Nhân xét về nỗi nhớ nhớ xứ Đoài mây trắng lắm của nhân vật tôi trong đoạn thơ

Đôi mắt người Sơn Tây là một bài thơ của Quang Dũng hay đặc sắc. Theo nhiều tài liệu ghi chép lại bài thơ này ông viết tặng người tình của ông, đó là một kỹ nữ xinh đẹp. Cuộc chiến nổ ra và cũng như những người chiến sĩ khác, chàng quân nhân lên đường kháng chiến và họ phải chia xa. Và đó chính là mối tình về câu chuyện buồn vừa gặp đã chia xa. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài thơ Đôi mắt người sơn Tây để hiểu thêm về mạch cảm xúc của nhà thơ bạn nhé!

Đôi mắt người Sơn Tây là một bài thơ của Quang Dũng hay đặc sắc. Theo nhiều tài liệu ghi chép lại bài thơ này ông viết tặng người tình của ông, đó là một kỹ nữ xinh đẹp. Cuộc chiến nổ ra và cũng như những người chiến sĩ khác, chàng quân nhân lên đường kháng chiến và họ phải chia xa. Và đó chính là mối tình về câu chuyện buồn vừa gặp đã chia xa. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài thơ Đôi mắt người sơn Tây để hiểu thêm về mạch cảm xúc của nhà thơ bạn nhé!

Nội Dung

Em ở thành Sơn chạy giặc về Tôi từ chinh chiến cũng ra đi Cách biệt bao ngày quê Bất Bạt

Chiều xanh không thấy núi Ba Vì

Vầng trán em mang trời quê hương Mắt em như nước giếng thôn làng Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm

Em đã bao ngày em nhớ thương?…

Mẹ tôi em có gặp đâu không? Những xác già nua ngập cánh đồng Tôi nhớ một thằng em bé nhỏ

Bao nhiêu rồi xác trẻ trôi sông

Tử độ thu về hoang bóng giặc Điêu tàn ơi lại nối điêu tàn Đất đá ong khô nhiều suối lệ

Em đã bao ngày lệ chứa chan?

Đôi mắt người Sơn Tây U uẩn chiều lưu lạc

Thương vườn ruộng khôn khuây

Bao giờ trở lại đồng Bương Cấn Về núi Sài Sơn ngó lúa vàng Sông Đáy chậm nguồn qua Phủ Quốc

Sáo diều khuya khoắt thổi đêm trăng

Bao giờ tôi gặp em lần nữa Chắc đã thanh bình rộn tiếng ca Đã hết sắc mùa chinh chiến cũ

Còn có bao giờ em nhớ ta?

Đôi mắt người Sơn Tây có rất nhiều dị bản do chính tác giả sửa trong các bản in khác nhau. Cũng có tài liệu ghi tiêu đề là Mắt người Sơn Tây.

Ở những khổ thơ đầu tiên đôi mắt ở đây được miêu tả chính là một thấu kính. Đó cũng chính là nơi ghi lại những kỷ niệm. Và đặc biệt đây cũng chính là đôi mắt chứng kiến những đau thương của một thời kỳ đất nước đầy loạn lạc.

Em ở thành Sơn chạy giặc về Anh từ chinh chiến cũng ra đi Cách biệt bao ngày quê Bất Bạt

Chiều xanh không thấy bóng Ba Vì.

Hoàn cảnh nhà thơ gặp nhân vật em trong tác phẩm chính là khi cả hai đang trong một hoàn cảnh đặc biệt. Em đi chạy giặc còn tôi thì đi chinh chiến. Cả hai còn người ấy đều xuất thân từ vùng nú Ba Vì. Tuy nhiên ở cuối câu thơ, tác giả đề cập tới việc không thấy Ba Vì cũng có nghĩa là đôi mắt bị che khuất và không thể thấy được hình ảnh ấy. Điều đáng nói ở đây chính là ngọn núi này rất cao. Nếu không thể nhìn thấy thì nó cũng đồng nghĩa với việc nhà thơ đã rời xa quê và tơi một vùng đất rất xa.

