Nguyên nhân củ rối sặc săc tố mống mắt

SKĐS - Trên các trang mạng gần đây đưa tin về một hiện tượng lạ: Một nữ sinh ở Ninh Thuận có đôi mắt khác người, một mắt màu xanh, một mắt màu đen. Nguyên nhân sâu xa của hiện tượng này là gì? Có liên quan tới sức khỏe hay không?

Bản thân người viết bài cũng đã từng gặp một bệnh nhân như vậy trong gần 20 năm làm việc trong chuyên khoa mắt. Sau này do làm việc trong phòng khám nhãn khoa - thần kinh, được tiếp xúc với các tài liệu tiếng Anh và trao đổi với các chuyên gia nước ngoài nhiều, những bác sĩ mắt như tôi không thấy lạ lẫm lắm với những đôi mắt như vậy.

Chứng loạn sắc tố mống mắt là gì?

Theo định nghĩa về chứng loạn sắc tố mống mắt, tiếng Anh có tên là heterochromia, xuất hiện sự khác biệt về màu sắc thường là của mống mắt nhưng cũng có thể gặp trên tóc hay da. Loạn sắc tố là do có sự dư thừa hoặc thiếu hụt melanin [chất tạo nên sắc tố]. Nó có thể đến từ các lý do di truyền, di truyền thể khảm, bệnh lý bẩm sinh, rối loạn chuyển hóa hay chấn thương.

Melanin có thể tập trung quá mức trên mống mắt - chứng hyperchromic hay giảm độ đậm trên đó - chứng hypochromic. Xét về phạm vi biểu hiện: có những người có hai vùng sắc tố khác nhau trên một mống mắt hoặc mỗi con mắt có một màu mống mắt khác nhau.

Cô gái có hai màu mắt ở Ninh Thuận.

Vì sao bị loạn sắc tố mống mắt?

Trên trang web AAO của Hội Nhãn khoa Hoa Kỳ cũng nhấn mạnh, tật mống mắt dị sắc hay loạn sắc tố mống mắt có thể có ngay sau khi sinh gọi là tật mống mắt dị sắc bẩm sinh. Với nhóm trẻ này, trẻ không hề có biểu hiện bất thường gì về phát triển thị giác cũng như toàn thân, không có than phiền về bất kỳ khó chịu nào. Một loạt các nguyên nhân có thể kể ra: Hội chứng Hornet bẩm sinh; Loạn sắc mống mắt lành tính; Hội chứng Sturge Weber; Hội chứng Waardenburg; Bệnh bạch biến; Bệnh Hischsprung; Hội chứng Bloch-Sulzberger; Bệnh Von Recklinghausen; Bệnh Bourneville; Hội chứng Parry Romberg.

Ngược lại với dị sắc mống mắt bẩm sinh, khi mắc chứng này về già gọi là bệnh dị sắc mống mắt mắc phải. Các nguyên nhân khả dĩ có thể là: Chấn thương mắt; Xuất huyết nội nhãn; Phù viêm do viêm màng bồ đào, viêm mống mắt; Viêm mống mắt dị sắc của Fuch; Hội chứng Hornet mắc phải; Glaucoma có dùng thuốc tra nhỏ kéo dài; Dùng thuốc điều trị glocom có prostaglandine hay thuốc làm dày lông mi; Hội chứng phân tán sắc tố; Bạch tạng thể mắt; Hội chứng Posner Schlossman; Hội chứng lộn mống mắt; U lành và ác của mống mắt; Bệnh đái tháo đường, tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc; Hội chứng  Chediak Higashi.

Chẩn đoán và điều trị dị sắc mống mắt

Nếu ai đó bị dị sắc mống mắt ngay từ lúc thiếu nhi thì cần khám bác sĩ mắt ít nhất là một lần. Các bác sĩ mắt sẽ khẳng định xem bạn có mắc dị tật này hay không và truy tìm nguyên nhân đằng sau biểu hiện bề ngoài này. May thay trong đa phần các trường hợp người ta không phát hiện thêm được bất kỳ dị thường nào khác. Nếu ai đó bị bệnh ở tuổi trưởng thành thì nên khám bác sĩ mắt ngay để tìm nguyên nhân khả dĩ cũng như có hướng điều trị sớm. Cần nói rõ rằng, điều trị dị sắc mống mắt phải là điều trị căn nguyên gây ra nó chứ không phải là trả lại màu sắc bình thường cho mống mắt hay mục đích thẩm mỹ.

Khi có bất thường về màu sắc mống mắt, cần đi khám bác sĩ.

Trong thực hành bệnh viện chuyên khoa mắt và thần kinh rất quan tâm đến hội chứng Horner hay còn gọi là hội chứng liệt giao cảm mắt với các biểu hiện chính là co đồng tử một bên, dị sắc mống mắt, sụp mi, giảm tiết mồ hôi nửa mặt, thụt nhãn cầu - lõm mắt. Nhánh giao cảm chi phối mắt xuất phát từ đám rối thần kinh giao cảm lớn ở vùng cổ, ngực, mặt thuộc hệ thần kinh tự chủ. Do vậy các bệnh lý đầu mặt cổ, đỉnh phổi, cột sống có ảnh hưởng đến đám rối giao cảm này sẽ gây ra một số biến loạn tại mắt. Truy tìm nguyên nhân sâu xa gây ra hội chứng này có thể liệt kê 20 bệnh và hội chứng khác nhau thuộc các định khu giải phẫu: thần kinh trung ương, bệnh lý trước hạch, bệnh lý sau hạch.

