Sài gòn ra hà nội có bị cách ly

Như Thanh Niên đã đưa tin, chiều tối 16.11, UBND TP.Hà Nội bất ngờ ra quyết định điều chỉnh một số biện pháp phòng, chống dịch trong bối cảnh các ca nhiễm của thành phố những ngày qua ở mức từ 150 - 289 ca mắc mới mỗi ngày. Điểm mới nhất là ngoài việc thí điểm cách ly F1 tại nhà, Hà Nội bắt buộc cách ly với người từ TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, người về từ vùng 3, vùng 4 [vùng cam và vùng đỏ] đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin. Quyết định bất ngờ này của Hà Nội khiến nhiều người trở tay không kịp.

Trao đổi với Thanh Niên sáng 17.11, TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng [Bộ Y tế], cho rằng quyết định bắt buộc cách ly nêu trên của Hà Nội là không hợp lý. “Người từ TP.HCM hay các tỉnh như Bình Dương, Đồng Nai, Long An khi ra Hà Nội nếu đi máy bay thì đều đã phải tiêm 2 mũi vắc xin à có xét nghiệm âm tính, vì sao còn phải cách ly. Hà Nội làm thế phải chăng vì lo tiêm 2 mũi vắc xin và xét nghiệm không hiệu quả?”, ông Nga nêu vấn đề.

Chuyên gia này cũng cho biết trường hợp cụ thể của cháu ông từ TP.HCM dự định bay ra Hà Nội công tác, nhưng sau khi thấy quy định bắt buộc cách ly 7 ngày thì đã phải trả vé. Lý do chỉ ra làm việc 2 ngày nhưng buộc cách ly tới 7 ngày thì rất mất thời gian.

Trước lo ngại của thành phố về việc các ca nhiễm cộng đồng đang có xu hướng gia tăng mạnh so với trước đây, theo ông Nga, việc xuất hiện các ca nhiễm mới tại Hà Nội không phải do người từ nơi khác lây lan dịch. “Dịch đã lây lan trong cộng đồng rồi, không phải là người bên ngoài mang vào. Ngay cả hiện tại nếu khám tình cờ có thể rất nhiều người có vi rút, đặc biệt là những người đã tiêm vắc xin, nhưng có vi rút chứ không phải có bệnh. Chúng ta đã xác định thích ứng linh hoạt thì chỉ những người có triệu chứng hoặc có bệnh nền mới phải chữa trị”, ông Nga nhìn nhận.

Ca cộng đồng tăng vọt, 3 ổ dịch Covid-19 lớn nhất Hà Nội đã trên 750 ca

Sợ dịch đến thế sao ?

Nói về quyết định trên, bạn đọc [BĐ] ANHSONNGUYEN TNTH bức xúc: “Quyết định này của UBND TP.Hà Nội nếu chưa báo cáo Chính phủ thì có vượt quá quy định trong Nghị quyết 128 của Chính phủ và Hướng dẫn 4800 của Bộ Y tế về thích ứng an toàn với dịch Covid-19 không? Nó sẽ ảnh hưởng công việc của rất nhiều người nếu đi công tác hoặc di chuyển tiếp đến các địa phương khác. Vậy việc chứng nhận thẻ xanh có tác dụng gì nữa, sao không áp dụng test RT-PCR để khi có kết quả âm tính sẽ không bị cách ly?”.

Cùng quan điểm, BĐ Hai Dang Doan than thở: “Vậy thích ứng an toàn với dịch đâu? Chính phủ ra Nghị quyết 128 để làm gì? Mỗi ngày có cả ngàn người từ phía nam ra thì cách ly hết à? Ôi phòng chống dịch kiểu này thì thiệt hại kinh tế, thiệt hại cho doanh nghiệp quá”.

Tuy nhiên, cũng có một số BĐ ủng hộ quyết định của Hà Nội. BĐ tamluuktn53 cho rằng: “Vâng, người ta đã cho tự ý thức rồi, còn đi lung tung gây hại. Khi ý thức đã tồi thì phải để quyết định lên ngôi nhé. Ý thức tốt thì đã không đến nỗi”. Cùng ý kiến ủng hộ, BĐ Mai Quoc Hung đặt câu hỏi: “Vậy anh nghĩ sao khi dạo này nhiều người nhiễm? Cho tự cách ly rồi đó, vậy ý thức để đâu?”.