Với hình ảnh đôi mắt ta có thể cảm nhận được đó cũng chính là một ký hiệu thể hiện sự tương đồng cảnh ngộ của hai tâm hồn. Họ tuy không nhìn thấy nhưng họ vẫn luôn một lòng mong ngóng với quê hương của mình. Và đó cũng chính là lý do nhà thơ có ấn tượng với Đôi mắt người Sơn Tây tới vậy. Người em ấy có vầng trán cao, có đôi mắt buồn. Và đặc biệt qua đôi mắt ấy nhà thơ thấy được cả một bầu trời kỷ niệm.

Vừng trán em vương trời quê hương Mắt em dìu dịu buồn Tây phương Tôi thấy xứ Đoài mây trắng lắm

Em đã bao ngày em nhớ thương?

Đó chính là một vùng Tây Phương với nỗi buồn dìu dịu, là một xứ Đoài mây trắng… Tất cả những ký ức ấy được lưu giữ trong lòng của mỗi người con nơi đây. Và nhìn vào đôi mắt ấy nhà thơ thấy được cả một chân trời quê hương. Khi đó hình ảnh đôi mắt không chỉ là biểu hiện cho việc xa gần mà đó chính là một thông điệp của tâm hồn. Bởi đôi mắt này đã ghi lại bao hoài niệm và ký cứ về quê hương.

Như ở đoạn trước nhà thơ đã miêu tả bối cảnh hai ngươi gặp nhau và có một điểm chung đó chính là giặc. Đó là một giai đoạn khổ sở và li tán. Chính vì vậy thông qua hình ảnh đôi mắt người Sơn Tây ta có thể thấy được rằng vùng quê này đang có giặc ngoại xâm. Giặc đến mang theo bao nhiêu đau thương, tang tóc.

Mẹ tôi, em có gặp đâu không? Bao xác già nua ngập cánh đồng Tôi nhớ một thằng con bé dại

Bao nhiêu rồi xác trẻ trôi sông?

Và nhân vật em trong câu chuyện chính là một nhân chứng về một giai đoạn loạn lạc đầy đau thương của dân tộc mình. Chỉ biết rằng, trong trí nhớ của em, đó là hình ảnh xác người trẻ trôi sông, là xác người già ngập đồng… Chính hình ảnh ấy đã ghi đậm vào đôi mắt của người Sơn Tây và nó cũng chính là hình ảnh của một thời quá khứ đầy đau thương.

Đôi mắt người Sơn Tây là hình ảnh về người con gái đượm buồn với cái nhìn xa xăm. Đó cũng chính là cảm xúc của chính nhà thơ. Và khái quát hơn chính là hình ảnh của con người nơi quê hương ông của những năm tháng loạn lạc. Và nó cũng chính là đôi mắt nhìn xa trông rộng của nhà thơ với vẻ hướng tới tương lai. Đừng quên đón đọc những bài viết tiếp theo của chúng tôi để cùng cập nhật những bài thơ hay nhất bạn nhé!

shop hoa tưoi

hoa tươi từ sơn, shop hoa tươi long biên  , hoa tươi bình thuận

 xem thêm >> hoa sinh nhật, hoa khai trương, hoa đám tang, điện hoa 24gio . shop hoa tươi , Địa chỉ shop hoa

xem thêm >> hoa sinh nhật đẹp , lẵng hoa khai trương ,  điên hoa chia buồn , dien hoa 

gửi điện hoa chia buồn đà nẵng

01

Những nữ nhà báo - nhà thơ nổi tiếng

02

Trình diễn 200 mẫu áo dài tại Cố đô Huế

03

Người tài giỏi làm điều khác biệt để thành công

04

4 diễn viên trẻ thử sức với phim trinh thám dài tập của Victor Vũ

 Nhà thơ Quang Dũng có nhiều bài thơ trữ tình rất hay, như: Cố Quận, Đêm Việt Trì, Tây Tiến, Đôi Bờ, Đôi Mắt Người Sơn Tây, Đường Trăng… nhưng Đôi Mắt Người Sơn Tây là bài thơ nổi tiếng và được nhiều người hâm mộ nhất.

