Nhà máy xử lý nước thải duyên thái

Theo MT&ĐT, Gói thầu DH-1.10 Nâng cấp Nhà máy Xử lý nước thải Đức Ninh thuộc Dự án Môi trường bền vững các thành phố duyên hải - Tiểu dự án TP. Đồng Hới.

Được biết, Dự án Môi trường bền vững các thành phố duyên hải - Tiểu dự án TP. Đồng Hới có tổng mức đầu tư là hơn 1.308 tỷ đồng. Trong đó, Gói thầu DH-1.10 có giá là 125,68 tỷ đồng. Nguồn vốn thực hiện sử dụng từ nguồn vốn IDA của Ngân hàng Thế giới.

Mô hình nhà máy xử lý nước thải Đức Ninh. Ảnh: MT&ĐT

Theo kế hoạch, trong quý II/2022, Ban Quản lý dự án môi trường và biến đổi khí hậu TP. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình sẽ tổ chức đấu thầu rộng rãi trong nước qua mạng đối với Gói thầu DH-1.6 Xây dựng nhà vệ sinh công cộng [16,364 tỷ đồng].

Năm 2014, thành phố Ðồng Hới đưa vào sử dụng hệ thống thu gom, xử lý nước thải và trạm xử lý nước thải Ðức Ninh thuộc Dự án vệ sinh môi trường thành phố Ðồng Hới do Ngân hàng Thế giới tài trợ, tổng số vốn 78,5 triệu USD, công suất xử lý 10.000 m3/ngày đêm, 14 trạm bơm nước thải, 12 giếng tách và hệ thống các tuyến cống gồm: cống thoát nước chung, cống thoát nước thải, cống cấp 3 với tổng chiều dài 22,1 km cống nước thải chính và 37,87 km cống cấp ba đấu nối hộ gia đình chủ yếu tại các phường Đồng Mỹ, Hải Đình, Đồng Phú và một phần các phường Hải Thành, Bắc Lý, Nam Lý [đạt gần 40% khu vực đô thị], đã giải quyết cơ bản vấn đề ô nhiễm môi trường cho khu vực trung tâm thành phố.

Theo đó, cùng với hệ thống cống hiện có, các dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật khác trên địa bàn thành phố Đồng Hới với khối lượng các tuyến ống thoát nước, thu gom và xử lý nước thải của thành phố Đồng Hới đến thời điểm hiện nay là: 206,099 km đường ống thoát nước và khoảng 8.737 hố ga các loại. Khối lượng xử lý trung bình năm 2021 là 7.801 m3/ngđ.

Qua thời gian hoạt động, dự án bước đầu giải quyết nhu cầu xử lý nước thải sinh hoạt cho nhân dân các phường nội thành. Tuy nhiên, do nguồn vốn đầu tư còn hạn chế nên việc mở rộng hệ thống thu gom nước thải hộ gia đình của thành phố Đồng Hới còn gặp nhiều khó khăn, nhiều khu vực dân cư chưa có hệ thống thu gom nước thải, đến thời điểm hiện nay mới có khoảng 29% hộ dân đấu nối hệ thống thu gom nước thải trên toàn thành phố. 

Sau khi Dự án môi trường bền vững các thành phố duyên hải - Tiểu dự án thành phố Đồng Hới [2017-2022] do Ngân hàng Thế giới đầu tư và dự án ADB đầu tư ở Bảo Ninh hoàn thành sẽ nâng tổng số hộ dân được đấu nối lên khoảng 20.764 [đạt khoảng 50%].

Trước đó, ngày 08/02/2021, tại Thông báo số 16-TB/BCSĐ Ban cán sự tỉnh Quảng Bình đã đồng ý chủ trương nâng công suất nhà máy xử lý nước thải Đức Ninh lên 25.000m3/ngày đêm đến năm 2030.

