Nhân vật trữ tình trong bài thơ Nếu ngày mai em không làm thơ nữa


ĐỀ SỐ 13

I. PHẦN ĐỌC HIỂU [3,0 điểm]

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:

Nếu ngày mai em không làm thơ nữa

Cuộc sống trở về bình yên

Ngày nối nhau trên đường phố êm đềm

Không nỗi khổ, không niềm vui kinh ngạc


Trận mưa xuân dẫu làm ướt áo

Nhưng lòng em còn cảm xúc chi đâu

Mùa đông về quên nỗi nhớ nhau

Không xôn xao khi nắng hè đến sớm

Chuyện hôm nay sẽ trở thành kỉ niệm

Màu phượng chẳng nồng nàn trên lối ta đi.


Gió thổi nơi này không lạnh tới nơi kia

Lời nói tâm tình trở nên nhạt nhẽo

Nghe tiếng con tàu em không thể hiểu

Tấm lòng anh trong mỗi chuyến đi xa

Em không còn thấy nhớ những sân ga

Những nơi đã đi, những nơi chưa hề đến

Khát vọng anh dẫu hoà trong sóng biển

Sóng xô bờ chẳng rộn đến tâm tư

[Trích “Nếu ngày mai em không làm thơ nữa” - Xuân Quỳnh,



Xuân Quỳnh thơ và đời, NXB Văn hóa 1998, tr.15]

Câu 1. Trong đoạn thơ thứ hai và thứ ba, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào để thể hiện suy tưởng của mình?

Câu 2. Nhân vật trữ tình hình dung mình sẽ thay đổi như thế nào nếu không làm thơ nữa?

Câu 3. Nêu giả định “Nếu ngay mai em không làm thơ nữa”, qua đoạn thơ tác giả muốn gửi đến người đọc thông điệp gì?

Câu 4. Từ đoạn trích, anh/chị hãy nêu suy nghĩ của mình về vai trò của thơ ca đối với đời sống con người? [Trình bày khoảng 7 – 10 dòng]

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 5 đến câu 8:

[1] Hiện tượng đố kị trong đời sống đã có từ xưa. Thời Tam quốc có danh tướng Đông Ngô là Chu Du, nổi tiếng thao lược nhưng lại có tính đố kị. Thấy Gia Cát Lượng tài ba, Du đã nhiều lần tìm cách chứng tỏ mình là người tài “đệ nhất thiên hạ”, nhưng lần nào cũng bị thua. Lòng đố kị còn khiến Chu Du tìm kế sách hãm hại Gia Cát Lượng, nhưng lần nào Lượng cũng đoán biết và thoát hiểm. Khi nhận ra tài trí của mình không bằng Gia Cát Lượng, Du đã ngửa mặt lên trời mà than: “ Trời đã sinh Du, sao còn sinh Lượng!”. Câu nói đó bộc lộ chân tướng của người đố kị: không chấp nhận thực tế người khác hơn mình.

[2] Lòng đố kị có thể gắn với sự hiếu thắng, một tâm lí muốn chứng tỏ mình không thua kém chúng bạn, thậm chí hơn người. Tính hiếu thắng có thể có tác dụng kích thích người ta phấn đấu, cạnh tranh vượt lên người khác, có ý nghĩa tiến bộ nhất định. Tâm lí đố kị ngược lại, chỉ là sự biến dạng của lòng hiếu thắng. Đố kị là tâm lí của kẻ thất bại. Động cơ kích thích phấn đấu giảm sút, mà ý muốn hạ thấp, hãm hại ngươi khác để thỏa lòng ích kỉ tăng lên. Phân tích lòng đố kị, nhà triết học Hy Lạp cổ đại A-ri-xtốt đã nói: “Người đố kị sở dĩ cảm thấy dằn vặt đau đớn không chỉ vì cảm thấy mình thua kém mà còn vì phải nhìn thấy người khác thành công”. Nhà triết học đã chỉ ra thực chất kẻ đố kị là kẻ không muốn nhìn thấy người khác thành công.

[3]Trên thực tế, không một lòng đố kị nào có thể ngăn cản được người khác thành công, cho nên lòng đố kị chỉ có hại cho bản thân kẻ đố kị. Nó vừa làm cho kẻ đố kị không được thanh thản, luôn dằn vặt khổ đau vì những lí do không chính đáng, lại vừa có thể dẫn họ đến những mưu đồ xấu xa, thậm chí phạm tội ác. Kẻ đố kị không hiểu rằng “ngoài trời con có trời” [cao hơn], “ngoài núi còn có núi” [cao hơn].

[4]Lòng đố kị là một tính xấu cần khắc phục. Con người cần phải có lòng cao thượng, rộng rãi, biết vui với thành công của người khác. Tình cảm cao thượng không chỉ giúp con người sống thanh thản, mà còn có tác dụng thúc đẩy xã hội và đống loại tiến bộ.

