Nguyên liệu làm bánh cốm yên ninh là gì?

Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ.

Bánh cốm làm từ cốm, nhân đậu xanh dừa nạo và mứt bí hoặc mứt sen trần, thường dùng cho lễ ăn hỏi.

Bánh cốm

Bánh cốm

LoạiTráng miệngĐịa điểm xuất xứViệt NamThành phần chínhGạo nếp, đậu xanh

  • Nấu ăn: Bánh cốm

Từ lâu, bánh cốm Hàng Than đã trở thành một đặc sản nổi tiếng của Hà Nội, không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi, giỗ chạp và là món quà được ưa chuộng của du khách thập phương.

Bánh cốm hàng Than... Một thứ bánh ngon mà cũng không đắt, một thứ bánh gợi cho ta những kỷ niệm rất nhiều màu. Bánh cốm chính là thứ bánh cưới, trao đi đổi lại trong những mùa thu, để chứng nhận cho cái sung sướng của cặp vợ chồng mới, và cái vui mừng của họ hàng. Vuông vắn như quyển sách vàng, bọc lá chuối xanh buộc lạt đỏ; cái dây lạt đỏ như sợi dây tơ hồng buộc chặt lấy những cái ái ân. Nhân đậu xanh giã nhuyễn, vương mấy sợi dừa, và đường thì ngọt đậm. Có lẽ chúng ta có quyền phàn nàn rằng cái thứ bánh ấy và nhiều thức bánh khác của ta nữa, phần nhiều ngọt quá, ăn hay chóng chán. Nhưng bánh mừng đám cưới lại nhạt ư? Cho nên họ làm ngọt, hết sức ngọt, để tận tình dung cái đằm thắm của cặp vợ chồng [cũng vì thế mà tình yêu chóng chán
— Thạch Lam, Hà Nội ba sáu phố phường[1]

Cốm được trộn nước theo tỷ lệ nhất định, đảo đều trên lửa, hoặc hấp chín trộn chút đường và nước hoa bưởi. Nhân bánh được làm từ đậu xanh hấp chín xay nhuyễn sau đó ngào đường và lại đun nhỏ lửa. Sau đó cho dừa nạo và mứt bí xắt hạt lựu hoặc mứt sen. Công đoạn cuối cùng là gói bánh, với nhân được chia ra từng nắm nhỏ và áo bên ngoài bằng cốm đã chế biến.

  1. ^ Hà Nội băm sáu phố phường, Thạch Lam, Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2010

Wikibooks có ghi công thức nấu ăn cho món:
Bánh cốm
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Bánh cốm.
  • Bánh cốm Hàng Than
  • Bánh cốm Hàng Than Lưu trữ 2012-12-31 tại Wayback Machine

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Bánh_cốm&oldid=66648114”

Bánh cốm Nguyên Ninh tại 11 phố Hàng Than, Ba Đình Hà Nội lâu nay trở thành đặc sản nức tiếng, là tinh hoa ẩm thực của con người Hà Nội, và cũng là món quà không thể thiếu đối với du khách đến với thủ đô Hà Nội bấy lâu nay.
Cùng Your Vacation Travel tìm hiểu về nguồn gốc của tinh hoa ẩm thực Hà Thành với món Bánh Cốm Nguyên Ninh [11Hàng Than]

Video giới thiệu về bánh cốm Nguyên Ninh [11 Hàng Than]
BÁNH CỐM NGUYÊN NINH   HƠN 150 NĂM CHỈ TRUYỀN CÔNG THỨC CHO CON CHÁU TRONG NHÀ
Có mặt từ năm 1865, cụ tổ của bánh Cốm Nguyên Ninh chính là người đầu tiên làm ra bánh cốm. Thời mới ra đời, những chiếc bánh cốm Nguyên Ninh được bán ở chợ Đồng Xuân và nhanh chóng nổi tiếng khắp Hà Nội bởi hương vị thơm ngon say đắm lòng người. Suốt hơn 150 năm, Nguyên Ninh đều giữ gìn bí quyết và chỉ truyền cho con cháu trong nhà. Ngay từ khâu chọn nguyên liệu, chọn loại cốm, đỗ xanh nào cho ngon nhất đã rất cầu kì. Quan trọng nhất là cách xào cốm. Đến con cháu trong nhà cũng phải học nhiều năm mới có thể xào cốm thành thạo, cho ra những chiếc bánh ngon.