THOÁT NƯỚC VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI THÀNH PHỐ NHA TRANG

GIỚI THIỆU VỀ NHA TRANG, KHÁNH HÒA

Khánh Hòa là tỉnh thuộc trung tâm khu vực duyên hải Nam Trung Bộ của Việt Nam, diện tích tự nhiên 5.138km2, dân số 1,2 triệu người với mật độ 235 người/km2. Tỉnh Khánh Hòa có 9 huyện, thị xã, thành phố với trung tâm hành chính đặt tại thành phố Nha Trang. Tổng sản phẩm trên địa bàn [GRDP] của Khánh Hòa đạt 2,31 tỷ USD [2015], trong đó đóng góp của ngành xây dựng-công nghiệp 31,2%, ngành dịch vụ 40%, ngành nông-lâm-sản 11,8% và thuế sản phẩm trừ trợ cấp chiếm 17%. Thu nhập bình quân đầu người của tỉnh đạt 1.980 USD [2015].

Hình 1. Mối liên hệ vùng của tỉnh Khánh Hòa

Ðiều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, lịch sử văn hóa đã đem đến cho tỉnh Khánh Hòa một tiềm năng lớn để phát triển du lịch, dịch vụ. Nha Trang - Khánh Hòa hiện được xác định là một trong 10 trung tâm du lịch - dịch vụ lớn của cả nước. Tháng 5-2003, vịnh Nha Trang được công nhận là thành viên chính thức của Câu lạc bộ các vịnh đẹp thế giới.

Thành phố Nha Trang là đô thị loại I, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh Khánh Hòa. Nha Trang có diện tích tự nhiên 254,3km2, dân số 405.629 người [2015], mật độ dân số 1.595 người/km2 [2015]. Nha Trang có 27 xã, phường, trong đó có 20 phường nằm trong khu vực đô thị. Những năm gần đây, Nha Trang – Khánh Hòa đã và đang trở thành điểm đến du lịch nổi tiếng trong cả nước. Năm 2016, doanh thu du lịch toàn tỉnh đạt 12.998 tỷ đồng, tăng 16,43% so với cùng kỳ năm trước. Khách lưu trú đạt 4.515 nghìn lượt với 10.450 nghìn ngày lưu trú, tăng lần lượt là 12% và 14,2%, trong đó khách quốc tế đạt 1.150 nghìn lượt với 3.650 nghìn ngày khách quốc tế, tăng lần lượt 21,04% và 25,82% so với cùng kỳ năm trước.

Cùng với sự phát triển mạnh trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ, tỷ lệ phủ kín đô thị của thành phố ngày càng cao, đặc biệt là sự hình thành các khu đô thị mới khu vực phía Tây và phía Bắc thành phố và các công trình khách sạn, căn hộ cao cấp tại khu vực trung tâm đã tạo ra áp lực lớn trong việc giải quyết các vấn đề về cơ sở hạ tầng giao thông, về thoát nước và xử lý nước thải trong những năm gần đây.

HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC THÀNH PHỐ NHA TRANG

Mạng lưới thoát nước thành phố Nha Trang cơ bản tuân thủ theo Quy hoạch chung đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1396/QĐ-TTg ngày 25/9/2012, sau đó được triển khai chi tiết tại các Quy hoạch phân khu 1/2000 theo địa bàn các phường và quy hoạch chi tiết 1/500 tại một số khu vực đặc thù và khu đô thị mới.

Hệ thống thoát nước cho Thành phố Nha Trang là hệ thống thoát nước hỗn hợp, các khu dân cư hiện trạng được bổ sung tuyến cống bao để tách nước thải đưa về trạm xử lý nước thải, khu vực xây dựng mới sử dụng hệ thống riêng hoàn toàn. Nước thải sinh hoạt phải được xử lý tối thiểu đạt loại B theo QCVN 14:2008/BTNMT- Quy chuẩn quốc gia về nước thải sinh hoạt.

Hệ thống thu gom nước thải

- Lưu vực phía Bắc Sông Cái: là khu vực phát triển mới xen lẫn khu hiện trạng, sử dụng hệ thống thoát nước hỗn hợp, nước thải được thu gom về trạm xử lý nước thải số 1. Vị trí đặt trạm xử lý nước thải cho khu vực bắc sông Cái nằm trên địa phận xã Vĩnh Ngọc, phía tây Hòn Sạn. Diện tích trạm xử lý nước thải khoảng 3 ha.

