Quy định về dạy phụ đạo

Tôi dạy ở trường dân tộc nội trú trung học cơ sở (thực hiện học 2 buổi/ngày). Tôi đã đủ 17 tiết/tuần theo định mức. Ngoài ra, trường phân công tôi dạy phụ đạo cho học sinh thêm 2 buổi chiều/tuần (6 tiết). Vậy theo điều lệ trường dân tộc nội trú, tôi có được tính lương dạy vượt định mức không? Nếu có thì căn cứ văn bản nào?

  • Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT thì:

    "Điều 6. Định mức tiết dạy

    Định mức tiết dạy là số tiết lý thuyết hoặc thực hành của mỗi giáo viên phải giảng dạy trong một tuần, cụ thể như sau:

    1. Định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học là 23 tiết, giáo viên trung học cơ sở là 19 tiết, giáo viên trung học phổ thông là 17 tiết;

    2. Định mức tiết dạy của giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú là 17 tiết ở cấp trung học cơ sở, 15 tiết ở cấp trung học phổ thông;

    Định mức tiết dạy của giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú là 21 tiết ở cấp tiểu học, 17 tiết ở cấp trung học cơ sở;

    Định mức tiết dạy của giáo viên trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật là 21 tiết đối với giáo viên ở cấp tiểu học, 17 tiết đối với giáo viên ở cấp trung học cơ sở.
    ..."
    Theo quy định trên thì định mức tiết dạy của giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú là 17 tiết ở cấp trung học cơ sở.

    Bên cạnh thời gian học chính thức nhà trường sẽ tổ chức việc dạy phụ đạo thêm cho học sinh. Việc tổ chức dạy phụ đạo do nhà trường tự sắp xếp và bố trí giáo viên giảng dạy theo sự phân công của Hiệu trường. Mức tiền lương, phụ cấp cụ thể cho giáo viên dạy phụ đạo cũng được quy định cụ thể.

    Dạy thêm là việc giáo viên dạy ngoài giờ học chính khóa cho các học sinh theo nội dung của chương trình giáo dục phổ thông nhằm củng cố thêm kiến thức, có thu tiền của người học.

    Lúc này, tiền lương dạy thêm trong năm học của giáo viên sẽ được tính theo công thức nêu tại Thông tư liên tịch 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC cụ thể như sau:

    Tiền dạy thêm = Số giờ dạy thêm/năm học x Tiền lương 01 giờ dạy x 150%.

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi.

    Trân trọng!

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email:

Ngày hỏi:21/07/2012

Em xim hỏi việc bắt buộc học sinh học phụ đạo ở trường có đúng không ạ? Trường em tính 12nghìn/1tiết. Tính ra một tháng tụi em phải đóng gần 600 nghìn tiền học. Tụi em có viết đơn xin được chọn môn để học nhưng trường không đồng ý và bắt phải học hết. Tụi em năm nay học 12, tụi em biết là cần phải như thế nào để tốt cho mình, chứ trường bắt tụi em phải học như vậy vừa tốn thồ gian laii vừa tốn chi phí. Em mong Sở xem xét lại việc học phụ đạo không theo tự nguyện như vậy. Em xin cám ơn.

  • Theo Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16/5/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Quyết định số 30/2012/QĐ-UBND ngày 9 tháng 10 năm 2012 của UBND tỉnh ban hành quy định về dạy thêm học thêm trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu thì Học sinh tham gia học trong nhà trường với tinh thần hoàn toàn tự nguyện; phương án thu, chi, trên cơ sở đó đưa ra mức thu và thống nhất với cha mẹ học sinh toàn trường.
    Đơn vị nào thực hiện không đúng quy định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật./.

    Sở GDĐT trả lời để em biết và yêu cầu các trường thực hiện cho đúng quy định.

    Cám ơn em đã cho biết thông tin./.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email:


Căn cứ pháp lý của tình huống


  • Quy định về dạy phụ đạo
  • Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail:

Parent company: THU VIEN PHAP LUAT Ltd. Business license No. 32/GP-TTĐT issued by Department of Information and Communications of Ho Chi Minh City on May 15, 2019 Editorial Director: Mr. Bui Tuong Vu - Tel. 028 3935 2079

Nhiều phụ huynh Trường Trung học cơ sở Võ Trường Toản (phường Bến Nghé, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh) phản ánh đến Báo điện tử Giáo dục Việt Nam việc họ đang khá bức xúc về việc nhà trường tự ý tổ chức cho học sinh học 2 buổi/ngày không cần thông qua ý kiến của phụ huynh.