Điều đặc biệt hơn cả là vỏ bánh cốm Nguyên Ninh “xịn” hoàn toàn không pha bột, chỉ làm bằng cốm nguyên chất và không xay để tránh mất hương vị. Không xay mà vỏ bánh vẫn dẻo mịn, đó chính là bí kíp gia truyền nhà Nguyên Ninh.
Bánh cốm đã trở thành một đặc sản của Hà Nội cách đây hơn 150 năm kể từ khi cụ tổ của dòng họ Nguyễn Duy năm 1865 mở cửa hàng bánh cốm Nguyên Ninh ở số nhà 11 phố Hàng Than. Cụ cũng là người đầu tiên nghĩ ra loại bánh cốm độc đáo này.


Trải qua 6 đời làm bánh, chất lượng và uy tín của bánh cốm Nguyên Ninh vẫn còn nguyên vẹn như ngày nào. Cái tên Nguyên Ninh có được là do trước kia phố Hàng Than này thuộc làng Yên Ninh, tổng Yên Thành, ngoại thành Hà Nội; Nguyên Ninh hàm nghĩa bánh cốm sẽ mang trọn “Nguyên gốc làng Yên Ninh”.
Cũng cốm, cũng đậu xanh, cũng những cách làm công phu cầu kỳ nhưng hương vị của bánh cốm Nguyên Ninh khác hẳn với những hàng bánh cốm khác. Nó dẻo, thơm ngon mùi cốm đặc trưng, rất mộc mạc, dân dã. Để có được loại cốm thơm ngon làm bánh, gia đình phải lấy nguyên liệu từ làng Vòng, làng Lũ, từ tận Thái Bình, đậu xanh phải từ vùng Sơn La, Hà Bắc, bánh không có chất phụ gia và thường chỉ làm theo yêu cầu, sản xuất tới đâu, tiêu thụ hết tới đó. Cửa hàng chịu trách nhiệm về thời gian sử dụng bánh trong 3 ngày cho khách hàng. Hiện nay trên phố Hàng Than có mấy chục hàng bánh cốm, cùng mang chữ “Ninh” hoặc chữ “Nguyên” nhưng trải qua 135 năm, bánh cốm Nguyên Ninh đã trở thành thương hiệu vượt xa ngoài địa phận Hà Nội. Để có được điều này, con cháu dòng họ Nguyễn Duy đời đời luôn ghi nhớ câu đối mà cụ tổ của họ để lại:

“ Hoà khí Xuân Vô Tận
Bình Tâm Lộc Tự Nhiên”


Giá bánh cốm: bánh cốm với giá: 6000đ/chiếc loại nhỏ và 8000đ/chiếc loại to. CÔNG TY DU LỊCH KỲ NGHỈ CỦA BẠN

 YOUR VACATION TRAVEL


Hotline 0912 943 936 - 0947 36 95 97 

Youtube: YourvacationTravel

Email:

Website: //yourvacation.vn/

Tin khác

Cùng Your Vacation Travel khám phá Tour Hà Nội - Suối khoáng Yoko...

Your Vacation Travel hợp tác cùng King Nature phân phối sản phẩm...

Cùng Your Vacation Travel tìm hiểu đền Quan Đế: Kiến trúc cổ giữa...

Làng Ước Lễ thuộc xã Tân Ước, huyện Thanh Oai, cách Hà Nội khoảng...

Nhà thơ Tản Đà vốn vô cùng yêu thích một loại rau thơm có tên gọi...

Trải qua 135 năm, đã qua 6 đời làm bánh cốm, cửa hàng bánh cốm Nguyên Ninh vẫn tồn tại, giữ được uy tín với người Hà thành và khách thập phương...