- Lưu vực phía Nam sông Cái: là khu vực phát triển mới xen lẫn hiện trạng, sử dụng hệ thống thoát nước hỗn hợp, nước thải được thu gom về trạm xử lý nước thải số 2. Vị trí trạm xử lý nước thải được xác định nằm gần khu công nghiệp chế biến thuỷ sản Bắc Hòn Ông, sát bờ sông Tắc. Diện tích khu đất trạm xử lý nước thải khoảng 8 ha.

- Lưu vực phía Tây Nha Trang: là khu vực phát triển mới, sử dụng hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn. Nước thải được đưa về trạm xử lý nước thải số 3. Vị trí trạm xử lý nước thải được xác định tại khu cây xanh phía nam khu vực thiết kế. Diện tích khu xử lý khoảng 2 ha.

Hệ thống thoát nước mưa

- Lưu vực phía Bắc sông Cái: bao gồm từ Tháp Bà lên núi Cô Tiên và khu vực mở rộng phía Tây đường sắt, thoát nước về phía biển và phía Tây sông Cái.

- Lưu vực phía Nam sông Cái: bao gồm khu trung tâm nội thị của thành phố, thoát nước ra biển, sông Cái và sông Quán Trường ở phía Tây.

- Lưu vực phía Tây sông Quán Trường và sông Tắc: là khu dân cư làng xã đang trong quá trình đô thị hóa, chưa được đầu tư mạng lưới, thoát theo hiện trạng ra hai con sông này.

- Lưu vực Tây Bắc thành phố: là khu dân cư làng xã đang trong quá trình đô thị hóa, chưa được đầu tư mạng lưới, thoát theo hiện trạng ra sông Cái và sông Quán Trường.

                           

Hình 2. Quy hoạch chung về thoát nước, thành phố Nha Trang

Đầu tư mạng lưới thoát nước

i. Đầu tư từ nguồn vốn ODA:

- Thời gian qua, thông qua Dự án vệ sinh môi trường các thành phố duyên hải – tiểu dự án Nha Trang [2007-2014] và Dự án môi trường bền vững các thành phố duyên hải – tiểu dự án Nha Trang [2017 – 2022], thành phố đã và sẽ được đầu tư cơ bản hoàn thiện mạng lưới các trục chính thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải. Trong đó: 

- Dự án vệ sinh môi trường các thành phố duyên hải – tiểu dự án Nha Trang với tổng mức đầu tư 93,6 triệu USD [vốn WB] đã hình thành mạng lưới tại khu vực trung tâm và phía nam thành phố với khối lượng: 30km cống cấp một, 03km cống cấp hai, 35km cống cấp ba, 560 hố ga thăm, 2.400 hố ga ngăn mùi,  5.200 hố ga đấu nối hộ gia đình, 06 trạm bơm nước thải, 10 giếng tách nước thải, hoàn thành Nhà máy xử lý nước thải tại xã Phước Đồng công suất 40.000 m3/ngày với công nghệ mương ôxy hóa, xử lý nước thải cho khu Trung tâm và phía Nam thành phố và các hạng mục liên quan quản lý chất thải rắn và tái định cư.
- Dự án môi trường bền vững các thành phố duyên hải – tiểu dự án Nha Trang với tổng mức đầu tư 72 triệu USD [vốn WB] chuẩn bị triển khai sẽ tiếp tục hoàn thiện mạng lưới thoát nước cho khu vực phía Bắc thành phố với khối lượng: 6,5km cống chung và 11km cống riêng thoát nước thải, 95km cống cấp 3 bổ sung cho toàn thành phố, thay thế 6.500 hố ga ngăn mùi, 5 trạm bơm, 6 giếng tách, hồ điều hòa cùng với Nhà máy xử lý nước thải phía Bắc công suất 15.000m3/ngày.

Việc đầu tư mạng lưới thoát nước trên đô thị hiện hữu vẫn đang sử dụng hệ thống cống chung và nửa riêng, kết hợp các giếng tách để đưa nước thải về nhà máy xử lý. Cống cấp 3 được đầu tư đến nhà dân, tiếp cận luôn các tuyến hẻm có mật độ dân cư đông, việc đầu tư đấu nối nước thải trong khuôn viên đất hộ gia đình tự sắp xếp kinh phí. Tỉnh Khánh Hòa cũng đã bố trí khoản ngân sách 14 tỷ đồng cho vay thông qua Ngân hàng chính sách xã hội đối với các trường hợp cần vay vốn hỗ trợ đấu nối nhằm đẩy nhanh tiến độ đấu nối, phấn đấu đến 2022, tỷ lệ đấu nối hộ gia đình đạt trên 80%. Tỷ lệ đấu nối các đơn vị hành chính sự nghiệp hiện nay đạt gần 90%, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, nhà hàng, khách sạn đạt gần 40%.

