Sách lớp 5 có cải cách không

Hiện nay, có năm đơn vị đang biên soạn, xuất bản và phát hành sách giáo khoa trong nước. Năm học 2020-2021, khi bắt đầu triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới với lớp 1, giá sách giáo khoa cao hơn 3-4 lần so với sách cũ. Năm nay, khi NXB Giáo dục Việt Nam công khai giá sách các lớp 3, 7, 10, sử dụng cho năm học 2022-2023, mức giá tiếp tục cao hơn các bộ sách cũ 2-3 lần.

Độc giả Trangnth bày tỏ mong muốn về những cải cách với sách giáo khoa: "Sách giáo khoa cần được cải cách và sử dụng được trong thời gian từ 5-7 năm là ít nhất. Như vậy thì lớp học sinh sau có thể dùng lại của lớp trước. Tôi nhớ thời còn đi học, trường có thư viện. Cứ đến hè, học sinh lại ra trường đăng ký mượn sách, giữ gìn cẩn thận và cuối năm trả lại, để các em lớp sau tiếp tục mượn lại. Sách giáo khoa thay đổi liên tục không những là gánh nặng cho phụ huynh, đầu năm đã chi từ 300.000 - 600.000 đồng cho một bộ sách nhưng khi hết năm lại bỏ thùng rác, cùng lắm là nghiền ra thành bột giấy để tái chế. Đó là một sự lãng phí tài nguyên quá lớn".

Đồng quan điểm, bạn đọc Lê Văn Dũng cho rằng: "Tôi hy vọng một bộ sách có thể dùng được vài năm. Tôi từng mua một bộ sách giáo khoa tiểu học cho con hết 100.000 đồng, mua thêm năm cuốn sách tiếng Anh hết 500.000 đồng, rồi cuối cùng cũng chỉ học có hai cuốn. Hồi tôi đi học, xin được một bộ sách của anh hàng xóm về dùng, sau đó em tôi tiếp tục học bộ đó, rất tiết kiệm. Mong rằng bây giờ một bộ sách cũng dùng được nhiều năm như vậy, đừng gây lãng phí tiền của người dân, tài nguyên của đất nước nữa. Hãy tạo cho học sinh thói quen giữ gìn sách vở, biết tiết kiệm".

>> Tốn tiền triệu mua sách giáo khoa mới cho con

Theo Quyết định số 709/QĐ-BGDĐT và Quyết định số 718/QĐ-BGDĐT của Bộ GD&ĐT ban hành ngày 9/2/2021, có ba bộ sách giáo khoa [SGK] lớp 2, lớp 6 đã được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành, trong đó có hai bộ là: Kết nối tri thức với cuộc sống và Chân trời sáng tạo của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam; bộ thứ ba được phê duyệt là Cánh diều của NXB ĐH Sư phạm, NXB ĐH Sư phạm TP HCM. Mong muốn chính đáng của những người phải bỏ tiền ra mua SGK cho con học hằng năm, đó là phải ổn định, lâu dài.

Độc giả Nguyễn Thị Mai bày tỏ mong mỏi: "Sách giáo khoa cần thống nhất dùng chung một bộ cho cả nước, cho các khối. Chứ như bây giờ, mỗi trường chọn học một bộ sách của các nhà xuất bản khác nhau, rất lãng phí. Cần giảm tải kiến thức lại, sách dùng được nhiều năm chứ không phải năm nào cũng thay đổi chương trình, thay bộ sách. Nhất là cấp tiểu học, trẻ cần có thời gian chơi, thay vì phải học cả Khoa học, Địa lý, Lịch sử, Tin học... kiến thức nhồi nhét rất nhiều. Con tôi cứ mỗi cuối học kỳ là lại đổ bệnh vì học".

Nhấn mạnh tính cấp thiết của việc hạn chế tình trạng thay đổi đầu sách liên tục mỗi năm, bạn đọc Ngoc Pham Van khẳng định: "Hiện nay, đất nước ta còn nhiều khó khăn, nhân dân ta còn nhiều thiếu thốn. Thế nên, đề nghị cần làm sách giáo khoa tiết kiệm, không cần giấy phải thật tốt, không cho viết vào sách, kể cả sách bài tập, nội dung sách nên dùng được từ 5-10 năm như các nước khác và có file trực tuyến để học sinh có thể tải về học. Như thế, tôi tin giá sách sẽ không cao, không thấp, mọi người đều có thể học được".