Quy định về dạy phụ đạo
Trường Trung học cơ sở Võ Trường Toản. (Ảnh: H.L)

Bên cạnh đó, giờ học bị sắp xếp bất hợp lý, khiến học sinh mệt mỏi khi nhiều em phải vạ vật ở trường đợi đến tiết học và phụ huynh bị động khi đưa đón con.

Phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã nhiều lần liên hệ với cô Hiệu trưởng nhà trường để làm rõ các thắc mắc của cha mẹ học sinh, nhưng chưa nhận được phản hồi.

Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc dạy 2 buổi/ngày

Hướng dẫn cụ thể thực hiện dạy học 2 buổi/ngày hoặc trên 6 buổi/tuần (gọi chung là dạy học 2 buổi/ngày) trong các trường trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Công văn số 4718/BGDĐT-GDTrH ngày 11/8/2010 hướng dẫn cụ thể như sau:

- Việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày chỉ được thực hiện ở những nơi học sinh có nhu cầu, cha mẹ học sinh tự nguyện cho con em tham gia học tập;

Được sự đồng ý của cấp trên có thẩm quyền quản lý trực tiếp của ngành giáo dục và địa phương.

- Chỉ được tổ chức vào các ngày trong tuần (từ thứ 2 đến thứ7); không gây “quá tải” đối với học sinh.

Công văn quy định rõ như thế, nếu trường nào vẫn tự ý tổ chức cho các em học sinh học 2 buổi/ngày mà không hề tổ chức lấy ý kiến xem học sinh có nhu cầu không, là trái tinh thần chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Việc làm này, không chỉ vi phạm vào quy định tổ chức việc học, mà còn vi phạm “Nội dung dạy học 2 buổi/ngày đối với các trường trung học”.

Cụ thể, Công văn số 4718/BGDĐT-GDTrH nêu rõ:

Nội dung dạy học 2 buổi/ngày đối với các trường trung học thực hiện theo định hướng sau:

- Thực hiện các giải pháp tăng thời gian dạy học các nội dung khó, học sinh tự học có hướng dẫn của giáo viên;  

Tổ chức phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi phù hợp từng đối tượng học sinh;

Dạy học các môn tự chọn và phát huy khả năng của học sinh theo các nội dung tự chọn.

- Thực hiện các hoạt động giáo dục như: giáo dục hướng nghiệp; Giáo dục ngoài giờ lên lớp; giáo dục nghề phổ thông; giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống;

Hoạt động tập thể, văn nghệ, thể thao… theo quy định của kế hoạch giáo dục, kế hoạch thời gian năm học;

Phát triển năng khiếu cá nhân,tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương.

Không biết, khi bố trí cho học sinh học 2 buổi/ngày, Trường Trung học cơ sở Võ Trường Toản quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh có tổ chức dạy học như tinh thần chỉ đạo của Công văn?

Đó là việc dạy phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi?

Dạy học các môn tự chọn và phát huy khả năng của học sinh? Thực hiện các hoạt động giáo dục?...

Vì theo phản ánh của khá nhiều phụ huynh, nhà trường lại bố trí lịch học trái khoáy “tổng thời gian học 2 buổi vẫn chỉ có 5 tiết chứ không hơn.

Có những ngày buổi sáng học 2 tiết, buổi chiều học 3 tiết.

Hoặc ngày cá biệt thì thời khóa biểu của các em sáng 4 tiết, chiều 2 tiết”.

Việc dạy học 2 buổi/ngày ở các trường trung học nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục;

Đáp ứng nhu cầu của gia đình và xã hội trong việc quản lý, giáo dục học sinh;

Hạn chế tình trạng dạy thêm – học thêm không đúng quy định ở các nhà trường; tăng cường giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh.

Thế nhưng việc nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày đã không đáp ứng nhu cầu của gia đình trong việc quản lý, giáo dục học sinh mà còn làm tội các em vì mất thời gian phải vạ vật ở trường.

Làm khổ luôn cả phụ huynh “Mỗi ngày, phụ huynh phải đưa và đón các em đến 4 lần. Phụ huynh vừa vất vả mà học sinh cũng vất vả”.

Tổ chức dạy 2 buổi/ngày không nằm ngoài mục đích nâng cao chất lượng dạy học cho học sinh.

Dù thế, nhà trường cũng cần phải thực hiện đúng tinh thần chỉ đạo của ngành là nên tổ chức lấy ý kiến của học sinh và phụ huynh.

Đồng thời thực hiện tốt nội dung giảng dạy như tinh thần Công văn số 4718/BGDĐT-GDTrH đã chỉ đạo.

Tài liệu tham khảo:

https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/phu-huynh-truong-vo-truong-toan-phan-nan-viec-hoc-2-buoi-post201773.gd

Phan Tuyết