Bảng 1. Tỷ lệ đấu nối hộ gia đình [tháng 10/2016]

Hình 3. Bản đồ đầu tư hệ thống thoát nước thông qua 02 dự án của Ngân hàng Thế giới

ii. Đầu tư từ nguồn vốn ngân sách: việc đầu tư từ nguồn vốn ngân sách được tiến hành hàng năm trên cơ sở Quy hoạch chi tiết xây dựng 1/2000 tại địa bàn các phường đồng bộ với việc hoàn thiện mạng lưới giao thông trên địa bàn thành phố, chủ yếu tập trung đầu tư tại các tuyến nhánh và các tuyến cống cấp 3 đi cùng.

iii. Đầu tư từ nguồn vốn tư nhân tại các khu đô thị mới: mạng lưới thoát nước tại các khu đô thị này [phía Tây và phía Nam thành phố] được thiết kế và đầu tư theo hệ thống cống riêng, tách biệt giữa nước mưa và nước thải theo Quy hoạch chi tiết 1/500 của khu đô thị được duyệt, kết nối đồng bộ với hệ thống chung của thành phố. Nhà đầu tư tự thực hiện bằng vốn của mình, đồng thời tổ chức và giám sát việc đấu nối của các hộ gia đình. Tỷ lệ đấu nối nước thải của hộ gia đình tại các khu đô thị mới hiện đạt khá cao đã góp phần mang lại hiệu quả trong đầu tư.

Bảng 2. Tỷ lệ đấu nối hộ gia đình tại các khu đô thị mới [tháng 10, 2016]

iv. Đầu tư theo hình thức hợp tác công tư [Public Private Partnership]: một số khu vực đang hình thành đô thị trên địa bàn thành phố [lưu vực phía Tây sông Quán Trường, sông Tắc và lưu vực phía Tây Bắc] chưa được đầu tư mạng lưới thoát nước và nhà máy xử lý nước thải sẽ tiếp tục được kêu gọi đầu tư thông qua hình thức đối tác công tư nhằm hoàn thiện mạng lưới thoát nước thành phố theo quy hoạch được duyệt.

Ngoài ra, tiến tới mục tiêu quản lý đô thị thông minh, tỉnh cũng đang chủ trương kêu gọi đầu tư xây dựng quy hoạch chuyên ngành thoát nước cho toàn thành phố và số hóa để đưa vào quản lý vận hành trực tuyến thông qua hệ thống điều khiển tự động [SCADA] nhằm nâng cao hiệu quả công tác theo dõi, giám sát và quản lý vận hành hệ thống trong tương lai.

NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI PHÍA NAM THÀNH PHỐ NHA TRANG

Thông tin chung

Nhà máy xử lý nước thải phía Nam thành phố Nha Trang có diện tích 5,6ha [tính luôn vùng đệm là 22ha], đặt tại xã Phước Đồng, Tp. Nha Trang. Nhà máy thuộc hợp phần 2 Dự án vệ sinh môi trường các thành phố duyên hải – tiểu dự án Nha Trang với tổng kinh phí đầu tư là 426 tỷ đồng [tương đương 19,5 triệu USD] từ nguồn vốn IDA của Ngân hàng Thế giới. Nhà máy được xây dựng và hoàn thành trong 24 tháng [3 tháng vận hành thử], chính thức đi vào hoạt động tháng 01/2015.