Nhân xét về nỗi nhớ nhớ xứ Đoài mây trắng lắm của nhân vật tôi trong đoạn thơ


Thi phẩm nói lên cuộc gặp gỡ của nhà thơ với người con gái trong thời loạn lạc, một thoáng quen biết rồi chia tay giã biệt trong cuộc tình buồn, ngắn ngủi:

Em ở thành Sơn chạy giặc về
Tôi từ chinh chiến mới ra đi
Cách biệt bao lần quê Bất Bạt
Chiều xanh không thấy bóng Ba Vì

“Em ở thành Sơn chạy giặc về”, như vậy người con gái này quê ở Sơn Tây, nhưng nàng là ai, tên gì, họ gì, làm nghề gì, gia đình ra sao và bao nhiêu tuổi?

Nhân xét về nỗi nhớ nhớ xứ Đoài mây trắng lắm của nhân vật tôi trong đoạn thơ

Nhà thơ Quang Dũng

Theo nhạc sĩ Phạm Duy, bạn học cùng lớp với Quang Dũng tại trường Thăng Long, Hà Nội – Quang Dũng ngồi phía sau Phạm Duy cách hai bàn. Ông to con, nước da trắng, thân hình rắn rỏi, khỏe mạnh, đẹp trai, trông như Tây nhưng rất hiền lành. Lúc Quang Dũng còn là đại đội trưởng trong Trung đoàn Tây Tiến đóng ở Hòa Bình thì Phạm Duy cũng ở trong ban Văn công hoạt động tại đấy. Quang Dũng được nghỉ phép về thăm gia đình ở làng Phùng Xá thuộc tỉnh Hà Đông, cách Hà Nội khoảng 40 cây số, gần với Sơn Tây (sau này Hà Đông và Sơn Tây nhập lại thành tỉnh Hà Tây, bây giờ cả hai nhập vào Hà Nội), nơi có con sông Đáy đẹp như tranh vẽ. Từ Hòa Bình ở phía Nam đi lên phía Bắc về Hà Đông phải đi qua Sơn Tây, anh tạt qua nơi có tên là Kinh Đào ở gần chợ Đại, thăm người yêu tên Nhật.

Do nàng tên “Nhật”, lại đẹp như người Nhật nên bạn bè thường gọi đùa là “Akimi”. Bà mẹ Akimi khi chạy tản cư từ thị xã Sơn Tây xuống Kinh Đào, có mở một quán cà phê nhỏ để buôn bán tạm, Quang Dũng mỗi lần về ngang qua quán thường hay ghé uống. Nàng chính là “người đẹp Sơn Tây”, nguồn cảm hứng cho Quang Dũng làm “Đôi Mắt Người Sơn Tây” đầy cảm xúc:

Tôi thấy xứ Đoài mây trắng lắm
Em có bao giờ em nhớ thương

Và:

Đôi mắt người Sơn Tây
U uẩn chiều lưu lạc
Buồn viễn xứ khôn khuây…

Akimi sống với mẹ trong cái quán nước đơn sơ này, nhà thơ thường hay lui tới và có lần sáng tác ngay một bài thơ ca ngợi nàng dán lên vách nứa:

Tóc như mây cuốn, mắt như thuyền
Khuấy nước Kinh Đào sóng nổi lên
Ý nhị mẹ cười sau nếp áo
Non sông cùng đắm giấc mơ tiên…

(Đây là trích đoạn bài thơ mới phát hiện sau này do chính bà Akimi Nhật – định cư ở Hoa Kỳ cung cấp).

Qua thơ, người thưởng thức vẫn thấy một bóng hình đẹp lãng mạn của người con gái mặc dầu không biết mặt. Có lần Phạm Duy cùng Quang Dũng đi xe đạp về chợ Neo, hai người chạy song song trên đường làng. Thi sĩ kể về mối tình của mình với người đẹp Akimi và đọc lên bài thơ tặng nàng:

Thương nhớ ơ hờ thương nhớ ai
Sông xa từng lớp lớp mưa dài
Mắt kia em có sầu cô quạnh
Khi chớm heo về một sớm mai (Đôi Bờ)