[Theo Băng Sơn, Ngữ văn 11 Nâng cao, Tập hai, NXBGD 2015, tr.96 – 97]



Câu 5. Xác định hai thao tác lập luận được sử dụng trong đoạn [1].

Câu 6. Dựa vào văn bản, anh /chị hãy nêu ngắn gọn nguyên nhân – hậu quả của thói đố kị.

Câu 7. Tại sao tác giả cho rằng: “Tâm lí đố kị chỉ là sự biến dạng của lòng hiếu thắng”?

Câu 8. Trong văn bản, tác giả khẳng định: “Lòng đố kị là một tính xấu cần khắc phục”. Theo anh/chị làm thế nào để khắc phục tính xấu ấy? [Trình bày khoảng 7 – 10 dòng].

II. PHẦN LÀM VĂN [7.0 điểm]

Câu 1 [3.0 điểm]

Mỗi khi đối mặt với thử thách, điều bạn cần tìm là một lối đi chứ không phải một lối thoát.

Anh/chị có đồng ý với ý kiến trên không? Hãy viết bài văn [khoảng 600 chữ] bày tỏ quan điểm của mình.



Câu 2 [4.0 điểm]

Ấn tượng của anh/chị về đất và người Nam Bộ trong đoạn trích “Những đứa con trong gia đình” – Nguyễn Thi [SGK Ngữ văn 12, NXB Giáo dục Việt Nam 2015].



----------Hết----------

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 13 – BỘ ĐỀ ÔN THI THPT QUỐC GIA 2016 – 2017

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I




ĐỌC HIỂU







1

Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ thứ hai và thứ ba là liệt kê

0.25

2

Hình dung của nhân vật trữ tình:

- Cuộc sống sẽ trở nên trống rỗng, vô vị.

- Tâm hồn nhà thơ không thể giao cảm kết nối với cuộc sống và con người xung quanh

[HS có thể diễn đạt khác hoặc trích dẫn một số biểu hiện từ văn bản nhưng khái quát đúng ý vẫn cho điểm tối đa]



0.25

3

Thông điệp tác giả gửi gắm trong đoạn thơ:

- Thơ là phần không thể thiếu của đời sống, là phương tiện để nhà thơ giao cảm với cuộc sống và con người.

[HS có thể diễn đạt khác nhưng đúng và đủ ý vẫn cho điểm tối đa]


0.5

4

HS bày tỏ suy nghĩ/quan điểm của cá nhân một cách hợp lí/thuyết phục [có thể trình bày theo hướng: thơ có vai trò quan trọng đối với đời sống tinh thần con người, thơ làm cho tâm hồn ta trở nên phong phú, tinh tế; thơ giúp mỗi con người biết lắng nghe mình và nhạy cảm hơn trước đời sống...]

[HS bày tỏ suy nghĩ phù hợp đúng hướng, cho 0.25đ; trình bày sâu sắc thuyết phục, cho 0.5đ]

0.5

5

HS nêu được 2 trong số các thao tác lập luận sau: phân tích, chứng minh, bình luận

0.25

6

- Nguyên nhân của thói đố kị: không chấp nhận thực tế người khác hơn mình; không muốn nhìn thấy người khác thành công.

- Hậu quả của thói đố kị: làm cho kẻ đố kị không thanh thản, luôn dằn vặt đau khổ một cách không chính đáng; có thể dẫn họ đến mưu đồ xấu xa, thậm chí phạm tội ác.

[Không cho điểm nếu HS chỉ nêu được nguyên nhân hoặc hậu quả/ trình bày cả nguyên nhân và hậu quả nhưng không đúng hoặc không đây đủ]


0.25

7

Tác giả cho rằng tâm lí đố kị chỉ là sự biến dạng của lòng hiếu thắng bởi vì:

- Ngươi đố kị và ngươi hiếu thắng giống nhau ở chỗ: đều muốn chứng tỏ mình không thua kém người khác, thậm chí hơn người.

- Lòng hiếu thắng và thói đố kị khác nhau ở chỗ: hiếu thắng kích thích người ta phấn đấu, cạnh tranh lành mạnh nên có ý nghĩa tiến bộ, lòng đố kị lại khiến người ta muốn hạ thấp, hãm hại người khác để thỏa mãn lòng ích kỉ của bản thân nên mang tính chất tiêu cực.

[HS đáp ứng được 1/2 yêu cầu, cho 0.25đ; đáp ứng được cả 2 yêu cầu, cho 0.5đ]



0.5

8

HS có thể đưa ra những giải pháp khác nhau song cần hợp lí, có tính khả thi [có thể trình bày theo hướng: con người cần nhận thức rõ bản thân, học cách thừa nhận năng lực của người khác, có tinh thần cầu thị, không ngừng học hỏi để hoàn thiện mình...]

[HS cơ bản đáp ứng yêu cầu, cho 0.25đ; đáp ứng tốt yêu cầu, cho 0.5đ]




II




LÀM VĂN







1

Viết bài văn bày tỏ quan điểm của bản thân về vấn đề: mỗi khi đối mặt với thử thách, điều bạn cần tìm là một lối đi chứ không phải một lối thoát.




a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.