Nhà máy sử dụng công nghệ mương Oxy hóa sâu, công suất thiết kế 40.000m3/ngày. Đơn vị tư vấn thiết kế là Liên danh FITCHNER [Đức] và WELI [Việt Nam], đơn vị thi công là Tập đoàn KUMHO INDUSTRIAL [Hàn Quốc], đơn vị tư vấn giám sát và quản lý dự án là CES [Đức]. Công suất hoạt động nhà máy hiện nay đạt trung bình 20.000m3/ngày với các thông số nước sau xử lý đạt cột A [trừ Photpho tổng đạt cột B], QCVN 14:2008/BTNMT, đạt yêu cầu đối với Dự án theo thiết kế được duyệt. Đơn vị quản lý vận hành Nhà máy hiện nay là Liên danh Phú Điền – SFC theo hợp đồng ký kết với UBND thành phố Nha Trang với chi phí vận hành là 2.905VND/m3 bao gồm chi phí vận hành 5 trạm bơm vệ tinh và 01 trạm bơm chính. Một trong những điểm sáng về công nghệ quản lý vận hành là hệ thống SCADA điều kiển Nhà máy và hệ thống Trạm bơm vệ tinh hoạt động rất hiệu quả, góp phần vận hành hệ thống một cách hiện đại, tiết kiệm, an toàn và chủ động.

Hình 4. Công nghệ xử lý nước thải tại Nhà máy XLNT Nam Nha Trang [ảnh SCADA]

Hình 5. Phối cảnh tổng thể Nhà máy xử lý nước thải Nam Nha Trang

Công tác quản lý, vận hành

1.Tổng hợp số liệu vận hành năm 2016:

STT

THÁNG

Lưu lượng đầu vào [m3]

Lưu lượng đầu ra [m3]

Clo [kg]

Bùn thải

[m3]

Bùn cô đặc [m3]

Polyme

[kg]

Điện năng [Kwh]

1

01/2016

615.317

642.659

3.824

7.352

294

1.235

269.299

2

02/2016

593.772

615.700

3.663

7.554

302

1.268

258.002

3

03/2016

645.714

660.286

3.929

6.185

247

1.037

276.685

4

04/2016

592.287

619.365

3.685

5.658

226

949

259.538

5

05/2016

646.185

686.639

4.086

5.397

215

903

287.728

6

06/2016

649.865

692.314

4.119

5.763

230

966

290.106

7

07/2016

655.236

696.389

4.144

6.004

240

1.008

291.814

8

08/2016

634.095

674.409

4.013

5.835

233

979

282.603

9

09/2016

614.155

634.720

3.777

5.689

227

953

265.972

10

10/2016

594.475

624.149

3.714

5.572

222

932

261.542

11

11/2016

528.391

563.759

3.354

5.422

216

907

236.237

12

12/2016

92.858

419.318

2.495

5.167

206

865

175.710

Tổng cộng

7.162.350

7.529.707

44.802

71.598

2.858

12.004

6.887.048

Bảng 3. Tổng hợp số liệu vận hành 2016 Nhà máy XLNT Nam Nha Trang

2. Kết quả xử lý nước tại nhà máy 2016:

Tháng

Đầu vào

Đầu vào

Đầu vào

Đầu vào

Đầu ra

Đầu ra

Đầu ra

Đầu ra

COD

BOD5

SS

TN

COD

BOD5

SS

TN

Tháng 1

129

75

56

22

12

5

9

3

Tháng 2

145

86

52

26

13

6

13

3

Tháng 3

149

93

49

24

20

9

16

4

Tháng 4

215

123

47

26

16

8

12

3

Tháng 5

277

155

56

29

11

6

12

3

Tháng 6

274

153

52

25

13

6

6

3

Tháng 7

282

172

50

29

13

7

7

4

Tháng 8

323

176

48

28

14

6

8

3

Tháng 9

349

185

54

24

17

8

8

5

Tháng 10

289

172

52

27

18

9

12

6

Tháng 11

242

164

48

27

16

7

8

5

Tháng 12

207

128

56

28

15

7

9

5

QCVN

75

30

50

40

75

30

50

40

Bảng 4. Tổng hợp kết quả xử lý nước thải tại Nhà máy XLNT Năm Nhà Trắng năm 2016

3. Tiếp nhận và xử lý bùn bể phốt:

Việc tiếp nhận và xử lý bùn bể phốt từ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và hộ gia đình được thực hiện tại nhà máy thông qua các xe hút bùn của các doanh nghiệp tư nhân cung cấp dưới sự quản lý hoạt động của chính quyền thành phố thông qua website. Lưu lượng tiếp nhận hàng ngày khoảng 80m3 với kinh phí xử lý là 20.000VND/m3 do đơn vị quản lý vận hành thu hộ thành phố, kinh phí vận chuyển do đơn vị vận chuyển tự thu. Việc thu gom và xử lý bùn bể phốt triệt để đã góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường cho thành phố du lịch, đồng thời công tác quản lý các đơn vị thu gom chặt chẽ đã hạn chế được tình trạng quảng cáo tràn lan, mất mỹ quan đô thị.

