Phong cách kiến trúc Tiền thực dân

Nội Dung

  • Đặc điểm của kiến trúc Pháp cổ
    • Cội nguồn của kiến trúc nước Pháp ngày xưa
    • Nguyên tắc xây dựng của các công trình kiến trúc cổ điển Pháp
  • Ảnh hưởng của kiến trúc Pháp cổ ở Việt Nam
    • Phong cách kiến trúc Tiền thực dân
    • Phong cách kiến trúc Tân cổ điển
    • Phong cách kiến trúc địa phương Pháp
    • Phong cách kiến trúc Art Deco
    • Phong cách kiến trúc Đông Dương
  • Một số công trình kiến trúc pháp ở Việt Nam
    • Công trình kiến trúc Pháp ở Hà Nội
      • Cầu Long Biên
      • Nhà hát Lớn Hà Nội
      • Nhà Thờ Lớn Hà Nội
      • Ga Hà Nội
    • Công trình kiến trúc Pháp ở Sài Gòn
      • Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn
      • Bưu điện Trung tâm Sài Gòn
      • Bảo tàng mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
      • Bến Nhà Rồng
      • Chợ Bến Thành
      • Dinh Độc Lập
    • Công trình kiến trúc Pháp ở Đà Lạt
      • Nhà thờ chính tòa Đà Lạt
      • Trường đại học Đà Lạt
      • Ga xe lửa Đà Lạt
      • Dinh Bảo Đại
      • Nhà Thờ Domaine De Marie

Việt Nam ngày nay có rất nhiều các tòa nhà trở thành các di tích lịch sử. Đa số chúng mang phong cách kiến trúc Pháp vì thế mà vô cùng thu hút và mang trong mình một nét bí ẩn khó tả. Chúng ta cùng Kiến Trúc Lâu Đài Cổ Điển Europa khám phá các bí mật của phong cách kiến trúc này có những đặc điểm nào mà được nhiều người yêu thích đến thế.

Một nét kiến trúc mang tầm lịch sử

Đặc điểm của kiến trúc Pháp cổ

Trong suốt quá trình lịch sử của dân tộc ta, có thể nói các mẫu nhà kiến trúc Pháp luôn có một vị trí gắn liền xuyên suốt qua nhiều thăng trầm của cách mạng kháng chiến. Từ những cuộc đấu tranh nhỏ đến những công cuộc tìm kiếm và chống phá chính quyền Pháp, Mỹ các tòa nhà do chính tay người Pháp dựng nên đã chứng kiến và ghi nhận bao tấm gương anh hùng vì nước xã thân, vì dân quên mình.

Với lối thiết kế thịnh hành mang sự sang trọng nhưng phù hợp với thời tiết Việt giúp kiến trúc của phong cách châu Âu nói chung và phong cách Pháp nói riêng được ưu chuộng suốt gần thập kỷ. Có thể nói, các công trình kiến trúc nước Pháp ở Việt Nam đến nay đã đều trở thành những công trình kiến trúc đầy bí ẩn và vô cùng hấp dẫn.

Cội nguồn của kiến trúc nước Pháp ngày xưa

Nếu bạn hỏi từ đâu mà ra được những công trình này thì chúng ta cùng tìm hiểu về lịch sử kiến trúc pháp từ những năm đầu thế kỉ thứ III trước Công Nguyên. Khi mà các lối kiến trúc Pháp cổ còn mang ảnh hưởng khá nhiều từ La Mã và Hy Lạp. Lúc này, phong cách của họ đa phần sẽ hướng về sự tôn nghiêm, về quá khứ và đi đôi với những câu chuyện thần thoại được người đời tôn xưng ca tụng.

Người Pháp đã cho xây dựng rất nhiều công trình kiến trúc ở nước ta

Tuy nhiên, chúng ta không phủ nhận những đặc điểm mới lạ và nổi bật của kiến trúc Pháp thời bấy giờ khi người Pháp ngoài tận dụng 2 loại hệ thức cột là Oric, Ioric thì đã cho phát triển lên thêm 1 loại cột mới mang tên Corinth cổ điển. Loại này rất phổ biến trong nhiều kiến trúc nổi tiếng ngày nay. Chúng ta có thể nói rằng, những phong cách thiết kế của người pháp luôn là một biểu tượng của cả Châu Âu.

Nhưng, để có được những thành tựu to lớn như thế, nhiều kiến trúc sư người Pháp đã phải không ngừng học tập và sáng tạo; họ trải qua rất nhiều giai đoạn như: trung cổ, tiền La Mã, La Mã, Gothic, thời kì Phục Hưng, giai đoạn Baroque và cuối cùng là Rococo để có thể phát triển và nâng cao bản thân.

Nguyên tắc xây dựng của các công trình kiến trúc cổ điển Pháp

  • Hình khối vuông đồ sộ.
  • Lấy đường cong làm chủ đạo.
  • Tính cân bằng đối xứng.
  • Sử dụng nội thất tinh tế sang trọng.
  • Luôn coi trọng các tỉ lệ thức cột.

Ảnh hưởng của kiến trúc Pháp cổ ở Việt Nam

Kiến trúc Pháp cổ đã phần nào tạo nên những ảnh hưởng to lớn đến quá trình phát triển của lịch sử kiến trúc tại Việt Nam. Đây còn được xem như thành quả đã được để lại, góp phần tạo nên một quỹ di sản văn hóa kiến trúc và khối kiến thức đồ sộ mà nó mang đến. Có thể nói rằng lối kiến trúc này còn gắn liền với giai đoạn những năm 1858 1954, nhờ đó mà tăng sự sáng tạo trong xã hội hiện đại.