0.25




b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: mỗi khi đối mặt với thử thách, điều bạn cần tìm là một lối đi chứ không phải một lối thoát.

0.5

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động.




* Giải thích

- Thử thách: những khó khăn, thách thức trong đời sống.

- Tìm lối đi: chấp nhận thách thức, tìm cách giải quyết vấn đề

- Tìm lối thoát: sợ hãi trước khó khăn, tìm cách trốn tránh.

-> Nội dung nghị luận: Khi gặp những thử thách, con người cần biết đối diện vượt qua, không nên sợ hãi lẩn tránh.

* Bàn luận

HS có quyền bày tỏ quan điểm cá nhân nhưng phải hợp lí thuyết phục, không trái với các chuẩn mực đạo đức, pháp luật; có thể tập trung vào một số nội dung sau:

- Tìm lối đi là cách tốt nhất để con người đi xuyên qua khó khăn,chinh phục thử thách; mở ra những cơ hội mới; khám phá và khẳng định bản thân.

- Tìm lối thoát chỉ là giải pháp tạm thời, không phải là cách giải quyết vấn đề; nếu chỉ biết tìm lối thoát con người không bao giờ đạt được những mục tiêu mình theo đuổi.

- Trong một số tình huống, lối đi và lối thoát không hoàn toàn đối lập nhau, có những lối đi chính là lối thoát và ngược lại. Điều quan trọng nhất đối với con người là cần phải có bản lĩnh và hiểu biết để chủ động, linh hoạt khi giải quyết các vấn đề đặt ra trong thực tiễn.

* Bài học: Rút ra bài học nhận thức và hành động phù hợp


0.25
1.25

0.25

d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.

0.25

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu

0.25




2

Trình bày ấn tượng của bản thân về đất và người Nam Bộ trong đoạn trích “Những đứa con trong gia đình”




a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề gồm nhiều ý/ đoạn văn, kết bài kết luận được vấn đề.

0.25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: cảm nhận sâu sắc của bản thân về vẻ đẹp của đất và người Nam Bộ trong đoạn trích “ Những đứa con trong gia đình”

0.5

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.




*Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

* Trình bày ấn tượng của bản thân về vẻ đẹp của đất và người Nam Bộ trong đoạn trích “Những đứa con trong gia đình”: HS có thể nêu ấn tượng sâu sắc của bản thân về một vẻ đẹp riêng hoặc trình bày những vẻ đẹp khác nhau của đất và người Nam Bộ được thể hiện trong đoạn trích; có thể kết cấu bài theo những cách khác nhau.

- Yêu cầu:

+ Ấn tượng phải xuất phát từ việc đọc hiểu văn bản.

+ Ấn tượng phải được trình bày dựa trên lập luận, phân tích; có lí lẽ và dẫn chứng cụ thể; không phát biểu chung chung, thoát li văn bản.

- Có thể trình bày theo hướng sau:

+ Vùng đất Nam Bộ giàu truyền thống cách mạng, thiên nhiên và văn hóa có những nét đặc trưng: bóng cây xoài mồ côi, những rặng bần lập lòe đom đóm; những câu hò cất lên dưới ánh nắng chói chang...

+ Con người Nam Bộ gắn bó sâu nặng với quê hương, gia đình; căm thù giặc mãnh liệt; gan góc, kiên cường trong chiến đấu, giản dị giàu yêu thương trong đời thường ...[các nhân vật Việt, Chiến, chú Năm...]



* Đánh giá sự thành công của Nguyễn Thi khi khắc họa hình ảnh đất và người Nam Bộ trong văn bản.

0.25

2.0


0.25

d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.

0.5

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

0.25







ĐIỂM TOÀN BÀI THI : I + II = 10,00 điểm




Lưu ý chung

  1. Do đặc trưng của môn Ngữ văn, bài làm của thí sinh cần được đánh giá tổng quát, tránh đếm ý cho điểm..

  2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu,

đồng thời phải chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc.

  1. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Bài viết có thể không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án, nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục.

  2. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng hoặc phần thân bài ở hai câu làm văn chỉ viết một đoạn văn.

5. Cần trừ điểm đối với những lỗi về hành văn, ngữ pháp và chính tả.

Каталог: New
New -> Thông báo số 1 Của Ban tổ chức Hội thi “Rạng ngời trang sử Đội ta”
New -> Truyện Tiểu thuyết
New -> HưỚng dẫn chung về HÌnh thức trình bày báo cáo nghiên cứu khoa học về trình bày
New -> I/ LÝ do chọN ĐỀ TÀI
New -> ĐOÀn tncs hồ chí minh bch tp. HỒ chí minh


tải về 76 Kb.


Chia sẻ với bạn bè của bạn:

Video liên quan

Chủ Đề