Phân gà ủ bao lâu thì dùng được

Skip to content

Như bạn đã biết, trong kinh doanh hay làm nông nghiệp thì tối ưu hóa lợi nhuận luôn được đặt lên hàng đầu. Tự ủ phân để bón cho cây trồng là biện pháp tối ưu hóa lợi nhuận tốt nhất vì việc đó có thể sẽ giảm ít nhất được một nửa chi phí phân bón cho khu vườn của bạn, trong các loại phân chuồng thì phân gà được đánh giá có hàm lượng N-P-K cao nhất do đó, ủ phân gà thành phân bón hữu cơ vi sinh sẽ mang lại nhiều lợi ích.

Phương pháp ủ phân được đánh giá bằng công trình nghiên cứu khoa học

Hiện nay, chỉ cần bạn gõ cụm từ ủ phân lên google, bạn sẽ nhận được hơn 10 triệu kết quả trong vòng 0,37 giây hướng dẫn cách bạn ủ phân. Tuy nhiên, hầu hết đều có mục đích bán phân hoặc thuốc của họ và thường chỉ dẫn rất chung chưa có những nghiên cứu sâu về những yếu tố ảnh hưởng như thời gian, lượng, … để đưa ra những chỉ dẫn phù hợp cho các hộ gia đình sử dụng đạt hiệu quả cao.

Cách ủ, xử lý phân gà thành phân hữu cơ vi sinh buoikhanhvinh.com giới thiệu với bạn dưới đây được dựa trên kết quả nghiên cứu khoa học của Phạm Thị Thu Hòa , chúng tôi đã áp dụng phương pháp này và thấy kết quả rất tốt nên chia sẻ lại với những bạn chưa biết. Hãy tiếp tục đọc để tìm hiểu cách ủ phân gà thành phân hữu cơ vi sinh nhé.

1. Tại sao phải ủ phân gà?

Trước khi hướng dẫn ủ, buoikhanhvinh.com tóm tắt về một số đặc điểm của phân gà:

  • Phân gà có hàm lượng N – P – K được đánh giá là nhiều nhất trong tất cả các loại phân chuồng khác. Thành phần dinh dưỡng chủ yếu trong phân gà như N: 1,6 – 1,7%; P2O5: 0,5 – 0,6%; K2O: 0,85%; CaO: 2,4%. Chính vì vậy, phân gà được sử dụng bón rất hiệu quả trên nhiều loại cây trồng khác nhau.
  • Độ ẩm trong phân gà trung bình khoảng 70 – 80 % dễ phát sinh mùi. Vì vậy, trong quá trình ủ phân cần được phối trộn với các giá thể để làm giảm ẩm và tăng sinh khối cho phân.
  • Hàm lượng chất hữu cơ trong phân gà cao dễ gây ngộ độc cho cây trồng nên cần phải ủ hoai trước.
  • Trong phân gà có rất nhiều vi trùng, nấm bệnh và vi sinh vật có hại như Salmonella, Fusarium, Phytophthora, E.coli.
  • Vì thế nếu không được xử lý triệt để thì chắc chắn sẽ gây bệnh cho cây trồng. Để mang lại hiệu quả, chúng ta cần phải xử lý phân gà tươi thành phân gà hữu cơ vi sinh bằng cách ủ và xử lý phân gà bằng chế phẩm vi sinh chuyên ủ phân hay các chế phẩm sinh học khác.

2. Cách ủ phân gà thành phân bón hữu cơ vi sinh

2.1. Vật liệu ủ [số lượng ít hay nhiều tùy bạn,dựa công thức bên dưới dự trù]

  • Phân gà tươi nuôi theo phương thức công nghiệp: 01 Tấn
  • Trấu, rơm rạ hoặc mùn cưa : 200kg
  • Chế phẩm vi sinh chuyên ủ phân 0,2 lít: Chọn loại có chứa tổ hợp vi sinh vật với vi sinh vật tổng số > 109 CFU/g có khả năng chuyển hóa, phân giải các hợp chất hữu cơ và khử mùi hôi.