4. Lựa chọn đơn vị quản lý vận hành, chi phí quản lý vận hành:

Đơn vị quản lý vận hành hiện nay là Liên danh Phú Điền – SFC thông qua hợp đồng vận hành với chủ sở hữu tài sản là UBND thành phố với thời gian 5 năm, giá hợp đồng hiện nay là 2.905 VND/m3 nước thải đầu ra và được điều chỉnh trượt giá hàng năm. Đơn giá vận hành này được lập theo quy định tại Nghị định 80/2014/NĐ-CP, Sở Tài chính thẩm định và UBND tỉnh phê duyệt làm cơ sở cho lập dự toán dịch vụ công ích hàng năm của thành phố. Với kinh nghiệm lâu năm, đơn vị quản lý vận hành hiện đã và đang thực hiện rất tốt nghĩa vụ theo hợp đồng ký kết, duy trì hoạt động ổn định thường xuyên của Nhà máy trong 02 năm qua. Trong tương lai, tỉnh Khánh Hòa hướng đến đấu thầu rộng rãi công tác liên quan dịch vụ công ích nhằm tiếp tục nâng cao tính cạnh tranh, chất lượng trong cung cấp dịch vụ.

Trung tâm truyền thông về môi trường

Ngoài nhiệm vụ xử lý nước thải cho khu vực trung tâm và phía Nam thành phố, Nhà máy còn bố trí hoạt động Trung tâm truyền thông về môi trường, xây dựng phim đồ họa 3D mô phỏng toàn bộ mạng lưới thoát nước và dây chuyền xử lý nước thải tại Nhà máy. Nơi này, hàng năm tiếp đón hàng trăm lượt khách đến tham quan và học tập, theo số liệu thống kê, năm 2016 đã đón hơn 800 lượt khách với các đoàn là sinh viên đến từ các Trường Đại học trong cả nước, cán bộ từ các Bộ, ngành trung ương, các tổ chức tài trợ và các địa phương đến nhằm nghiên cứu, chia xẻ và tham khảo công nghệ xử lý nước thải, hệ thống điều khiển tự động SCADA và các trang thiết bị được đầu tư hiện đại tại đây.

Hình 6. Cảnh quan Nhà máy XLNT Nam Nha Trang


KINH NGHIỆM TRONG ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ VẬN HÀNH

Công tác khảo sát, thiết kế và phân kỳ đầu tư

Trong bối cảnh nguồn lực hạn chế, việc đầu tư mạng lưới thoát nước và nhà máy xử lý nước thải cần được cân nhắc kỹ lưỡng về quy mô, công suất và công nghệ áp dụng để phù hợp nhu cầu thực tế có tính đến yếu tố mở rộng và kết nối trong dài hạn, có nghĩa rằng việc phân kỳ đầu tư là cần thiết.

Đối với các đô thị hiện hữu của Việt Nam, vấn đề lưu trữ thông tin hạ tầng còn nhiều hạn chế, do đó khi triển khai công tác khảo sát cần được chuẩn bị chu đáo với sự tham gia của tất cả các bên liên quan [điện, nước, viễn thông, giao thông, địa chất, giải phóng mặt bằng] nhằm hạn chế tối đa vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện.

Trong khi việc lựa chọn công nghệ xử lý là quan trọng với nhà máy vì ngoài chi phí đầu tư còn phải tính đến sự tiện ích và tiết kiệm trong chi phí vận hành sau này thì việc tính toán thủy lực một cách chu đáo với sự phân chia lưu vực hợp lý sẽ là yếu tố quyết định hiệu quả của việc đầu tư mạng lưới thu gom nước thải và thoát nước mưa.