Không chỉ ở người, trên một số loài vật người ta cũng quan sát thấy có rối loạn tương tự về màu sắc mống mắt và kích thước đồng tử mà nguyên nhân phần lớn là do chấn thương.


Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Wikipedia tiếng Việt không bảo đảm và không chịu trách nhiệm về tính pháp lý và độ chính xác của các thông tin có liên quan đến y học và sức khỏe. Đề nghị liên hệ và nhận tư vấn từ các bác sĩ hay các chuyên gia. Khuyến cáo cẩn thận khi sử dụng các thông tin này. Xem chi tiết lại Wikipedia:Phủ nhận y khoa và Wikipedia:Phủ nhận về nội dung.

Loạn sắc tố mống mắtChuyên khoaICD-10ICD-9-CMOMIMMedlinePlus
Loạn sắc tố mống mắt toàn bộ ở người, một mắt màu nâu và một mắt màu xanh.
khoa mắt
H21.24
364.53
142500
003319

Trong giải phẫu học, loạn sắc tố [tiếng Anh: heterochromia, tiếng Hy Lạp: heteros 'khác' + chroma 'màu'[1]] là sự khác biệt về màu sắc, thường nằm ở mống mắt nhưng cũng có thể gặp ở tóc hay da. Loạn sắc tố là kết quả sự thừa hoặc thiếu đáng kể melanin [một sắc tố]. Nó có thể là do di truyền, hoặc do di truyền khảm, di truyền lai ghép, bệnh hay chấn thương.[2]

Loạn sắc tố ở mắt [loạn sắc tố mống mắt hay heterochromia iridis, heterochromia iridum trong tiếng Anh] gồm có hai loại. Đối với loạn sắc tố toàn bộ, một trong hai mống mắt có màu khác biệt với mống mắt còn lại. Đối với loạn sắc tố từng phần hay loạn sắc tố một phần, một phần của một mống mắt mang màu sắc khác so với phần còn lại của mống mắt đó.

Màu mắt, đặc biệt là màu của mống mắt, được xác định chủ yếu bởi sự tập trung và phân bổ các sắc tố melanin.[3][4][5] Mắt bị ảnh hưởng bởi chứng bệnh này do tăng sắc tố [hyperchromic] hoặc giảm sắc tố [hypochromic].[6] Ở con người, thông thường việc thừa melanin chỉ làm tăng tăng sản mô mông mắt, ngược lại thiếu melanin chỉ làm giảm sản. Một trường hợp thường gặp là loạn sắc tố trung tâm, trong đó có một mống mắt có hai màu sắc nhưng chuyển màu về giữa con ngươi; vùng trung tâm [đồng tử] của mống mắt mang màu sắc khác với khu vực vòng ngoài [mi], với màu mống mắt đúng là màu bên ngoài.

Hình ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

  • Trường hợp loạn sắc tố mống mắt từng phần rõ rệt ở người.

  • Một con mèo trắng bị loạn sắc tố mống mắt toàn bộ, mắt phải xanh lam và mắt trái màu vàng

  • Ví dụ về loạn sắc tố mống mắt trung tâm, đồng tử màu cam trong khi màu mống mắt là xanh lam.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “heterochromia iridis - definition of heterochromia iridis in the Medical dictionary - by the Free Online Medical Dictionary, Thesaurus and Encyclopedia”. Medical-dictionary.thefreedictionary.com. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2014.
  2. ^ Imesch PD, Wallow IH, Albert DM [tháng 2 năm 1997]. “The color of the human eye: a review of morphologic correlates and of some conditions that affect iridial pigmentation throughout life”. Surv Ophthalmol. 41 [Suppl 2]: S117–23. doi:10.1016/S0039-6257[97]80018-5. PMID 9154287.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả [liên kết]
  3. ^ Wielgus AR, Sarna T [tháng 12 năm 2005]. “Melanin in human irides of different color and age of donors”. Pigment Cell Res. 18 [6]: 454–64. doi:10.1111/j.1600-0749.2005.00268.x. PMID 16280011.
  4. ^ Prota G, Hu DN, Vincensi MR, McCormick SA, Napolitano A [tháng 9 năm 1998]. “Characterization of melanins in human irides and cultured uveal melanocytes from eyes of different colors”. Exp Eye Res. 67 [3]: 293–9. doi:10.1006/exer.1998.0518. PMID 9778410.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả [liên kết]
  5. ^ "All About Eye Color" from Larry Bickford
  6. ^ Loewenstein, John; Scott Lee [2004]. Ophthalmology: Just the Facts. New York: McGraw-Hill. ISBN 0-07-140332-9.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả [liên kết]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

  • Photograph of Radial Reddish Sunburst Pattern in Right Eye of Bluish Hazel Eyed Woman Lưu trữ 2014-04-27 tại Wayback Machine

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề