Nhà thầu không nộp de xuất kỹ thuật

  2019-06-28

Nhà thầu không nộp de xuất kỹ thuật

Hỏi: Theo quy định của pháp luật về đấu thầu thì khi nhà thầu nộp thiếu tài liệu trong hồ sơ dự thầu (HSDT) hoặc HSDT có nội dung nào đó chưa rõ thì được phép làm rõ. Tuy nhiên đối với các đề xuất về kỹ thuật thì giới hạn của việc làm rõ phải không được làm thay đổi nội dung cơ bản của HSDT. Vậy xin hỏi hiểu thế nào là không làm thay đổi nội dung cơ bản của HSDT?


Trả lời: Theo quy định của pháp luật về đấu thầu cũng như trong các Hồ sơ mời thầu đều quy định việc đánh giá HSDT phải căn cứ vào HSDT đã nộp, các tài liệu giải thích, làm rõ HSDT của nhà thầu để bảo đảm lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm, có giải pháp khả thi để thực hiện gói thầu.

Tại khoản 1 điều 16 Nghị định 63/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu quy định “Sau khi mở thầu, nhà thầu có trách nhiệm làm rõ hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của bên mời thầu. Trường hợp hồ sơ dự thầu của nhà thầu thiếu tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm thì bên mời thầu yêu cầu nhà thầu làm rõ, bổ sung tài liệu để chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm. Đối với các nội dung đề xuất về kỹ thuật, tài chính nêu trong hồ sơ dự thầu của nhà thầu, việc làm rõ phải bảo đảm nguyên tắc không làm thay đổi nội dung cơ bản của hồ sơ dự thầu đã nộp, không thay đổi giá dự thầu”. Ngoài ra không có giải thích gì thêm.

Như vậy theo quy định nêu trên thì Nhà thầu được phép bổ sung, làm rõ đối với tất cả các tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm. Đối với nội dùng đề xuất về kỹ thuật và và tài chính thì việc  làm rõ phải không được làm thay đổi nội dung cơ bản của HSDT đã nộp và không thay đổi giá dự thầu. Trong đó khó nhất là xác định xem việc làm rõ đó có “làm thay đổi nội dung cơ bản của HSDT đã nộp không"? Để xác định được vấn đề này cần xác định "nội dung cơ bản của HSDT" là những nội dung nào? Các văn bản pháp luật không quy định chi tiết nhưng trong tất cả các hồ sơ mời thầu cũng như mẫu hồ sơ mời thầu do Bộ KHĐT ban hành tại mục Chỉ Dẫn Nhà Thầu đều có một tiểu mục là “xác định tính đáp ứng của HSDT”. Theo các mẫu HSMT do Bộ KHĐT ban hành thì tại tiểu mục này sẽ quy định như sau:

“HSDT đáp ứng cơ bản là HSDT đáp ứng các yêu cầu nêu trong HSMT mà không có các sai khác, đặt điều kiện hoặc bỏ sót nội dung cơ bản. Sai khác, đặt điều kiện hoặc bỏ sót nội dung cơ bản nghĩa là những điểm trong HSDT mà:


a) Nếu được chấp nhận thì sẽ gây ảnh hưởng đáng kể đến phạm vi, chất lượng hay tính năng sử dụng của hàng hóa hoặc dịch vụ liên quan; gây hạn chế đáng kể và không thống nhất với HSMT đối với quyền hạn của Chủ đầu tư hoặc nghĩa vụ của nhà thầu trong hợp đồng;
b) Nếu được sửa lại thì sẽ gây ảnh hưởng không công bằng đến vị thế cạnh tranh của nhà thầu khác có HSDT đáp ứng cơ bản yêu cầu của HSMT.” Các bên có thể căn cứ vào hướng dẫn này để xác định Nội dung cơ bản của hồ sơ dự thầu. Từ đó xác định việc làm rõ HSDT có làm thay đổi nội dung cơ bản của HSDT đã nộp không?.

Trân trọng!


 

Luật sư Hoàng Văn Thạch
 

  Nếu bạn đang cần một luật sư để tư vấn, giải quyết tranh chấp liên quan đến lĩnh vực đấu thầu hãy liên hệ chúng tôi theo thông tin dưới đây!

