Rau củ trữ đông được bao lâu

Một trong những cách bảo quản rau trong tủ lạnh sai lầm nhất mà có rất nhiều chị em mắc phải, là lấy quá nhiều rau củ đông lạnh ra. Nhưng sau đó lại không sử dụng hết chúng. Bạn đã vô tình làm cho lượng vi khuẩn tăng lên gấp nhiều lần trong quá trình bảo quản.

Sau khi tiến hành rã đông xong thì các tế bào và liên kết trong cấu trúc của thực phẩm đã bị phá vỡ. Rau không còn giữ được sự tươi ngon như lúc ban đầu nữa. Sau khi chế biến xong, thực phẩm còn thừa lại cho vào ngăn đông khiến cho các tế bào bị vỡ trước đó lại tiếp tục bị phá vỡ. Đây chính là nguyên nhân khiến cho vi khuẩn có điều kiện sinh sôi và phát triển thuận lợi.

Lời khuyên cho các bạn trong trường hợp này là hãy chia nhỏ rau củ và bảo quản chúng trong từng túi nhỏ. Cách bảo quản rau trong tủ lạnh này sẽ giúp kéo dài thời gian sử dụng lâu hơn và hạn chế khả năng nhiễm khuẩn.

Một trong những cách bảo quản thực phẩm rau trong tủ lạnh sai lầm khác, mà không ít chị em mắc phải là không bọc rau trước khi cho vào tủ lạnh. Việc này khiến rau dễ bị vàng úa và khô héo nhanh chóng. Bạn sẽ ngạc nhiên khi vừa cho rau vào tủ từ hôm qua nhưng hôm sau đã vàng vọt héo húa không thể dùng được nữa.

Các bạn nhớ là phải bọc rau cẩn thận trước khi cho vào trong tủ lạnh nhé. Tốt nhất nên sử dụng các loại bọc kiếng mỏng. Sử dùng màng bọc thực phẩm hoặc túi zip bọc kín lại là để hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn. Cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh cũng cần thực hiện giống như cách bảo quản rau.

Một sai lầm không thể không nhắc đến trong cách bảo quản rau trong tủ lạnh là rửa rau củ quả tươi trước khi bỏ vào tủ. Nhiều chị em sau khi mua rau củ quả về thì đem chúng đi rửa rồi mới cất vào tủ lạnh. Bởi chị em sợ rau củ làm bẩn tủ lanh.

Tuy nhiên thói quen này là hoàn toàn sai lầm. Bởi rau củ quả có một cơ chế tự bảo quản riêng để tránh sự xâm nhập của các vi khuẩn có hại. Nếu bạn rửa sạch chúng rồi mới bỏ vào tủ lạnh thì đã vô hình làm mất đi lớp màng bảo vệ này, tạo điều kiện cho các vi khuẩn có hại xâm nhập. Từ đó khiến cho thực phẩm bị hỏng và gây hại cho sức khỏe.

Đông lạnh rau của bạn là một cách tuyệt vời để bảo quản và sử dụng trong thời gian dài, nhưng nếu bạn không cẩn thận, bảo quản không đúng cách có thể dẫn đến rau bị nhão, không thích hợp để ăn. Tham khảo thêm Bảng thời gian bảo quản thực phẩm trong ngăn đá tủ lạnh. Hãy làm theo các bước sau để bảo quản rau củ trong ngăn đá đúng cách:

Trước khi hút chân không các loại rau củ để bảo quản lâu dài trong ngăn đá, bạn bắt buộc phải chần chúng trước. Chần, hoặc luộc rau trong nước hoặc hơi nước là rất quan trọng để đảm bảo rằng rau vẫn tươi khi đông lạnh. Chần ức chế các enzym có thể làm biến màu hoặc mất hương vị, đồng thời cũng làm sạch và mềm rau, giúp bảo quản dễ dàng hơn. Dùng một lít nước cho mỗi 2kg rau, cho vào nồi đun sôi, sau đó cho rau đã cắt tỉa vào. Điều quan trọng là phải nghiên cứu thời gian chần trước khi luộc rau.