Sau này, chiến tranh lan rộng, Akimi theo mẹ về thành phố, bỏ lại người xưa, tan vỡ một mối tình. Tới năm 1954, nàng di cư vào Nam, sống tại Sài Gòn, đã một thời là kiều nữ của Nhà hàng Tự Do, đến năm 1975 sang Mỹ định cư. Nàng đi để lại cho Quang Dũng một nỗi nhớ ơ hờ, chỉ biết:

Em đi áo mỏng buông hờn tủi
Dòng lệ thơ ngây có dạt dào…

Nhân xét về nỗi nhớ nhớ xứ Đoài mây trắng lắm của nhân vật tôi trong đoạn thơ

Bài thơ càng nổi tiếng ở Miền Nam hơn khi nhạc sĩ Phạm Đình Chương phổ nhạc rất hay, trở thành phổ biến qua giọng ca truyền cảm của nữ danh ca Thái Thanh và sau đó là danh ca Duy Trác.

Có người ngạc nhiên khi thấy nhạc sĩ Phạm Đình Chương phổ một lượt hai bài thơ trong cùng một bản nhạc, đoạn đầu lấy bài Đôi Bờ, đoạn sau là phần chính thì lấy bài Đôi Mắt Người Sơn Tây, rất độc đáo, hiếm thấy trong âm nhạc.

Như vậy, chính “người đẹp” Akimi Nhật là nguồn cảm hứng cho những bài thơ bất tử của Quang Dũng, và Phạm Đình Chương là người đã chắp cánh cho thơ Quang Dũng bay cao, bay xa mãi trong lòng người…

Nhân xét về nỗi nhớ nhớ xứ Đoài mây trắng lắm của nhân vật tôi trong đoạn thơ

Người vợ của thi sĩ hiện nay

Phần dưới đây được trích từ bài viết của nhà báo Trần Hoàng Thiên Kim viết về chuyến viếng thăm bà cụ Bùi Thị Thạch, vợ nhà thơ Quang Dũng hiện đang ở “Nhà Tuổi Vàng”, một ngôi nhà nho nhỏ dùng làm viện dưỡng lão tư nhân.

Trước khi đến đây tôi vẫn đinh ninh Nhà Tuổi Vàng là một trung tâm to lớn, nằm trong khuôn viên rộng có vườn cây thoáng mát để hằng ngày các cụ đi dạo hoặc ngắm cảnh như nhiều trung tâm khác tại Hà Nội tôi đã có dịp viếng thăm. Khi đến đây rồi tôi mới biết Tuổi Vàng là một căn nhà nho nhỏ nằm trong khu dân cư Linh Đàm, được chị Bình thuê để mở nhà dưỡng lão. Vì diện tích hẹp nên hiện nay nhà chỉ có 9 cụ ở. Chị cho biết chị sắp mở thêm một Nhà Tuổi Vàng thứ 2 cũng gần đây để tiện chăm sóc.

Tôi lên tầng trên gặp cụ Bùi Thị Thạch. Năm nay cụ 94 tuổi, vợ của nhà thơ Quang Dũng. Căn phòng rộng chừng hơn 10 mét vuông nhưng khá thoáng vì có cửa sổ mở ra bên ngoài.

Cô Huyền, người trông nom cụ, quê ở Phú Xuyên, Hà Nội, vừa đưa bánh bích quy cho cụ ăn vừa cho tôi biết:

– “Cụ Thạch ăn uống giỏi lắm, bánh quy của chị Bùi Phương Thảo là con gái cụ gửi vào đấy. Cụ ăn thoáng cái là hết”.

Rồi chị ngồi xuống bên cạnh cụ, vuốt tóc, chải đầu cho cụ:

– “Chị coi, 94 tuổi mà da dẻ cụ hồng hào như thế này đấy. Hồi trẻ chắc cụ đẹp hết sức. Cụ ăn uống được lắm, ngày ba bát cháo hết vèo chưa kể các đồ ăn vặt. Cái gì cụ cũng ăn được, kẹo cứng thì cụ ngậm, lấy lưỡi đưa đẩy một lúc lâu cho tan rồi xin cái khác”.