 Liên hệ: Công ty luật Hà Dương – ĐT: 024.629.116099, Mobile: 0982570397 - Email:  - Địa chỉ: Phòng 16 a tầng 16, tháp a, tòa nhà Bigtower, số 18 Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Tp Hà Nội (MST:  0107908348 - STK: 26810000196593 mở tại BIDV chi nhánh Thái Hà)

Xử lý thế nào khi ứng thầu không đáp ứng yêu cầu làm rõ hồ sơ dự thầu?

Nếu nhà thầu không thực hiện việc làm rõ hoặc có thực hiện việc làm rõ nhưng không đáp ứng được yêu cầu làm rõ của bên mời thầu thì bên mời thầu sẽ đánh giá E-HSDT của nhà thầu theo E-HSDT nộp trước thời điểm đóng thầu.

Nhà thầu không nộp de xuất kỹ thuật
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Đại diện CTCP Đầu tư Xây dựng Thương mại Kiểm định Thiên Phát Kiên Giang đặt câu hỏi như sau: Công ty tôi là bên mời thầu tổ chức lựa chọn gói thầu mua sắm thiết bị "Lò đốt rác thải sinh hoạt".

Trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu của các nhà thầu, theo nội dung E-HSMT do Bên mời thầu phát hành tại “Mục 14. Tài liệu chứng minh sự phù hợp của hàng hóa, dịch vụ liên quan:

14.1. Để chứng minh sự phù hợp của hàng hóa và dịch vụ liên quan so với yêu cầu của E-HSMT, nhà thầu phải cung cấp các tài liệu là một phần của E-HSDT để chứng minh rằng hàng hóa mà nhà thầu cung cấp đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật quy định tại Chương V.

14.2. Tài liệu chứng minh sự phù hợp của hàng hóa và dịch vụ liên quan có thể là hồ sơ, giấy tờ, bản vẽ, số liệu được mô tả chi tiết theo từng khoản mục về đặc tính kỹ thuật, tính năng sử dụng cơ bản của hàng hóa và dịch vụ liên quan, qua đó chứng minh sự đáp ứng cơ bản của hàng hóa, dịch vụ so với các yêu cầu của E-HSMT và một bảng kê những điểm sai khác và ngoại lệ (nếu có) so với quy định tại Chương V”.

Theo nội dung E-HSMT, phần đánh giá kỹ thuật của thiết bị “Lò đốt rác thải sinh hoạt” có yêu cầu nhà thầu chào thầu thiết bị có thông số, đặc tính kỹ thuật “tương đương” hoặc “ưu việt hơn” so với yêu cầu tối thiểu (gồm 13 thông số kỹ thuật chi tiết).

Có 1 nhà thầu có đề xuất kỹ thuật nêu nội dung lập lại tiêu chí của hồ sơ mời thầu, mà không phải là thông số kỹ thuật nhà thầu chào (Từ các thông số kỹ thuật thể hiện trong catalogue, chứng nhận chất lượng…, bên mời thầu không thể so sánh, đánh giá chi tiết thông số kỹ thuật của nhà thầu này). Từ đó, Công ty có văn bản làm rõ đính kèm trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia (Theo khoản 7 Điều 5 Thông tư 04/2017/TT-BKHĐT ngày 15/11/2017), đề nghị nhà thầu cung cấp tài liệu để chứng minh hàng hóa mà nhà thầu cung cấp đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật.

Tuy nhiên quá thời hạn làm rõ nhà thầu không có văn bản, tài liệu cung cấp để làm rõ theo yêu cầu.

Đại diện công ty muốn hỏi, bên mời thầu có thể đánh giá hồ sơ dự thầu theo nguyên trạng hồ sơ dự thầu đã nộp (gồm: catalogue, chứng nhận chất lượng) và đánh giá năng lực kỹ thuật của nhà thầu “Không đạt” do không cung cấp tài liệu làm rõ chứng minh sự phù hợp của hàng hóa đó so với hồ sơ mời thầu hay không?

Về vấn đề này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời như sau:

Nghị định số 63/2014/NĐ-CP (Điều 15 Khoản 1) quy định việc đánh giá hồ sơ dự thầu phải căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu và các yêu cầu khác trong hồ sơ mời thầu, căn cứ vào hồ sơ dự thầu đã nộp, các tài liệu giải thích, làm rõ hồ sơ dự thầu của nhà thầu để bảo đảm lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm, có giải pháp khả thi để thực hiện gói thầu.

Đối với vấn đề của Công ty CP Đầu tư xây dựng thương mại kiểm định Thiên Phát Kiên Giang, việc đánh giá E-HSDT được thực hiện theo quy định nêu trên và thuộc trách nhiệm của bên mời thầu, tổ chuyên gia (Điều 75 cà Điều 76 Luật Đấu thầu).

Trường hợp tài liệu chứng minh sự phù hợp của hàng hóa mà nhà thầu đề xuất trong E-HSDT không đủ rõ thì bên mời thầu cần yêu cầu nhà thầu làm rõ theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP.

Trong trường hợp này, nếu nhà thầu không thực hiện việc làm rõ hoặc có thực hiện việc làm rõ nhưng không đáp ứng được yêu cầu làm rõ của bên mời thầu thì bên mời thầu sẽ đánh giá E-HSDT của nhà thầu theo E-HSDT nộp trước thời điểm đóng thầu (Mục 22 Chương I Mẫu hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hóa qua mạng ban hành kèm theo Thông tư số 04/2017/TT-BKHĐT ngày 15/11/2017 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư).

Bên mời thầu X tổ chức đấu thầu rộng rãi một gói thầu xây lắp theo phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ. Tuy nhiên, tại Lễ mở hồ sơ đề xuất (HSĐX) kỹ thuật, bên mời thầu phát hiện nhà thầu A đóng chung HSĐX kỹ thuật với HSĐX tài chính mà không tách thành hai túi hồ sơ riêng biệt theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Các thành viên tham dự Lễ mở HSĐX kỹ thuật có nhiều ý kiến khác nhau, cụ thể như sau:

1. Hồ sơ dự thầu của nhà thầu A bị coi là không hợp lệ do không bao gồm HSĐX kỹ thuật và HSĐX tài chính riêng biệt theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu.

2. Hồ sơ dự thầu của nhà thầu A vẫn hợp lệ, nhưng cần xử lý như sau:

a. Chỉ đọc phần đề xuất kỹ thuật để tiến hành đánh giá về mặt kỹ thuật theo các yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Trường hợp nhà thầu vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật, phần đề xuất tài chính sẽ được xem xét như đối với HSĐX tài chính của các nhà thầu khác vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật. Trong trường hợp này, phần đề xuất về tài chính không cần niêm phong vì đã bị đóng cứng cùng với phần đề xuất về kỹ thuật.

b. Bên mời thầu cần yêu cầu nhà thầu A tự tách riêng phần đề xuất tài chính của mình để niêm phong tương tự HSĐX tài chính của các nhà thầu khác, đồng thời phần hồ sơ này sẽ được mở tại Lễ mở HSĐX tài chính nếu nhà thầu vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật. Tuy nhiên, cách giải quyết này đôi khi không thể thực hiện được vì các phát sinh: có trường hợp tách riêng được nhưng có trường hợp không tách riêng được phần đề xuất tài chính ra khỏi phần đề xuất kỹ thuật, có trường hợp nhà thầu cố tình không đồng ý tách riêng các phần đề xuất kỹ thuật và tài chính. 

Hỏi: Khi gặp trường hợp nhà thầu không nộp HSĐX kỹ thuật và HSĐX tài chính riêng biệt theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, bên mời thầu cần xử lý như thế nào?

Trả lời: Đối với phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ, Khoản 2 Điều 29 của Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 quy định, nhà thầu nộp đồng thời HSĐX kỹ thuật và HSĐX tài chính riêng biệt theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Theo quy định tại Điểm đ Khoản 4 Điều 26 của Nghị định số 63/2014/NĐ-CP, tại Lễ mở HSĐX kỹ thuật, HSĐX tài chính của tất cả các nhà thầu phải được bên mời thầu niêm phong trong một túi riêng biệt và được đại diện của bên mời thầu, nhà thầu tham dự lễ mở thầu ký niêm phong. Việc đánh giá tính hợp lệ của HSĐX kỹ thuật được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 28 của Nghị định số 63/2014/NĐ-CP. 