Thay vì đông lạnh toàn bộ rau, hãy chuẩn bị thành từng phần tiện sử dụng trước khi hút chân không. Đảm bảo luôn có sẵn một điểm đánh dấu cố định để đánh dấu số lượng bạn đã đặt trong mỗi túi.

Nếu bạn đang làm đông ngô trên lõi ngô, hãy chần ngô toàn bộ trước. Sau khi nguội, bạn dùng dao lớn tách nhân ra khỏi lõi để quá trình bảo quản được hiệu quả hơn. Các loại rau lớn khác - chẳng hạn như ớt, cà tím hoặc bí - nên được cắt thành từng miếng nhỏ trước khi đóng gói để bảo quản thích hợp.

Bảo quản rau trong hộp đựng thực phẩm là cách tốt nhất để giữ rau tươi lâu hơn khi được bảo quản trong tủ lạnh và ngăn đá. Quy trình bảo quản này giúp giữ cho các thứ bên trong luôn tươi ngon để bạn có thể thưởng thức chúng mà không bị lãng phí thực phẩm.

Bài viết trên đây đã liệt kê một số sai lầm trong cách bảo quản rau trong tủ lạnh cùng các bước chi tiết để bảo quản rau trong ngăn đá đúng cách. Hy vọng qua các thông qua thông tin được tổng hợp từ bài viết, các bạn đã có được những bí quyết bảo quản thực phẩm an toàn và tươi lâu cho mình nhé.

Tác giả: Team Cleanipedia

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.

Xuất bản lần đầu 30 tháng 3 năm 2021

Bảo quản rau củ quả khi cho vào tủ lạnh

Phân loại rau củ trước khi cho vào tủ lạnh

Mỗi loạirau củ sẽ có thời gian bảo quản và hư hỏng khác nhau. Cách bảo quản rau trong tủ lạnh đúng cách là bạn cầnphân loại cụ thể và cho chúng vào từng túi riêng trước khi cho vào tủ lạnh.

Tủ lạnh Samsung Inverter 380 lít RT38K5982DX sở hữu ngăn rau quả riêng biệt giúp bảo quản tốt từng loại thực phẩm thịt, cá, rau, củ, quả khác nhau mà không bị lẫn mùi

Tủ lạnh Samsung Inverter 208 lít RT20HAR8DBU trang bị công nghệ Digital Inverter hoạt động êm ái cùng bộ lọc than hoạt tính vừa giúp bảo quản tốt thực phẩm vừa giúp kháng khuẩn, khử mùi rất tốt

Tủ lạnh Samsung Inverter 680 lít RS62R5001M9 tích hợp nhiều công nghệ làm lạnh hiện đại, tiết kiệm điện năng và dung tích lớn bảo quản đa dạng các loại thực phẩm, đồ uống khác nhau

Nhiệt độ bảo bảo quản thích hợp

Tủ lạnh ở nhiệt độ 1-4 độ C sẽ bảo quản rau củ được tốt hơn vì vi khuẩn thường phát triển mạnh ở nhiệt độ trên 4 độ C. Tuy nhiên cũng đừng để nhiệt độ quá thấp hay cho rau củ vào tủ đông, điều này sẽ khiến rau củ bị đóng băng hay nhanh hỏng hơn.

Không rửa rau củ trước khi cho vào tủ lạnh

Lượng độ ẩm nhiều sẽ khiến rau dễ bị biến màu, hư hỏng, bởi lẽ đó bạn chỉ nên rửa rau củ quả khi đem đi chế biến chứ không nên rửa trước khi cho vào tủ lạnh. Đối với những loại thực phẩm củ quả như củ cải, cà rốt, xu hào thì bạn nên cắt bớt ngọn trước khi bảo quản trong tủ lạnh.

Dùng túi nilong để bảo quản

Độ ẩm phù hợp với đa số các loại rau củ quả tươi là khoảng 80-95%, tuy nhiên độ ẩm của tủ lạnh chỉ ở mức khoảng 65%. Vì vậy, bạn nên bọc rau củ vào túi nilon để ngăn sự bay hơi nước, đặc biệt là những món không có lớp vỏ bên ngoài.