2.2 Các bước tiến hành ủ phân gà thành phân bón hữu cơ vi sinh sử dụng chế phẩm vi sinh chuyên ủ phân.

quy trình ủ phân gà thành phân hữu cơ vi sinh

  • Phân gà độn trấu, rơm rạ với tỷ lệ khối lượng 80:20 được phối trộn đều với mùn cưa được đảo trộn đều các nguyên liệu khô với nhau. Sử dụng 0,2 lít vi sinh chuyên ủ phân pha 200 lít nước sạch rồi phun và đảo trộn ướt đống nguyên liệu sao cho độ ẩm đạt 45- 50% [tùy theo độ ẩm của cơ chất để bổ sung thêm nước].
  • Cách phối trộn đơn giản hơn là bạn trải 1 lớp rơm rạ dày khoảng 10cm rồi trải 1 lớp phân gà lên trên dày khoảng 5cm. Cứ như vậy 1 lớp rơm rạ, thì 1 lớp phân. Chất đống cao khoảng 1 m, rộng 1,2 m. Chú ý không chất đống quá cao do quá trình phân hủy nhiệt độ ở giữa đống ủ tăng cao quá mức có thể giết chết vi sinh vật.
  • Sau khi hoàn thành công việc đảo trộn nguyên liệu, chúng ta tiến hành ủ. Sử dụng vật liệu đơn giản để che bề mặt đống ủ [nilon], tránh tiếp xúc trực tiếp với không khí.
  • Định kỳ 4- 7 ngày kiểm tra đống ủ và bổ sung thêm nước cho vi sinh vật phát triển. Sau 04 ngày tiến hành đảo trộn đống ủ một lần. Sau khi đảo trộn xong phải đậy kín lại như cũ tránh tiếp xúc trực tiếp với không khí.
  • Thời gian ủ phụ thuộc vào chủng vi sinh bạn sử dụng và cách thức đảo, trộn trong quá trình ủ; nếu trộn đống ủ được đều hoặc đảo được 4 ngày/ lần thì việc ủ sau khoảng 18 đến 30 ngày nhận thấy phân hữu cơ đã đạt độ chín ta kết thúc quá trình ủ.

3. Lợi ích của phân bón hữu cơ vi sinh

Việc sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh gà đem lại rất nhiều lợi ích

  • Tăng thêm độ màu mỡ cho đất bằng cách cung cấp thêm chất hữu cơ, chất dinh dưỡng.
  • Là giải pháp hữu hiệu để cải tạo đất bạc màu. Bón quá phân hữu cơ vi sinh không sợ cây bị lốp và đất sẽ được cải tạo tốt hơn.
  • Phân hữu cơ vi sinh làm sạch môi trường cho cây trồng và vật nuôi: cung cấp nguồn dinh dưỡng tự nhiên, giúp cây khoẻ, tăng khả năng nảy mầm với tỷ lệ đồng đều cao, khả năng chống chịu sâu bệnh cao hơn, giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật cần sử dụng, tạo ra các sản phẩm nông nghiệp an toàn, không gây ngộ độc về thực phẩm và không gây ô nhiễm môi trường sống.
  • Ngoài tác dụng làm tăng sản lượng và cung cấp dưỡng chất trực tiếp cho cây. Các loại phân hữu cơ có thể cải thiện sự đa dạng sinh học [tuổi thọ đất] và khả năng sản xuất lâu dài của đất.
  • Loại phân bón này có thể nâng cao khả năng kháng bệnh cho cây trồng [do có chứa các vi sinh có lợi].

4. Lời kết.

Việc xử lý phân gà thành phân hữu cơ vi sinh giúp tận dụng được nguồn chất thải trong trồng trọt và chăn nuôi và giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường do các nguồn này đem lại. Đây là một trong những phương pháp tối ưu hóa lợi nhuận cho những người làm vườn.

Theo kết quả nghiên cứu cửa Phạm Thị Thu Hòa thì nên độn trấu với phân gà để ủ sẽ mang lại hàm lượng hữu cơ cao hơn so với chất độn là rơm rạ và mùn cưa vì mùn cưa và rơm rạ là chất độn không giàu dinh dưỡng,có hàm lượng xenlulozo cao.

Chúc bạn thành công.

Xem thêm các bài cùng chủ đề: ủ phân thật đơn giản

Các cách ủ phân tốt nhất

Mình tên là Hiếu, thích trồng bưởi; tất cả những gì viết trên đều là những kiến thức đã học và tiếp cận được và áp dụng thực tế nó vào vườn nhà. Tham gia nhóm zalo: "Cùng trồng bưởi"để kết nối với những bà con có cùng đam mê: //zalo.me/g/ldxwak135. Nếu có câu hỏi gì có thể hỏi trực tiếp trên nhóm. Rất vui gặp bạn trong nhóm.

Phân gà là loại phân chuồng, thải ra khi chăn nuôi gà. Phân thải của gà gồm nước tiểu và phân chứa rất nhiều dưỡng chất, rất hữu ích cho cây trồng. Tuy nhiên, nếu bón trực tiếp cho cây trồng thì phân gà chẳng những không có tác dụng tốt mà còn mang lại rất nhiều bệnh hại cho cây trồng. Hiện nay, có rất nhiều đơn vị hướng dẫn Cách ủ phân gà bằng nhiều dòng chế phẩm sinh học khác nhau. Tuy nhiên các quy trình ủ còn rườm rà, phức tạp và khó thực hiện. Vinong Sinh học Đức Bình mời bà con cùng theo dõi chi tiết tại bài viết: “Cách chế biến và sử dụng phân gà bón cây hiệu quả!

Cách ủ phân gà không hôi nhanh hoai mục nhất là sử dụng chế phẩm Emzeo kết hợp với nấm trichoderma

Tại sao phải ủ phân gà mà không sử dụng phân gà tươi?

Khi sử dụng phân gà tươi, cây trồng không những không sử dụng được mà còn rất dễ mắc các bệnh gây hại cây, rễ cây dễ bị teo do quá trình phân gà rất nóng. Chính vì vậy cần phải ủ phân gà hoai mục trước khi sử dụng. Ngoài ra còn có một số lý do khác như:

  • Phân gà thường trộn chung với trấu hoặc mùn cưa. Nếu không ủ hoai, lượng dinh dưỡng cây trồng có thể ăn được là rất ít. Ủ phân gà chính là cách chế bến phân gà thành thức ăn tốt nhất cho cây trồng
  • Phân gà có chứa rất nhiều dinh dưỡng, độ ẩm cao … vì vậy mùi hôi rất nhiều và cần phải khử sạch mùi hôi trước khi bón cây
  • Ủ phân gà sử dụng các loại chế phẩm sinh học sẽ giúp ức chế và tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh, nấm gây hại cây trồng
  • Ủ phân gà hoai mục sẽ giúp cây trồng tránh ngộ độc hữu cơ vì hàm lượng hữu cơ trong phân gà rất cao.

Phân gà ủ xử lý không tốt sẽ gây hại cho cây trồng do chưa khử hết mầm bệnh

  • Đối với một số loại cây trồng thì phân gà sẽ làm vàng lá, cây khó hấp thụ chất dinh dưỡng bởi phân gà được phân và loại phân chuồng nóng. Nếu phân không được ủ kỹ lưỡng, cẩn thận sẽ trở thành gây hại cho cây chứ không hề tốt.
  • Gây nên một số loại bệnh cho cây trồng như nấm, tuyến trùng do phân không được xử lý tốt, xử lý đúng kỹ thuật
  • Phân gà không được xử lý đúng kỹ thuật có thể phá hủy toàn bộ rễ của cây trồng bởi khi nấm bệnh, tuyến trùng bám được vào rễ cây thì chúng sẽ dễ dàng sinh sôi nhanh chóng. Tiếp đến tiêu diệt sức sống của cây trồng
Cách chế biến phân gà tốt nhất là ủ phân gà với chế phẩm trichoderma và emzeo

Lợi ích khi sử dụng phân gà ủ hoai bón cây

Phân gà có hàm lượng đạm, lân, kali được đánh giá là cao nhất trong các loại cây trồng. Chính vì vậy, phân gà ủ hoai có thể sử dụng cho hầu hết các loại cây trồng. Một số công dụng tiêu biểu của phân gà đối với cây trồng như:

  • Cải tạo đất, tăng cường độ màu mỡ cho đất, giúp đất tơi xốp, thoáng khí, thoát nước tốt
  • Phục hồi đất bị chai, sạn do dùng nhiều phân hóa học
  • Giảm sử dụng phân bón hóa học
  • Cung cấp dưỡng chất cho cây trồng, giúp cây trồng hấp thu dưỡng chất nhanh
  • Cung cấp hệ vi sinh vật hữu ích cho đất và cây trồng, chống tuyến trùng, bảo vệ bộ rễ

Các phương pháp ủ phân gà 

Để chế biến phân gà bón cây hiệu quả trước hết phải lựa chọn cách ủ phân gà. Hiện nay, có 4 phương pháp ủ phân gà phổ biến như sau:

Phương pháp ủ nóng

Cách ủ phân gà theo phương pháp ủ nóng được tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu ủ phân, dụng cụ và và lựa chọn vị trí để ủ phân

  • Nguyên liệu phân gà thu gom từ chuồng nuôi, sử dụng phân gà tươi hay khô đều được
  • Vị trí ủ phân tìm nơi khô ráo, thoáng mát. Nền ủ không thấm nước, có thể sử dụng nền đất hoặc nền xi măng đều được
  • Chuẩn bị nước sạch để bổ sung ủ phân
  • Vôi bột: 0,5%
  • Lân nung chảy: 1%

Bước 2: Xếp phân gà thành từng lớp và không được nén phân

  • Xếp lớp phân gà trên nền ủ đã chuẩn bị với chiều dày 20 – 25cm
  • Không được nén phân gà

Bước 3: Bổ sung vôi bột, lân và tưới nước

  • Rắc vôi bột và lân đều lên bề mặt lớp phân gà
  • Tưới nước để đạt độ ẩm ủ 45 – 50%

Bước 4: Xếp lớp tiếp theo và tiến hành bổ sung vôi và tưới nước

  • Xếp thêm 4 – 5 lớp ở bên trên
  • Mỗi lớp tiến hành bổ sung vôi bột, lân và tưới ẩm

Bước 5: Đắp bùn và chờ đợi phân gà được ủ hoai

  • Đắp bùn để giữ ẩm và giữ nhiệt cho đống phân ủ, các vi sinh vật lúc này bắt đầu hoạt động
  • Sau 3 – 5 ngày nhiệt độ tăng lên 50 – 55 độ C. Nhiệt độ tăng cao giúp làm hoai mục phân gà nhanh chóng và tiêu diệt các mầm bệnh có trong phân ủ
  • Thời gian ủ 50 – 60 ngày là đạt

Bước 6: Nghiền xay, sàng và đóng gói phân gà bảo quả để sử dụng dần.

Nhược điểm của phương pháp

  • Lượng dinh dưỡng mất đi nhiều trong quá trình ủ
  • Thời gian ủ phân gà lâu
  • Không xử lý hết mùi hôi thối, chất lượng phân gà hữu cơ không cao.

Phương pháp ủ nguội

Các bước tiến hành ủ phân gà theo phương pháp ủ nguội như sau:

Bước 1: Xếp phân gà thành từng lớp và nén chặt lại

  • Xếp lớp phân gà thành từng lớp và bổ sung thêm 1.5 – 2% phân lân
  • Nén chặt đống ủ lại
  • Đống ủ có hình nón [ như đống cát] và được nén chặt
  • Chiều cao đống ủ 1.6 – 1.8m, đường kính 2 – 2.5m

Bước 2: Đắp đất hoặc đắp bùn xung quanh đống phân để ủ

  • Thời gian ủ 6 – 7 tháng hoặc lâu hơn
  • Ủ phân gà yếm khí, nhiệt độ ủ chỉ 30 – 40 độ C

Bước 3: Nghiền, sàng và sử dụng bón cây

Nhược điểm của phương pháp

  • Thời gian ủ quá lâu
  • Dinh dưỡng mất đi ít hơn so với quá trình ủ nóng nhưng chất lượng phân gà ủ hoai vẫn chưa cao.
  • Không xử lý hết được mầm bệnh và mùi hôi thối
4 phương pháp ủ phân gà hữu cơ được sử dụng phổ biến hiện nay

Ủ nóng trước nguội sau

Nguyên lý của phương pháp này là ủ nóng các lớp phân gà rồi tiến hành nén chúng lại với nhau và ủ nguội. Cách ủ phân gà theo phương pháp ủ nóng trước nguội sau được tiến hành như sau:

Bước 1: Ủ nóng các lớp phân gà

  • Xếp phân gà thành từng lớp theo phương pháp ủ nóng.
  • Thời gian ủ nóng là 7 – 10 ngày.

Bước 2: Nén các lớp phân gà lại, tiến hành theo phương pháp ủ nguội

Bước 3: Đắp đất hoặc đắp bùn xung quanh đống ủ. Thời gian ủ 4 – 5 tháng.

