Nội dung giáo dục the chất cho trẻ nhà trẻ

Mầm non là độ tuổi quan trọng đối với trẻ cả về phát triển thể chất và trí tuệ. Trong đó, mục tiêu phát triển thể chất cho trẻ mầm non chủ yếu là tăng cường sức khỏe, hình thành thói quen vận động và định hình tính cách.

Mầm non là độ tuổi quan trọng đối với trẻ cả về phát triển thể chất và trí tuệ. Trong đó, mục tiêu phát triển thể chất cho trẻ mầm non chủ yếu là tăng cường sức khỏe, hình thành thói quen vận động và định hình tính cách.

Ảnh: Nguồn internet

Bảo vệ và tăng cường sức khỏe

Đây là mục tiêu chính nhất mà hoạt động phát triển thể chất cần đạt, dù ở bất cứ lứa tuổi nào. Ở độ tuổi mầm non, trẻ đang trong thời kì phát triển nhanh, cơ thể phát triển trẻ mềm dẻo nhưng sức đề kháng lại yếu, các cơ quan nội tạng chưa phát triển hoàn thiện.

Mục tiệu này hoàn thành sẽ giúp trẻ củng cố và tăng cường sức khỏe, hoàn thiện chức năng sinh lý của cơ thể, tăng cường khả năng làm việc của các cơ quan trong cơ thể. Bên cạnh đó, cơ thể trẻ cũng sẽ phản ứng và có sự chống lại tốt hơn với những ảnh hưởng xấu đến từ môi trường.

Mục tiêu bảo vệ và tăng cường sức khỏe này cần bao gồm việc chăm sóc và rèn luyện có khoa học, các hoạt động vận động kết hợp với một chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý; trẻ cần được ăn uống đầy đủ các nhóm chất dịnh dưỡng và hợp vệ sinh; đảm bảo thời gian biểu nhất định cho trẻ…

 

Ảnh: Nguồn internet

 

Hình thành thói quen vận động

Ở lứa tuổi mẫu giáo, việc phát triển thể chất cần giúp trẻ hình thành và phát triển những thói quen vận động cơ bản như: Bò, đi, chạy, nhảy, ném và leo trèo… những thói quen vận động không chỉ giúp trẻ tiết kiệm sức khi di chuyển mà còn giúp cho sự phát triển các cơ quan bên trong hoàn thiện hơn. Bên cạnh đó, trong giai đoạn này, mục tiêu phát triển thể chất ở trẻ mẫu giáo còn nhằm phát triển những tố chất về mặt thể lực như: nhanh nhẹn, khéo léo, bền bỉ… hình thành thói quen vận động giúp trẻ có ý thức hơn trong việc vận động để rèn luyện và giữ gìn sức khỏe sau này.

Đối với trẻ giai đoạn mầm non, ý thức luyện tập chưa được hình thành, do đó, mục tiêu của hoạt động phát triển thể chất, ngoài hình thành thói quen vận động còn giáo dục trẻ yêu thích các hoạt động thể chất, say mê và hứng thú với các buổi tập.

Để thực hiện mục tiêu này, giáo viên nên dạy trẻ các bài tập có sử dụng các dụng cụ thể thao đơn gián như bóng, vòng, gậy…; chơi với các đồ vận động mầm non ngoài trời; các bài tập chuyên biệt dành riêng cho các bộ phận trên cơ thể như chân, tay, bụng, ngực…; các bài tập về hướng chuyển động trên, dưới, trước, sau… Những bài tập đó không chỉ giúp trẻ mầm non hình thành thói quen vận động tốt mà còn giúp trẻ phát triển khả năng định hướng trong không gian. Các trường học nên trang bị đầy đủ các bộ giáo cụ mầm non bổ trợ cho các em rèn luyện thể chất.

 

Ảnh: Nguồn internet

 

Định hình về tính cách

Mầm non cũng là giai đoạn quan trọng trong hình thành và định hình tính cách của trẻ. Trong các trò chơi vận động hay các giờ thể dục, giáo viên có thể dễ dàng có những đánh giá về tính cách của trẻ thông qua các hành vi hay phản ứng của trẻ trước những lời khen hoặc chê từ giáo viên.

Ở giai đoạn này, các bài tập hay các hoạt động liên quan đến làm việc nhóm là rất cần thiết để trẻ hình thành ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tập trung hay cả tính trung thực. Bên cạnh đó, các hoạt động vận động có tác động tích cực đến hệ thần kinh đang được phát triển của trẻ, hỗ trợ các quá trình tâm lý phát triển và định hình tốt hơn, cảm xúc và cách cư xử của trẻ với mọi người cũng theo đó mà tốt hơn.

Nhờ các hoạt động thể chất, trẻ mầm non có thể bước đầu hình thành một số thao tác tư duy như so sánh, phân tích, tổng hợp và khái quát vấn đề. Giáo viên có thể kế hợp hoạt động với các hoạt động lao động như cho trẻ tham gia chuẩn bị và thu dọn dụng cụ trong các buổi tập, tự thay đồ… Những công việc đó sẽ làm trẻ thấy yêu và hứng thú hơn với lao động.