Tuy nhiên với nấm rơm thì 90% thành phần là nước, nên khi được bọc vào túi nilon sẽ bị ra nhơn. Mặt khác, nấm rơm hấp mùi các thực phẩm khác khá mạnh khi bảo quản chung, do đó cách bảo quản tốt nhất nấm rơm hay các thực phẩm ra nhiều nước là bọc giấy.

Một số mẹo bảo quản với từng loại rau cụ thể:

- Rau diếp và cần tây: Rau diếp và cần tây sau khi ráo nước nên được quấn bằng khăn giấy rồi mới cho vào túi nhựa. Cách này sẽ giúp rau vẫn tươi thêm ít nhất một tuần.

- Khoai tây hoặc hành tây đã cắt lát: Khoai tây hay hành tây sau khi cắt lát cũng có thể bảo quản bằng cách lấy khăn giấy phủ lên phần đã cắt và cất lại vào túi nhựa có khóa kéo.

- Cà rốt: Để giữ cà rốt tươi ngon lâu cả tuần, hãy gói chặt trong một hộp nhựa để ngăn chặn sự bốc hơi hoặc bảo quản trong một hộp đựng kín.

- Các loại củ: Khoai tây, hành tây, gừng, tỏi và khoai lang nên được bảo quản ở nơi tối hay trong một túi tối màu, ánh sáng mặt trời sẽ làm cho chúng nảy mầm và không ăn được.

- Rau lá: Rau không bị ướt sẽ giữ được độ tươi lâu hơn.

Dự trữ rau củ quả trong tủ lạnh

Dự trữ rau và trái cây riêng biệt

Rau và trái cây thường được phân thành 2 nhóm: nhóm "sinh sản" ra khí ethylene và nhóm nhạy cảm với khí ethylene. Nếu bảo quản chung 2 loại này, những quả “nhạy cảm” sẽ chín nhanh hơn.

Táo, đu đủ, chuối, bơ và cà chua thường sản xuất khí ethylene. Còn rau diếp, bông cải xanh, chanh, cam và cà rốt thì sẽ chín nhanh hơn khi tiếp xúc với khí ethylene. Ngoài ra, những rau quả bầm dập hay một số loại rau, trái cây đặc biệt cũng có thể là tác nhân khiến rau quả để chung sinh ra nhiều khí ethylene hơn. Thông thường trái cây sản sinh ra nhiều khí ethylene hơn, còn rau xanh lại khá nhạy cảm với loại khí này.

Dự trữ rau có lá màu xanh đậm

Các loại rau xanh đậm như rau diếp, thảo dược nên được bảo quản trong các các hộ nhựa đặc biệt, chuyên dùng để bảo quản rau xanh. Những chiếc hộp này thường có khóa kéo đặc biệt, nhiều ngăn với rãnh nhựa nằm giữa hoặc các lỗ thông khí để giúp rau củ quả không bị bí vì thiếu không khí.

Nếu không có loại hộp này, bạn có thể đặt 1 hoặc 2 tờ giấy thấm vào mặt trong của túi nhựa có khóa kéo và bảo quản rau trong đấy. Giấy thấm sẽ hút bớt chất ẩm đối với những túi nhựa không có lỗ thoát hơi. Phương pháp này có thể dùng với rau diếp, rau bina, ngò tây, mù tạc xanh...

Thời gian lưu trữ một số rau củ trong tủ lạnh

- 2-3 ngày: măng tây, cải bắp.

- 3-5 ngày: bông cải xanh, đậu Hà Lan, hành lá.

- 1 tuần: đậu, súp lơ, dưa chuột, rau lá xanh, tỏi tây, rau diếp, ớt, bí ngô.

- 1-2 tuần: cần tây.

- 2 tuần: củ cải, cà rốt, củ cải.

>>Xem thêm:

Cách bảo quản bơ chín ngon lành trong tủ lạnh

Video liên quan

Chủ Đề