Ưu nhược điểm của phương pháp

  • Thời gian ủ vẫn lâu: dài hơn ủ nóng và nhanh hơn ủ nguội
  • Cách làm phức tạp, tốn nhiều cống sức
  • Chất lượng dinh dưỡng của phân ủ tốt hơn 2 phương pháp ủ nóng và ủ nguội.
  • Mầm bệnh và mùi hôi của phân gà vẫn chưa được giải quyết triệt để

Sử dụng men ủ phân gà

Để khắc phục nhược điểm của 3 cách ủ phân gà ở trên, tiến hành sử dụng men ủ phân gà để rút ngắn thời gian ủ và nâng cao chất lượng phân ủ. Men ủ phân gà có thể được dùng như: Chế phẩm Em gốc, nấm trichoderma Đức Bình, Chế phẩm IMO, chế phẩm Emzeo …

Cách ủ phân gà sử dụng men vi sinh giúp tạo ra dòng phân gà hữu cơ vi sinh, chất lượng cao cấp. Đặc biệt men vi sinh giúp khử mùi hôi và diệt mầm bệnh trong phân gà hiệu quả.  Nếu sử dụng phương pháp này, thời gian ủ phân gà chỉ còn 25 – 30 ngày.

Cách ủ phân gà nhanh hoai mục

Có rất nhiều loại chế phẩm sinh học có thể ủ phân gà như: chế phẩm EM, nấm trichoderma bacillus, chế phẩm emzeo, chế phẩm IMO …. Tuy nhiên, hiệu quả ủ phân gà tốt nhất là sử dụng chế phẩm trichoderma kết hợp với chế phẩm Emzeo.

Phân chuồng bao gồm: phân lợn, phân gà, phân trâu, phân bò, phân dê …. Quy trình Cách ủ phân chuồng với Trichoderma cũng tương tự như CÁCH Ủ PHÂN GÀ

Xem ngay: Phân chuồng là gì? Cách ủ phân chuồng hiệu quả nhất

Sau khi thu gom phân gà từ chuồng trại chăn nuôi gà. Thực hiện chi tiết cách ủ phân gà  như sau:

Chuẩn bị nguyên liệu ủ phân gà

  • Phân gà tươi: 1 tấn
  • Rơm, rạ, cây xanh, cỏ … : 200kg
  • Cám gạo: 6 kg
  • Lân: 20kg
  • Chế phẩm Trichoderma Bacillus Đức Bình: 1 gói 200gr  —————> MUA Ở ĐÂY
  • Chế phẩm EMZEO: 1 gói 200gr ———————————--> MUA Ở ĐÂY
  • Nước sạch
Quy trình ủ phân gà với chế phẩm trichoderma tạo ra dòng phân bón hữu cơ vi sinh

Cách ủ đạt hiệu quả nhanh nhất

  • Rải một lớp phân gà + rơm, rạ … trên mặt đất với chiều dày khoảng 10cm [ 10 phân]
  • Rắc lân lên trên bề mặt lớp phân gà
  • Trộn đều 1gói Trichoderma Bacillus Đức Bình + 1 gói chế phẩm Emzeo 200gr với 5kg cám gạo và rắc lên trên bề mặt phân gà.
  • Tưới nước lên phân gà để đạt độ ẩm 50 – 55% [ dùng tay nắm nhẹ phân gà có nước rỉ ra các kẽ ngón tay là được]
  • Đảo đều và đánh đống phân gà với chiều cao là 1.6m, đường kính đống ủ 1.8 – 2.2m
  • Đậy bạt kín đống ủ tránh mưa nắng. Thời gian ủ khoảng 30 – 35 ngày

Lưu ý: Nếu muốn rút ngắn thời gian hoai mục phân gà bạn nên tăng lượng chế phẩm trichoderma + Emzeo lên.