Hệ thống điều khiển quản lý vận hành

Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển, các đô thị đang hướng tới quản lý thông minh, việc đầu tư hệ thống điều khiển tự động [SCADA] cho toàn bộ mạng lưới thoát nước, các trạm bơm và nhà máy xử lý nước thải là cần thiết nhằm tối ưu hóa công tác quản lý vận hành, tiết kiệm điện năng, nhân lực và nâng cao an toàn cho hệ thống. Trong đó, việc quan trắc tự động các thông số nước sau xử lý cũng được tính toán đầu tư đồng bộ nhằm tạo thuận lợi cho các cơ quan quản lý trong việc giám sát chất lượng nước đầu ra trong tương lai. Và với mục tiêu trên, hệ thống các tủ điện điều khiển tại các trạm bơm và nhà máy phải được tính toán, phân chia gói thầu phù hợp để đảm bảo tính đồng bộ và rõ ràng về trách nhiệm của đơn vị thi công cũng như thuận lợi trong công tác giám sát, quản lý của Chủ đầu tư.

Chất lượng và tính đồng bộ của thiết bị

Nếu việc lựa chọn công nghệ là yếu tố thể hiện sự hợp lý và hiệu quả của dự án thì việc lựa chọn thiết bị sẽ quyết định chất lượng dự án. Ngoài vấn đề phải đảm bảo tính đồng bộ thì các đặc tính kỹ thuật của thiết bị cần được giám sát chặt chẽ từ khâu phê duyệt, sản xuất đến khi nhập hàng và lắp ráp thậm chí cần thiết phải giám sát quá trình vận chuyển thiết bị thông qua hành trình cập nhật của đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển trên website. Các công đoạn chạy thử không tải, có tải được tiến hành nghiêm túc và đầy đủ với sự tham gia của các bên liên quan, đặc biệt là đơn vị quản lý vận hành sau này.

Công tác lập sổ tay vận hành và chuyển giao công nghệ

Kinh nghiệm nhiều nhà máy xử lý nước thải ở Việt Nam cho thấy, sau thời gian chạy thử hoặc vận hành vài năm thì đơn vị quản lý mới không thể tiếp quản và vận hành một cách chủ động mà tiếp tục phụ thuộc vào đơn vị thi công hoặc đầu tư dự án [nếu theo hình thức PPP] vì việc sở hữu công nghệ không chấp nhận chuyển giao đầy đủ hoặc sổ tay vận hành lập sơ sài, không phù hợp với thiết bị trong hệ thống. Điều này sẽ dẫn đến hậu quả là chính quyền tiếp tục hợp đồng vận hành với đơn vị độc quyền với mức chi phí cao gây ra gánh nặng cho ngân sách, hoặc việc không thực hiện đúng yêu cầu bảo dưỡng thiết bị [vì không được nêu rõ trong sổ tay vận hành] sẽ dẫn đến giảm tuổi thọ và tốn kém khoản đầu tư mới. Điều này đặt ra yêu cầu cao trong việc chuyển giao công nghệ và lập sổ tay vận hành ngay trong quá trình đầu tư, và cần thiết phải ràng buộc chặt chẽ trong hợp đồng ký kết các các điều khoản thanh toán.

Vấn đề thu hồi chi phí nước thải

Việc thu hồi chi phí nước thải nhằm đảm bảo chi phí vận hành là yếu tố quyết định đến tính bền vững của dự án và giảm gánh nặng cho ngân sách. Tại Nha Trang, phí nước thải được tăng dần theo một lộ trình hợp lý, được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua. Hiện nay phí nước thải gần như đã đủ bù đắp 100% chi phí vận hành cho mạng lưới và nhà máy. Điều này cần sự cam kết cao từ phía chính quyền cũng như sự tính toán chính xác, cụ thể và khả thi của Chủ đầu tư / Nhà đầu tư trong giai đoạn lập dự án, cũng chính vì vậy, việc phân kỳ đầu tư như đã nêu đóng vai trò quan trọng trong việc tính toán phí để đảm bảo việc đầu tư là vừa đủ và phí không tăng quá cao kéo theo sự phản ứng của cộng đồng cư dân thành phố.