Phong cách kiến trúc Tiền thực dân

Có thể nói, phong cách kiến trúc Tiền thực dân được bắt đầu hình thành từ khi nhà nước ta bắt đầu chấp thuận nhượng quyền đất đai cho sĩ quan và binh lính Pháp để cất cơ quan hay nơi lưu trú. Tuy nhiên, với khi hậu khắc nghiệt của nước ta buộc người Pháp phải cho ra một hình thức kiến trúc phù hợp, trong các tòa nhà đều có các hành lang rộng bao lấy không gian chính.

Cho đến ngày nay, rất nhiều công trình còn sót lại như: Tòa thị chính, Bảo tàng Lịch sử Quân sự, một số tòa nhà điều trị trong khuôn viên bệnh viện Hữu Nghị và bệnh viện Quân y viện 108.

Phong cách kiến trúc Tân cổ điển

Ngày nay, kiến trúc Pháp đặc biệt là phong cách kiến trúc tân cổ điển thì đã trở thành một xu hướng kiến trúc được ưa chuộng rất nhiều tại Việt Nam. Có thể nói, lối kiến trúc này được áp dụng cho rất nhiều các công trình tại nhà dân.

Đặc điểm chung của lối thiết kế này chính là lược bỏ các chi tiết phức tạp và cầu kỳ của kiến trúc Cổ điển, mà thay vào đó chúng lại nhấn mạnh vào các chi tiết hình khối và kiểu dáng của từng bức tường.

Và đương nhiên, bởi sự chú tâm vào các chi tiết nên đã giúp phong cách này được áp dụng trong đại đa số các công trình như: Nhà Hát lớn [1901], Phủ Toàn quyền [1902], Tòa án Chính phủ [1906], nhà Khách Chính phủ [1919]Với tư tưởng cổ điển đã mang các công trình này đến với chúng ta ngày nay.

Phong cách kiến trúc địa phương Pháp

Có thể nói rằng những năm 1900 là thời gian thịnh hành của kiến trúc Pháp ở Sài Gòn vì khi đó một lượng lớn người Pháp đã tới nước ta làm việc và sinh sống. Họ mang theo nhiều hoài niệm về quê hương và gửi gắm chúng thông qua những công trình kiến trúc có tại Việt Nam. Do đó vào thời gian này, một loạt các biệt thự, trường học cho người Pháp đã được xây dựng và ra đời mang đậm hơi thở phong cách kiến trúc địa phương Pháp.

Ảnh hưởng của kiến trúc Pháp đến Việt Nam trong giai đoạn này được thể hiện qua các công trình phong cách địa phương chủ yếu miền Bắc nước Pháp. Đa phần chúng có đặc điểm là mái có độ dốc lớn và có con sơn gỗ giúp đỡ phần mái nhô ra khỏi tường khắc một cách công phu. Tuy nhiên, các công trình kiến trúc này không hoàn toàn giống với nguyên bản ở chính quốc Pháp mà có sự biến tấu thêm bớt cho phù hợp với thời tiết nước ta.

Trung tâm nghệ thuật Điềm Phụng Thị mang nét đặc trưng văn hóa kiến trúc pháp

Phong cách kiến trúc Art Deco

Khác nhiều với các phong cách kiến trúc trên, kiến trúc Art Deco có từ những năm 1920 và bắt đầu phát triển mạnh đầu tiên ở Hà Nội. Những công trình được xây dựng theo xu hướng này thông thường sẽ sử dụng các hình khối kinh điển hay các ô vuông, chữ nhật kết hợp cùng các khối bán trụ làm tăng độ sắc nét. Thêm vào đó, các nhà thiết kế còn cho thêm vào các họa tiết trang trí bằng thép uốn hay đắp nổi bằng các vật liệu như xi măng, thạch cao vào các mẫu nhà kiến trúc Pháp.

Phong cách kiến trúc Đông Dương

Phong cách kiến trúc Đông Dương sẽ sử dụng những hình thức và chi tiết kiến trúc mang đậm tính truyền thống nước ta. Các kiến trúc theo phong cách này là những công trình có cấu trúc mặt bằng cùng hình khối hoàn toàn được tạo dựng theo kiểu Pháp thịnh hành nhất lúc bấy giờ.

Một số công trình kiến trúc pháp ở Việt Nam

Công trình kiến trúc Pháp ở Hà Nội

Cầu Long Biên

Nhà hát Lớn Hà Nội

Nhà Thờ Lớn Hà Nội

Ga Hà Nội

Công trình kiến trúc Pháp ở Sài Gòn

Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn

Bưu điện Trung tâm Sài Gòn

Bảo tàng mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh

Bến Nhà Rồng

Chợ Bến Thành

Dinh Độc Lập

Công trình kiến trúc Pháp ở Đà Lạt

Nhà thờ chính tòa Đà Lạt

Trường đại học Đà Lạt

Ga xe lửa Đà Lạt

Dinh Bảo Đại

Nhà Thờ Domaine De Marie

Có thể nói các công trình kiến trúc Pháp cổ luôn mang một sức mạnh tiềm ẩn thu hút lòng người. Tuy nhiên, để có thể thiết kế nên một công trình đẹp và hoàn mỹ cần rất nhiều tâm huyết và am hiểu về lĩnh vực này.

Vậy nên, Kiến trúc Xây dựng Cổ Điển luôn tự hào khi mình là một trong các công ty xây dựng- thiết kế uy tín, chất lượng nhất hiện nay. Website của chúng tôi là: //kientruclaudaicodien.com, bạn có thể tham khảo nhiều kiểu dáng khác nhau. Bất cứ khi nào bạn cần hãy liên hệ ngay với chúng tôi.

Video liên quan

Chủ Đề