Đọc thêm: Tự ủ phân gà với nấm trichoderma tại nhà hiệu quả nhất

Nhận biết thành công: Trong quá trình ủ phân gà, nhiệt độ có thể tăng lên tới 55 – 65 độ C trong 3 – 5 ngày đầu khi mới ủ. Nếu nhiệt độ lớn hơn 70 độ C, ta tiến hành mở bạt che phủ, khơi đầu đống ủ hoặc tưới thêm nước cho đống ủ

Sau khi ủ phân gà với thời gian từ 30 – 35 ngày, tiến hành xay, nghiền, sàng phân gà và đóng bao [Nếu không có trang thiết bị xay, nghiền … thì tiến hành đóng bao luôn]. Sản phẩm thu được là phân hữu cơ sản xuất từ phân gà. Để sản xuất phân vi sinh từ phân gà, ta tiến hành bổ sung thêm một số chủng vi sinh cố định đạm, phân giải lân với hàm mũ phù hợp với quy định của Nhà nước về phân vi sinh.

Cách ủ phân gà đạt hiệu quả nhanh nhất là sử dụng chế phẩm trichoderma để ủ

Tác dụng của chế phẩm trichoderma và emzeo khi ủ phân gà

Trong chăn nuôi gà thường dùng trấu, mùn cưa hoặc cát làm đệm lót chăn nuôi. Khi phân gà thải ra sẽ được trộn cùng với trấu phía dưới. Chế phẩm sinh học nấm đối kháng Trichoderma có tác dụng cơ bản như sau:

  • Khử mùi hôi phân gà
  • Phân hủy phân gà thành các chất dinh dưỡng mà cây trồng dễ dàng hấp thu
  • Đẩy nhanh tốc độ mùn hóa của trấu hoặc mùn cưa có trong phân gà [phân hủy nhanh Celulose, pectin, protein …]
  • Ức chế và tiêu diệt các vi sinh vật gây thối, gây bệnh cho cây trồng
  • Bảo vệ bộ rễ, đối kháng và tiêu diệt các nấm gây hại cho cây trồng
  • Nâng cao sức đề kháng cho cây trồng và giúp cây trồng hấp thu dưỡng chất tốt nhất.

Với 6 tác dụng như trên, Chế phẩm Trichoderma và chế phẩm emzeo có thể nói là dòng chế phẩm sinh học hữu ích nhất để ủ phân gà hiệu quả!

Chế phẩm trichoderma và emzeo có tác dụng nhanh hoai mục phân gà và diệt sạch mầm bệnh … tạo ra dòng phân bón hữu cơ vi sinh cao cấp

Cách sử dụng phân gà bón cây

Theo đánh giá phân tích của nhiều nhà khoa học thì phân gà được cho rằng chứa nhiều hàm lượng hữu cơ cao cũng như các hàm lượng natri, photo, kali vượt trội hơn hẳn phân dê hay như phân trâu. Bởi vì chứa nhiều hàm lượng dưỡng chất  như vậy nên phân gà được đánh giá cao trong việc sử dụng để hỗ trợ bổ sung dưỡng chất vào đất đối với các loại cây trồng ăn trái.

Vậy nên có thể kết luận rằng sử dụng phân gà bón cây rất tốt vì chúng có chứa hàm lượng dinh dưỡng, chất khoáng cao. Nhưng phân gà bón cây sẽ có tác dụng tốt khi phân được thực hiện xử lý kỹ càng, đúng kỹ thuật, tiêu diệt các mầm bệnh có trong phân gà như nấm, tuyết trùng và một vài vi sinh gây hại khác. Nhờ việc xử lý tốt như vậy thì khi sử dụng phân gà bón cây mới mang lại hiệu quả, cây trồng sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

Cách sử dụng phân gà bón cây rất đơn giản và hiệu quả cao

Phân gà có thể sử dụng cho hầu hết các loại cây trồng. Mỗi loại cây trồng có cách sử dụng và lượng dùng khác nhau tùy từng loại cây trồng và thời điểm bón phân.

  • Đối với cây lúa: Bón lót 30 – 40kg/sào 360m2. Bón thúc 15 – 20kg/sào
  • Đối với rau màu: Bón lót 35 – 40kg/sào 360m2. Bón thúc 10 – 15kg/sào
  • Cây ăn quả, cây công nghiệp: bón lót, bón cây kiến thiết: 3 – 5kg/cây, bón thúc: 2 – 3kg/cây

Với hướng dẫn chi tiết “Cách chế biến và sử dụng phân gà bón cây” ở trên. Việc ủ phân gà không mùi hôi rất dễ dàng thực hiện. Chúc bà con thành công và có một vụ mùa bột thu!

Xem ngay: Giải pháp nuôi gà không mùi hôi hiệu quả nhất

Video liên quan

Chủ Đề