Chị kể tiếp:

– “So với cách đây 5 năm khi mới vào Nhà Tuổi Vàng thì bây giờ cụ già yếu hơn nhiều. Hầu như cụ không còn nhận ra người chung quanh kể cả chị Thảo là con gái cụ. Tuần nào cứ đến cuối tuần là chị Thảo vào thăm mẹ nhưng có lúc cụ nhận ra, có lúc không. Cụ thường lẩm bẩm khe khẽ một mình rồi vỗ vỗ hai tay vào nhau hay mân mê cái chăn, cái gối. Cụ không đi lại được vì ảnh hưởng của chân bên trái bị gãy do ngã cách đây mấy năm khi chưa vào nhà dưỡng lão”.

Tôi hỏi cụ khá lớn:

– “Cụ còn nhớ nhà thơ Quang Dũng chồng cụ không ạ?”

Cụ ngớ ra, mắt như nhìn đi đâu đâu và đang nghĩ tới việc gì:

– “Ông Dũng ấy à? Có chứ! Mãi không thấy ông ấy về, sốt cả ruột. Kỳ này ông ấy đi đâu lâu thế, chắc viết lách nhiều”.

Tôi được biết ngày trước cụ là một thợ đan len rất giỏi, thậm chí nhờ hai bàn tay khéo léo ấy mà cụ đã nuôi được 5 người con ăn học nên người, ngoại trừ cậu con trai đầu lòng bị thất lạc từ nhỏ trong khi chạy tản cư:

– “Cụ còn đan len được không ạ?”

Cụ giương mắt nhìn tôi:

– “Đan hả? Làm gì có len mà đan. Muốn đan phải mua len tốt ở Hà Nội. Chạy tản cư thì chả có len tốt được”.

Cụ im lặng một lát rồi lại vỗ vỗ hai tay vào nhau, đầu óc để tận đâu đâu coi như không có tôi ngồi đấy. Cô Huyền cho biết cụ Thạch là một trong những cụ già hiền lành nhất trong Nhà Tuổi Vàng. Tối đến, uống thuốc xong là cụ ngủ một mạch cho đến 2 – 3 giờ sáng. Hầu hết các cụ ở đây đều bị lẫn. Cụ Thạch tuổi cao đã đành, có những cụ chỉ mới ngoài 60 – 70 nhưng xem ra còn nặng hơn. Đang đêm, nhiều cụ tỉnh dậy nói một mình như đang đối đáp với người khác, la hét hoặc đi lại trong nhà.

Sau khi đến thăm cụ Thạch, tôi tới thăm, trò chuyện với chị Bùi Phương Thảo, con gái út của cụ. Chị hiện là hiệu phó trường Tiểu học Võ Thị Sáu, Hà Nội. Không chỉ bận rộn công việc ở trường, chị còn thay mặt người cha quá cố của mình làm Trưởng ban Liên lạc Hội cựu chiến binh Trung đoàn 52 Tây Tiến và là thành viên ban chủ nhiệm Câu lạc bộ Văn nghệ xứ Đoài.

Tất bật với các công việc nhưng chị vẫn tranh thủ thời gian trò chuyện với tôi. Tôi kể chuyện mới gặp cụ Thạch ở Nhà Tuổi Vàng, chị nói:

– Thật ra thời gian đầu cụ cũng không muốn ở nhà dưỡng lão đâu. Khóc suốt đấy. Hễ thấy con cái đến là cụ năn nỉ: “Cho mẹ về nhà đi, mẹ nhớ nhà lắm”.

Nhưng rồi mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh, nên tôi cố động viên mẹ ở lại để tiện việc thuốc men, chăm sóc. Bây giờ thì cụ lẫn hết cả rồi. Tuần nào tôi cũng vào thăm, ngồi chơi với cụ một lúc rồi lại phải về bù đầu với công việc.

– Cụ yếu thế, có bao giờ các anh các chị có ý định đưa cụ về nhà không? Nói dại mồm dại miệng chứ chẳng may cụ trăm tuổi, không gặp được con cháu?

