uống sữa đậu nành 1 tiếng đồng hồ: Acid và vitamin có trong hoa quả sẽ tác động lên các chất protein trong sữa đậu nành, từ đó tạo thành khối ở ruột non, có thể bị tiêu chảy, hoặc đầy bụng, đau bụng.
  • Không uống sữa đậu nành khi đói: Nên uống sau ăn 1-2 tiếng.

Chế độ ăn uống hợp lý, lành mạnh sẽ giúp người bị bệnh sỏi mật hạn chế được sự phát triển của sỏi. Đồng thời, ăn uống đúng cách giúp tăng cường sức đề kháng, bổ sung dinh dưỡng để chống lại bệnh sỏi mật.

  • Bổ sung chất xơ trong rau củ, hoa quả, thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất
  • Bổ sung chất bột có trong gạo lứt, ngũ cốc nguyên hạt,…
  • Ăn các loại đầu như đậu nành, đậu xanh,…
  • Ăn các loại thịt ít mỡ thịt trắng như: Thịt gà (bỏ da), thịt lợn nạc, cá chép, cá rô phi,…
  • Nạp chất béo tốt có trong dầu oliu, dầu đậu nành, hạt óc chó,…
  • Uống sữa ít béo, sữa tách béo
  • Uống đủ nước mỗi ngày, ít nhất 2l nước/ngày
Người bị sỏi mật có nên uống sữa Ensure
Người bị sỏi mật nên kiêng các loại đồ uống như bia, rượu, cà phê,…
  • Hạn chế ăn các loại thịt đỏ, thịt mỡ, nhiều chất béo, giàu cholesterol. Người bệnh chỉ nên nạp 200 mg cholesterol/ngày.
  • Hạn chế ăn nội tạng động vật
  • Hạn chế đồ ăn nhanh, đồ hộp, đồ ăn chiên rán vì chứa nhiều chất béo xấu
  • Không nên ăn đồ ngọt, đồ ăn vặt,… do chúng chứa nhiều đường không tốt cho người bệnh
  • Không sử dụng các loại đồ uống kích thích như bia, rượu, nước ngọt, cà phê,…
  • Không uống các loại sữa nhiều chất béo.

Ngoài ra, người bị bệnh sỏi mật cần kết hợp với tập luyện thể dục thể thao. Mỗi ngày người bệnh nên dành ra 30-40 phút để tập luyện. Việc vận động thường xuyên sẽ giúp người bệnh hạn chế sự ứ trệ dịch mật.

Việc người bị sỏi mật có uống được sữa đậu nành hay không đã được giải đáp qua bài viết trên. Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp người bệnh xây dựng được chế độ ăn uống hợp lý. Đồng thời ngăn chặn được sự tiến triển xấu của bệnh sỏi mật. Nếu bệnh có biểu hiện xấu, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.