Thành Lê tổng hợp

>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.

    Đang tải...

  • {{title}}

Câu chuyện giá sách giáo khoa chương trình mới tăng cao, không tái sử dụng được … đã và đang làm nóng dư luận xã hội.

Với nhà có điều kiện, chẳng ai quan tâm giá sách giáo khoa, chỉ cần sách chất lượng tốt là được. Với gia đình có đông con đi học, hoàn cảnh kinh tế không khá giả, tiền sách giáo khoa, tiền trường đầu năm học là cả một vấn đề.

Cải cách, thay sách giáo khoa, luôn là nỗi ám ảnh với người nghèo, người nghèo mong sách giáo khoa có thể tái sử dụng, anh chị học xong để lại cho em út học được.

Một số thông tin cho rằng, sách giáo khoa chương trình mới [2018] không tái sử dụng được, gây bức xúc cho người dân, thực tế có phải vậy không?

Người viết đã tìm hiểu qua một số phụ huynh và giáo viên để truy tìm sự thật.

Một phụ huynh tại Hà Nội có con sinh năm 2014, lứa học sinh tiên phong thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới cho biết: "Con nhà em là thế hệ tiên phong thực hiện chương trình mới và học sách Toán, Tiếng Việt bộ Kết nối tri thức với cuộc sống. Năm 2020-2021, con em học lớp 1. Học xong, sách giáo khoa và bộ đồ dùng học tập được một bạn hàng xóm sinh năm 2015 mượn.

Hết năm học 2021-2022, em lại thu hồi về cho một bạn sắp vào lớp 1 [sinh năm 2016] lấy học. Sách lớp 2 con em học xong cũng đã có người xin.

Vì thế, chỉ cần con bạn không biến sách thành máy bay lượn ngợp lớp, ngợp nhà hoặc thành bức tranh trừu tượng đầy màu tím thủy chung, bộ đồ dùng học tập không biến thành đồ chơi quăng gầm giường một ít, góc tủ lạnh 1 ít thì chắc chắn vẫn có thể dùng lại được.

Có cuốn luyện đọc thì hơi tã bìa do tần suất sử dụng ở lớp 1 dày đặc, còn lại đa số đều có thể tái sử dụng sang lứa học sinh thứ 3.

Thế nên, các bố mẹ yên tâm là sách giáo khoa chương trình giáo dục phổ thông mới mới hoàn toàn có thể tái sử dụng nhiều lần chỉ cần nó còn dùng được”.

Cô giáo Vũ Thanh Loan, Phó hiệu trưởng Trường Tiểu học Lê Minh Châu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết “Sách giáo khoa lớp 1, lớp 2, đều có thể tái sử dụng cho năm học sau được, nếu các em học năm nay có ý thức giữ gìn, không viết, vẽ bậy vào sách”.

Cô giáo Nguyễn Thị Ngọc Hạnh, giáo viên trường Trung học cơ sở Bưng Riềng, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chia sẻ: “Sách giáo khoa lớp 6, môn Khoa học tự nhiên, học sinh năm nay học, năm sau học sinh khác cũng có thể sử dụng học bình thường.

Tuy nhiên để đảm bảo chất lượng, bảo vệ sách, giáo viên nên quán triệt cho học sinh không được vẽ, viết vào sách giáo khoa ngay từ đầu năm học”.

Cô Nguyễn Thị Ngọc Hạnh với học sinh lớp 6 năm học 2021-2022. Ảnh: Sơn Quang Huyến

Anh Hùng, phụ huynh học sinh ở xã Bưng Riềng, Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, có con đang học lớp 1 cho biết: “Năm ngoái bé chị học lớp 1, để sách lại cho bé em nó học. Năm nay em chỉ mua mới sách lớp 2 cho bé chị, còn bé em lại dùng sách cũ lớp 1 của chị nó thầy ạ”.

Như vậy, thông tin sách giáo khoa lớp 1, lớp 2, lớp 6 mới, không thể tái sử dụng được là không chính xác.