Đối với trẻ em lứa tuổi mầm non, giúp trẻ phát triển hài hòa các mặt thể chất qua đó phát triển nhân cách, bồi dưỡng tình cảm thẩm mỹ và kỹ năng xã hội cho trẻ là nhiệm vụ không chỉ của nhà trường mà còn cần sự giúp sức của các bậc phụ huynh. Đồng thời cần thiết kế mầm non với những phương pháp, giáo án phù hợp với từng lứa tuổi. Có như vậy, việc đặt mục tiêu phát triển thể chất cho trẻ mầm non mới đạt hiệu quả và đem lại giá trị thiết thực.

Giáo dục thể chất cho trẻ mầm non sẽ giúp bé phát triển khỏe mạnh, tăng sức đề kháng và phát triển tư duy toàn vẹn. Đây sẽ là những hành động giúp bé hoàn thiện các hình thái, chức năng của cơ thể và phát triển phẩm chất tốt đẹp.

Giáo dục thể chất cho trẻ mầm non là gì? 

Giáo dục thể chất cho trẻ lứa tuổi mầm non là quá trình hoàn thiện hình thái và chức năng cơ thể giúp các bé khỏe mạnh và phát triển năng lực và phẩm chất tốt đẹp. Những hoạt động này sẽ là tiền đề để trẻ hình thành lối sống lành mạnh trong cuộc sống và học tập hiệu quả cao hơn. 

Giáo dục thể chất cho trẻ có nhiều hình thức tác động nhiều mặt đến cơ thể thông qua các hoạt động tại trường lớp và tại nhà. Nhưng đều có mục đích chung là giúp bảo vệ cơ thể bé, tăng cường sức đề kháng và đảm bảo cho bé sự phát triển hài hòa và cân đối về cả thể chất và trí tuệ.

Nội dung chương trình giáo dục thể chất cho trẻ mầm non

Những nội dung giáo dục thể chất cho trẻ mầm non bao gồm 2 lĩnh vực:

  • Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe cho bé.

  • Phát triển vận động cho trẻ.

Trong nội dung giáo dục dinh dưỡng - sức khỏe, ba mẹ và thầy cô sẽ hướng dẫn để bé làm quen với chế độ sinh hoạt và rèn luyện những thói quen tốt khi sinh hoạt hàng ngày. Cùng với đó là việc giáo dục một số công việc đơn giản tự phục vụ khi ăn, ngủ và vệ sinh cá nhân và bảo vệ sức khỏe cũng cần được lồng ghép.

Để phát triển vận động cho bé, ba mẹ/ thầy cô cần hướng dẫn các bài tập thể dục đơn giản cho bé khi ở nhà hoặc trên lớp. Cùng với đó hãy lồng ghép các hoạt động trong quá trình sinh hoạt bằng các việc đơn giản như sắp xếp đồ đạc, dọn dẹp nhà cửa, trường lớp và tham gia các trò chơi vận động,...

10 lợi ích giáo dục thể chất đối với trẻ mầm non

Giáo dục thể chất cho trẻ mầm non đều hướng đến mục tiêu duy nhất là giúp trẻ phát triển toàn diện về sức khỏe lẫn trí tuệ. Cụ thể các lợi ích nổi bật khi giáo dục thể chất cho bé gồm: 

  1. Giúp trái tim khỏe mạnh hơn: Khi tập thể dục, tim sẽ phải hoạt động nhanh hơn, điều này giúp bé ngăn ngừa bệnh tim mạnh khi từ còn bé.

  2. Hệ tĩnh mạch và động mạch của trẻ khỏe mạnh hơn: Khi vận động sẽ giúp giảm lượng cholesterol và chất béo giúp thành mạch máu và huyết áp ổn định.

  3. Vận động thể chất tăng cường sức mạnh cho phổi: Tăng trao đổi khí từ môi trường vào phổi đi vào và ra ngoài từ đó giúp cơ thể hấp thu nhiều oxy và thải carbon dioxide ra ngoài hiệu quả hơn. 

  4. Tăng năng lượng cho bé: Các bài tập thể dục giúp kích hoạt các cơ hấp thụ nhiều glucose hơn từ máu để làm năng lượng và điều này giúp ổn định lường trong máu cho các bé từ tuổi ấu thơ.

  5. Giảm nguy cơ thừa cân: Vận động giúp bé đốt cháy calo và giảm nguy cơ béo phì.

  6. Tăng chiều cao: Thể dục cũng là cách giúp cơ bắp và xương phát triển giúp bé tăng chiều cao tốt hơn.

  7. Giảm nguy cơ bệnh tật: Khi cơ thể được vận động thường xuyên thì khả năng mắc bệnh cũng giảm đi rất nhiều. 

  8. Giảm căng thẳng: Các bài giáo dục thể chất giúp trẻ mầm non điều chỉnh và ổn định huyết áp, giảm căng thẳng.

  9. Tăng khả năng ghi nhớ: Bổ sung năng lượng giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, cải thiện trí nhớ và xua tan mệt mỏi.

  10.  Trẻ vui vẻ hơn: Khi tập luyện cơ thể sẽ giải phóng beta-endorphin và điều này sẽ giúp bé cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc hơn mỗi ngày. 

Xem thêm: Phương pháp giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non

6 nguyên tắc cần lưu giáo dục thể chất cho trẻ mầm non ba mẹ nên chú ý

Để đạt được hiệu quả khi giáo dục thể chất cho trẻ, ba mẹ cần lưu ý những nguyên tắc sau:

  1. Tự giác và tích cực: Bằng cách hướng dẫn bé thực hiện thông qua biết bắt chước, mô phỏng các động tác vận động và giúp bé có ý thức tự giác, tích cực và tập trung.

  2. Trực quan: Được thực hiện bằng các động tác, hình ảnh minh họa thông qua các hành động trực tiếp hay phim ảnh để bé hình dung dễ hơn. 

  3. Đảm bảo tính khoa học, hệ thống và toàn diện: Là các bài tập phải phù hợp với tâm sinh lý, lứa tuổi, giới tính, sức khỏe và trình độ của trẻ.

  4. Vừa sức và phù hợp với đặc điểm của từng người: Giáo viên/ Ba mẹ phải nắm bắt được thể lực, tính cách và những vấn đề cá nhân của từng người để áp dụng bài tập, phương pháp vận động phù hợp.

  5. Củng cố và nâng cao: Được thực hiện thường xuyên và duy trì hàng ngày để bé hình thành phản xạ có điều kiện.

  6. Đảm bảo an toàn: Giúp hạn chế những rủi ro trong quá trình luyện tập và giáo viên/ ba mẹ phải kiểm tra dụng cụ, sân bãi trước khi cho trẻ tập và áp dụng đúng nguyên tắc, khởi động đầy đủ.

3 phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ độ tuổi mầm non

Có 3 phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ em mầm non chính gồm:

  1. Phương pháp dùng lời nói: Được thực hiện thông qua lời nói như các mệnh lệnh, bài giảng, gọi tên các bài tập, giải thích từ ngữ và trình tự thực hiện các động tác.

  2. Phương pháp trực quan: Là việc giáo viên/ ba mẹ làm mẫu để bé bắt chước với các động tác như nào, nhịp điệu ra sao và lời giải thích để bé tiếp thu bằng cả thị giác, thính giác và cảm giác.

  3. Phương pháp thực hành: Để trẻ thực hiện các bài tập với động tác, nhịp điệu và tốc độ như nào, có thể thực hiện tại chỗ hoặc di chuyển cũng như áp dụng vào thực tế.

Khi áp dụng các phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non, người hướng dẫn cần chú trọng vào việc phát triển khả năng tự tư duy của trẻ bằng cách để bé trải nghiệm thực tế. Có nghĩa là cần tạo không gian để trẻ tự sáng tạo và tự trải nghiệm để bộc lộ cá tính và tính cách.

Cùng với đó, ba mẹ hãy đảm bảo cho bé chế độ ăn uống điều độ, khoa học với đầy đủ chất dinh dưỡng để bé phát triển thể chất toàn diện và có năng lượng để tập luyện. Điều này sẽ giúp đảm bảo sự chuyển hóa các chất dinh dưỡng trong cơ thể trẻ và giúp bé có đủ sức khỏe để thực hiện các hoạt động thể chất tốt nhất.

Một số hoạt động giúp trẻ mầm non phát triển thể chất

Bên cạnh những bài tập trong giáo án giáo dục thể chất cho trẻ mầm non thì ba mẹ cũng nên lồng ghép các hoạt động vui chơi để có những phút giây vui vẻ nhất. Các hoạt động giúp bé phát triển thể chất để ba mẹ/ thầy cô tham khảo như:

  • Đá bóng.

  • Trò chơi bò qua đường hầm.

  • Khiêu vũ.

  • Vượt chướng ngại vật.

  • Đi xe ba bánh hoặc xe tay ga

  • Bơi lội.

  • Nhảy dây.

  • Đá cầu.

  • Đuổi bắt… 

Những hoạt động này sẽ tạo không gian thoải mái cho bé và giáo dục thể chất cho trẻ lứa tuổi mầm non một cách linh hoạt, hiệu quả có tính hệ thống và khoa học nhất. Những hoạt động ngoại khóa và các trò chơi cũng là “đòn bẩy” giúp trẻ phát triển tư duy và duy trì thói quen hành động tập thể mà không hề nhàm chán giúp bé chủ động rèn luyện hơn.

Hy vọng rằng với những chia sẻ của Monkey sẽ giúp ba mẹ có thể hiểu rõ hơn những nội dung, lợi ích của việc giáo dục thể chất cho trẻ mầm non. Từ đó có thể áp dụng các phương pháp, bài tập phù hợp với sự phát triển của bé về cả độ tuổi, thể chất và sở thích. 

Video liên quan

Chủ Đề