Đối với trường hợp của Bên mời thầu X, việc nhà thầu không nộp HSĐX kỹ thuật và HSĐX tài chính riêng biệt đối với phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ là không phù hợp với quy định nêu tại Điều 29 của Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13. Tuy nhiên, lỗi này cũng không thuộc trường hợp để nhà thầu bị loại ngay, hoặc hồ sơ dự thầu bị đánh giá là không hợp lệ. 

Trong trường hợp này, việc xem xét, đánh giá hồ sơ dự thầu của nhà thầu này là tình huống trong đấu thầu phát sinh ngoài quy định tại Điều 117 của Nghị định số 63/2014/NĐ-CP. Theo quy định tại Điều 86 của Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13, chủ đầu tư là người quyết định xử lý tình huống trong đấu thầu, trong trường hợp phức tạp thì cần xin ý kiến của người có thẩm quyền và phải thực hiện trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế. Với tình huống này, bên mời thầu có thể báo cáo chủ đầu tư để có thể xem xét, xử lý theo một trong các hướng sau: 

1. Nếu tách riêng được phần đề xuất về tài chính và phần đề xuất về kỹ thuật, thì bên mời thầu và nhà thầu cùng tiến hành tách và niêm phong phần đề xuất về tài chính tại Lễ mở HSĐX kỹ thuật theo quy định nêu trên, đồng thời hồ sơ dự thầu của nhà thầu được đánh giá như đối với trường hợp nộp riêng HSĐX kỹ thuật và HSĐX tài chính. Trong trường hợp này, nếu nhà thầu không đồng ý với việc tách riêng và niêm phong phần đề xuất tài chính thì hồ sơ dự thầu của nhà thầu không được xem xét tiếp.

2. Nếu không tách riêng được phần đề xuất về tài chính và phần đề xuất về kỹ thuật, thì bên mời thầu để nguyên hồ sơ dự thầu của nhà thầu và xem xét phần đề xuất kỹ thuật tại bước đánh giá HSĐX kỹ thuật, phần đề xuất tài chính sẽ được xem xét tại bước đánh giá HSĐX tài chính nếu nhà thầu vượt qua bước đánh giá HSĐX kỹ thuật. Trong trường hợp này, nhà thầu phải chịu mọi hậu quả hoặc sự bất lợi khi không nộp riêng biệt HSĐX kỹ thuật và HSĐX tài chính theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. 

Hiện nay, khi tham gia đấu thầu theo phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ, một số nhà thầu gộp chung HSĐX kỹ thuật và HSĐX tài chính. Dù vô tình hay cố ý, thì điều này đều không phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu.

Có thể có một số nhà thầu cho rằng việc cố tình chỉ rõ giá chào thấp tại Lễ mở HSĐX kỹ thuật sẽ giúp nhà thầu tạo nên lợi thế tại bước đánh giá về kỹ thuật, tuy nhiên, khi tiêu chuẩn đánh giá đã được xây dựng rõ ràng trong hồ sơ mời thầu và việc đánh giá thực hiện theo đúng quy định của hồ sơ mời thầu, thì việc làm của nhà thầu A không những không tạo nên lợi thế, mà còn đưa đến một số rủi ro cho chính mình. Chẳng hạn như, hồ sơ dự thầu có thể không được bên mời thầu xem xét tiếp; hoặc hồ sơ dự thầu vẫn được xem xét, nhưng nhà thầu phải chịu mọi hậu quả và sự bất lợi so với các nhà thầu khác niêm phong riêng biệt HSĐX kỹ thuật và HSĐX tài chính như: giá dự thầu và các nội dung quan trọng có liên quan đến bí mật thương mại không được bảo mật như các nhà thầu khác... 

Nói chung, khi tham gia vào một cuộc đấu thầu với hy vọng giành được hợp đồng, một nhà thầu chuyên nghiệp cần phải hiểu, tôn trọng và tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc của cuộc thầu đó, trong đó có yêu cầu về việc nộp riêng biệt HSĐX kỹ thuật và HSĐX tài chính khi đấu thầu hai túi hồ sơ.