Chị Thảo bùi ngùi:

– Mấy anh em chị em chúng tôi cũng có nghĩ đến. Vợ chồng người anh thứ hai tức anh lớn nhất của chúng tôi ở Thái Nguyên, rất xa trung tâm y tế, nếu cụ ở với anh chị ấy những lúc trái gió trở trời thì biết làm sao. Hồi trước cụ ở với người anh thứ nhì của chúng tôi cũng ở Hà Nội nhưng bây giờ anh ấy mất rồi, chị dâu đã hưu trí còn các cháu thì mắc đi học, không trông nom được. Hai chị gái tôi thì ở trong Nam, còn tôi tuy ở gần đây nhưng nhà là nhà tập thể, bé tí tẹo, chật chội, lại ở mãi trên tầng 3, tôi ở trong trường suốt ngày, đưa cụ về thì mình phải thuê ôsin trông nom cho cụ, đâu có tiền. Đành phải để cụ ở trong Nhà Tuổi Vàng vậy thôi, nếu chẳng may cụ có trăm tuổi thì trong ấy họ gọi điện thoại, mình chạy đến ngay cũng được.

Kết luận 

Nhà thơ kiêm họa sĩ H.H.Trang năm nay 76 tuổi, nói chuyện với tôi rằng bà Vũ Hoàng Chương (nhũ danh Đinh Thục Oanh, chị ruột của nhà thơ Đinh Hùng) lúc sắp mất tội nghiệp lắm, nằm suốt hơn 2 năm trời do tai biến mạch máu não, lưng lột cả ra mà nhà lại nghèo, có người con trai tên Vũ Hoàng Tuân nhưng cũng nghèo, mắc đi làm tối ngày nên chị (H.H.Trang) phải lui tới trông nom săn sóc giùm cho tới khi bà mất.

Tôi nghiệm ra, làm nhà thơ thời nào cũng vậy, ai cũng nghèo chứ chẳng ai giàu, còn làm vợ nhà thơ thì lại càng khổ hơn, lúc nghèo đâu có đem thơ ra mà ăn được. Chỉ làm… người yêu của nhà thơ là tốt hơn cả, yêu nhau tha thiết, trở thành nguồn cảm hứng của “chàng”, sau đó trời bắt chia tay mỗi người mỗi ngả, nhớ nhau suốt đời có lẽ lại hay. Con cá vuột mất bao giờ cũng lớn hơn con cá bắt được. Bởi vậy nhà thơ Hồ Dzếnh viết:

“Tình chỉ đẹp những khi còn dang dở.
Đời hết vui khi đã vẹn câu thề”,

kể ra cũng đúng.

Tác giả bài viết: Đoàn Dự

Nhân xét về nỗi nhớ nhớ xứ Đoài mây trắng lắm của nhân vật tôi trong đoạn thơ

Đôi Mắt Người Sơn Tây

Thơ: Quang Dũng

Em ở thành Sơn chạy giặc vềTôi từ chinh chiến cũng ra điCách biệt bao lần quê Bất Bạt

Chiều xanh không thấy bóng Ba Vì

Vừng trán em vương trời quê hươngMắt em dìu dịu buồn Tây PhươngTôi thấy xứ Đoài mây trắng lắm

Em có bao giờ em nhớ thương

Từ độ thu về hoang bóng giặcĐiêu tàn thôi lại nối điêu tànĐất đá ong khô nhiều ngấn lệ

Em có bao giờ lệ chứa chan

Mẹ tôi em có gặp đâu khôngNhững xác già nua ngập cánh đồngTôi cũng có thằng con bé dại

Bao nhiêu rồi xác trẻ trôi sông

Đôi mắt người Sơn TâyU uẩn chiều lưu lạc

Buồn viễn xứ khôn khuây

Cho nhẹ lòng nhớ thươngEm mơ cùng ta nhéBóng ngày mai quê hương

Đường hoa khô ráo lệ

Bao giờ trở lại đồng Bương CấnVề núi Sài Sơn ngắm lúa vàngSông Đáy chậm nguồn quanh phủ quốc

Sáo diều khuya khoắt thổi đêm trăng

Bao giờ tôi gặp em lần nữaNgày ấy thanh bình chắc nở hoaĐã hết sắc mầu chinh chiến cũ

Còn có bao giờ em nhớ ta