Hà Nội xưa có rất nhiều làng nghề truyền thống. 36 phố phường, mỗi tên phố mang tên một làng nghề khác nhau. Phố Hàng Than trước kia thuộc làng Yên Ninh, tổng Yên Thành, ngoại thành Hà Nội, là nơi bến bãi để bán than và có nhiều gia đình buôn bán than. Nhưng vào nửa đầu thế kỷ XIX do bến bãi phải lùi ra phía ngoài bờ sông Cái, nhiều gia đình đã chuyển sang kinh doanh nghề khác. Năm 1865, tại số nhà 11, cụ Trưởng ái đã mở cửa hàng bánh cốm đầu tiên ở phố Hàng Than và lấy tên hiệu là Bánh cốm Nguyên Ninh.Trải qua 135 năm, đã qua 6 đời làm bánh cốm, cửa hàng bánh cốm Nguyên Ninh vẫn tồn tại, giữ được uy tín với người Hà thành và khách thập phương. Theo ông Nguyễn Duy Khuê là chắt của cụ Trưởng ái cho biết: Hiện nay gia đình ông có 7 anh em đều tham gia làm bánh cốm trong đó có cả nhạc sĩ Phú Quang.Bánh cốm Nguyên Ninh nổi tiếng xưa nay bởi vì nó có những công thức bí truyền mà chỉ có con cháu trong gia đình được biết. Ăn bánh cốm Nguyên Ninh, ta thấy nó đượm hương vị của mùi cốm dân dã quen thuộc, nó không có phụ gia và không thơm theo kiểu mùi dầu chuối như các cửa hàng khác. Để giữ uy tín cho sản phẩm của mình, cửa hàng chỉ làm theo yêu cầu, nhu cầu của khách hàng, nghĩa là làm đến đâu bán hết đến đấy để lúc nào bánh đến tay người tiêu dùng vẫn còn thơm nguyên mùi cốm mới. Còn bí quyết nữa là, bánh cốm Nguyên Ninh ngoài độ dẻo, thơm ngon, còn giữ được khá lâu, thường thì cửa hàng bảo hành bánh 3 ngày cho khách mua hàng. Ngoài các tiêu chuẩn trên, bánh cốm Nguyên Ninh còn đạt tiêu chuẩn khác đó là: Không có mùi chua, không có mùi mốc.Khi tôi hỏi về công việc chọn nguyên liệu và làm bánh cốm, chị Nguyễn Thị Hồng Vân là con út trong 7 chị em trong gia đình, người phụ trách về kỹ thuật làm bánh, nói: Quan trọng nhất vẫn là nguyên liệu cốm, ngày xưa các cụ vẫn lấy cốm ở làng Vòng, làng Lủ, cốm ở đây rất thơm ngon và mềm, nhưng bây giờ để có hương vị như vậy, gia đình phải xuống tận Thái Bình mới có. Thường thì có hai vụ cốm đó là vụ chiêm vào tháng Tư, tháng Năm và vụ mùa vào tháng Tám, tháng Mười.

Cách chọn cốm cũng rất cầu kỳ, khi có cốm vừa ý thì cách ủ, cách xào cốm cũng rất cầu kỳ cẩn thận, ngoài ra còn phải chọn đỗ tốt để làm nhân, cách ngâm, cách đồ, ước lượng chính xác để đỗ không rắn, chọn lá để bọc bánh sao cho vừa tươi, vừa giữ được độ thơm cho bánh.

Hầu hết, khách của cửa hàng bánh cốm Nguyên Ninh là khách quen, những người sành điệu với hương vị cốm ở chốn Hà thành và khách hàng trong cả nước cùng bà con Việt kiều khi về thăm quê hương, rất thích mua bánh cốm Nguyên Ninh để thưởng thức và làm quà biếu. Hiện nay, phố Hàng Than có rất nhiều cửa hàng bán bánh cốm, nhưng riêng bánh cốm Nguyên Ninh vẫn có hương vị riêng mà bánh cốm ở cửa hàng khác không có được, đó chính là bí quyết để cửa hàng bánh cốm Nguyên Ninh tồn tại 135 năm nay.

[Theo VOV]

Video liên quan

Chủ Đề