Để sách giáo khoa tái sử dụng, giáo viên bộ môn cần nhắc nhở học sinh giữ gìn, không vẽ, viết vào sách. Giáo dục học sinh bảo vệ sách giáo khoa, cũng là giáo dục phẩm chất, năng lực, ý thức, trách nhiệm cộng đồng cho học sinh.

Cuối năm học, nhà trường nên tổ chức cuộc thi bảo vệ, giữ gìn sách giáo khoa, cùng với đó, vận động học sinh tặng lại sách giáo khoa cũ, tạo tủ sách dùng chung cho nhà trường, giúp đỡ học sinh khó khăn không có điều kiện mua sách giáo khoa.

[*] Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.

Sơn Quang Huyến

Lộ trình thay sách giáo khoa mới

VTV.vn - Một sự kiện giáo dục thời điểm này đang được nhiều phụ huynh, học sinh và các nhà trường quan tâm. Đó là đã có sách giáo khoa mới của lớp 2 và lớp 6.

Năm học tới, lớp 2 và lớp 6 sẽ thay sách giáo khoa. Việc này đã nằm trong lộ trình thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới. Lộ trình như sau:

Năm học 2020-2021 đối với lớp 1.

Năm học sau là với lớp 2 và lớp 6.

Năm học 2022-2023 đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10.

Năm học 2023-2024 đối với lớp 4, lớp 8 và lớp 11.

Và 4 năm nữa là đối với lớp 5, lớp 9 và lớp 12.

Bất cứ học sinh, giáo viên hay cả phụ huynh nào rơi vào những cột mốc thay đổi trên đều ít nhiều lo lắng. Sách giáo khoa lớp 2 và lớp 6 cho năm tới có 3 bộ sách để các địa phương lựa chọn. Các địa phương có thể chọn cả một bộ sách, hoặc có thể chọn từng quyển của các bộ khác nhau để đưa vào giảng dạy.

Năm học tới, các thầy cô tại Hà Nam sẽ dạy học sinh lớp 6 theo sách giáo khoa mới. Sau rất nhiều trông ngóng, hiện 3 bộ sách đã đến với các giáo viên. Có cả bản cứng và các file mềm, video giới thiệu về sách giáo khoa của các tác giả. Giáo viên trực tiếp xem, rồi cùng tổ chuyên môn thảo luận về nội dung, hình ảnh, cấu trúc chương trình.

Cùng với lớp 6, lớp 2 cũng sẽ thay sách giáo khoa mới. Đã có kinh nghiệm chọn sách lớp 1 năm ngoái, các giáo viên tiểu học năm nay bớt đi sự bỡ ngỡ. Dù không trực tiếp quyết định trường mình sẽ học bộ sách nào như năm ngoái nhưng các ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo vẫn là căn cứ quan trọng để UBND các tỉnh quyết định lựa chọn sách. Các giáo viên hiểu trách nhiệm tìm hiểu kỹ các bộ sách giáo khoa của mình.

Trường Tiểu học Liêm Phong năm ngoái chọn sách giáo khoa từ 3 bộ khác nhau để dạy cho học sinh lớp 1. Đã được gần 1 năm thực hiện dạy và học, nhà trường nhận thấy, lúc này, không chỉ các giáo viên mà học sinh, phụ huynh cũng cần được tuyên truyền để chủ động tìm hiểu về các bộ sách giáo khoa mới đang được các nhà xuất bản giới thiệu công khai.

Các địa phương sẽ có thời gian nghiên cứu sách giáo khoa mới từ giờ đến hết tháng 3. Sau đó, UBND tỉnh, thành phố sẽ quyết định lựa chọn cuốn sách nào phù hợp. Giáo viên, nhà trường nghiên cứu sách kỹ lưỡng, thẳng thắn, khách quan đưa ra các góp ý sẽ góp phần quyết định những chương trình học chất lượng cho học sinh.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của trên TV Online và VTVGo!

Từ khóa:

sách giáo khoa, giáo dục phổ thông, học sinh lớp 6, giáo viên tiểu học, học sinh lớp 1, chương trình học, thầy cô giáo, trường tiểu học, Nhà xuất bản

Video liên quan

Chủ Đề