Bảng 5. Lộ trình tăng phí nước thải tại thành phố Nha Trang

Công tác đấu nối hộ gia đình

Công tác đấu nối nước thải từ các hộ gia đình / cơ quan hành chính sự nghiệp / đơn vị sản xuất kinh doanh, nhà hàng, khách sạn [gọi tắt là hộ gia đình] hiện đang trở thành vấn đề thách thức đối với các đô thị tại Việt Nam. Tuy nhiên, nếu vấn đề trên không được giải quyết thì việc đầu tư mạng lưới thu gom nước thải và nhà máy xử lý sẽ trở nên kém hiệu quả. Số liệu đấu nối hiện nay tại Nha Trang phân theo đối tượng được thể hiện trong Bảng 1 [trang 5].

Để hiện thực hóa và đẩy nhanh tiến độ đấu nối nước thải, qua kinh nghiệm thực hiện tại Nha Trang, một số khuyến nghị đưa ra như sau: [i] Lộ trình đấu nối cần được khẳng định trong quá trình lập dự án đầu tư mạng lưới; [ii] Chính quyền cần ban hành ngay chính sách về đấu nối nước thải tuân thủ theo các quy định tại Nghị định 80/2014/NĐ-CP; [iii] Quy trình đấu nối được cơ quan quản lý xây dựng theo hướng đơn giản, nhanh gọn và thuận tiện cho người dân khi làm thủ tục thỏa thuận; [iv] Việc chấp hành quy định về đấu nối phải được tuân thủ nghiêm túc, công tác quản lý đấu nối phải được theo dõi, tổng hợp thường xuyên; [v] Cần quy định chế tài thật nghiêm khắc, có thể phải áp dụng biện pháp ngưng cấp nước sinh hoạt nếu vi phạm, trì hoãn đấu nối trong thời gian dài; [vi] Xây dựng sổ tay hướng dẫn, thiết kế mẫu và cung cấp miễn phí cho tổ chức, cá nhân khi cần kèm theo bố trí cán bộ hướng dẫn cụ thể; [vii] Một chương trình truyền thông rộng rãi nhằm cung cấp thông tin về lợi ích của việc đấu nối, các quy định và hướng dẫn đến cộng đồng dân cư; [viii] Thành lập một Quỹ cho vay đấu nối nhằm cung cấp những khoản vay nhỏ với lãi suất thấp cho các trường hợp có nhu cầu và [ix] Công tác đấu nối hộ gia đình cần được triển khai song song với quá trình thực hiện dự án.

Châu Ngô Anh Nhân, MPP, B.E, PMP

Giám đốc Ban Quản lý dự án Phát triển tỉnh Khánh Hòa

Về tác giả: Ông Châu Ngô Anh Nhân, hiện là Giám đốc Ban Quản lý dự án Phát triển tỉnh Khánh Hòa – là Ban Quản lý dự án khu vực theo Nghị định 59/2015/NĐ-CP của Chính phủ và trực thuộc UBND tỉnh Khánh Hòa, với chức năng quản lý các loại hình dự án xây dựng dân dụng, giao thông, nông nghiệp và phát triển nông thôn và đặc biệt liên quan lĩnh vực quản lý các dự án ODA và phát triển đô thị. Ông Nhân tốt nghiệp Đại học Bách Khoa TP.HCM ngành Xây dựng [2001], Thạc sỹ Kinh tế - Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright [2011] và có bằng Quản lý dự án chuyên nghiệp [PMP] do Viện Quản lý dự án tại Hoa Kỳ [PMI] cấp [2015].

Về bài viết: Bài viết được thực hiện theo đề nghị của Cục Hạ tầng Kỹ thuật – Bộ Xây dựng và Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản [JICA] để phục vụ “Hội thảo Việt – Nhật về thoát nước và xử lý nước thải” [tháng 02/2017]. Đồng thời, được đăng tải trên Website Ban QLDA Phát triển tỉnh Khánh Hòa nhằm hưởng ứng Tuần lễ Nước sạch và Vệ sinh môi trường 2017, thông qua đó cung cấp thông tin và mong muốn nhận được các ý kiến đóng góp từ các đọc giả. Các quan điểm trong bài viết là của tác giả dựa trên kinh nghiệm quá trình quản lý, thực hiện dự án nhằm mục đích cung cấp thông tin để thảo luận và không nhất thiết phản ánh quan điểm của tổ chức đang công tác hay của UBND tỉnh Khánh Hòa.                                                                                               

Nha Trang, tháng 04 năm 2017


Chủ Đề