Cần thích ứng an toàn với dịch

BĐ Tue Phan nhận xét: “Giờ xác định thích ứng an toàn với Covid-19 rồi mà làm vậy thì chẳng khác gì quay lại Zero Covid”.

Nhiều BĐ mong muốn Hà Nội bỏ quy định phải tự cách ly 7 ngày như trên, vì không hợp lý. BĐ Chí Thành Lê lưu ý: “Không được trái với Nghị quyết 128 của Chính phủ, trừ trường hợp xin Chính phủ cho phép”. BĐ NPHONG cũng cho rằng: “Cứ thế này thì biết bao giờ VN mới có “bình thường mới” đúng nghĩa. Thế bây giờ các tỉnh cũng cách ly người từ HN đến thì thế nào?”.

Trong khi đó, BĐ Minh Thành đề xuất: “Ai mà không sợ dịch? Nhưng tôi thấy cách làm của Hà Nội là thận trọng quá mức và không đúng tinh thần Nghị quyết 128. Nếu cần, đề nghị Hà Nội có thể bắt buộc những người đã tiêm vắc xin 2 mũi khi đến Hà Nội phải làm xét nghiệm Covid-19. Ai âm tính thì không cần cách ly nữa. Như vậy sẽ hợp lý hơn. Chứ đi công tác mấy ngày, mà cách ly 7 ngày thì còn gì nữa mà đi?”.

Hà Nội buộc cách ly người về từ TP.HCM phòng Covid-19, chuyên gia nói gì?

Tại sao lại phải cách ly khi đã tiêm chủng vắc xin? Vậy tiêm chủng vắc xin để làm gì?

Hiep Ngo

Những người có nhu cầu công tác làm việc, sao không bắt buộc test RT-PCR âm tính rồi cho vào Hà Nội? Tự cách ly 7 ngày thì làm ăn gì nữa?Lê

Hoàng Hiếu

Vậy anh nghĩ sao khi dạo này nhiều người nhiễm, cho tự cách ly rồi đó, vậy ý thức để đâu?

Mai Quoc Hung

Tin liên quan

Hà Nội bỏ quy định người bay từ TP Hồ Chí Minh ra phải cách ly tập trung

[ĐCSVN] - TP Hà Nội quyết định cho phép người đi từ TP Hồ Chí Minh ra Thủ đô không phải cách ly tập trung, được cách ly tại nhà nếu đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin, xét nghiệm âm tính COVID-19 trong vòng 72 giờ.

Hành khách làm thủ tục ''check in'' trên chuyến bay thương mại đầu tiên từ TP Hồ Chí Minh đi Hà Nội sau khi hàng không khôi phục đường bay nội địa kể từ ngày 10/10 - Ảnh: Báo KTĐT

Chiều 11/10, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền đã ký văn bản triển khai thí điểm mở đường bay nội địa thường lệ đi và đến TP Hà Nội.

Theo đó, UBND TP Hà Nội thống nhất với Bộ Giao thông vận tải về thực hiện Quy định tạm thời triển khai các đường bay nội địa chở khách thường lệ đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 từ ngày 10/10/2021 đến 20/10/2021 tổ chức khai thác đường bay giữa Hà Nội – TP Hồ Chí Minh và Hà Nội - Đà Nẵng với tần suất 1 chuyến trên ngày [chở khách 2 chiều], ngồi giãn cách 50% công suất.

Cụ thể, đối với hành khách đủ điều kiện theo quy định của Bộ Giao thông vận tải, Bộ Y tế như tiêm 2 mũi vắc xin, xét nghiệm COVID-19 âm tính trong vòng 72 giờ thì thực hiện theo dõi sức khỏe tại nhà hoặc nơi lưu trú và thực hiện các biện pháp đảm bảo phòng chống dịch COVID-19 theo quy định của Trung ương và TP, không phải cách ly tập trung.

Trước đó, UBND TP Hà Nội có công văn gửi Bộ Giao thông vận tải về việc đồng ý mở lại 2 đường bay TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

Trong đó, TP Hà Nội yêu cầu với hành khách bay từ Tân Sơn Nhất, TP.HCM về Nội Bài và lưu trú tại Hà Nội, TP yêu cầu phải có chứng nhận tiêm đủ 2 liều vắc xin COVID-19, trong đó liều cuối cùng trong thời gian ít nhất 14 ngày và không quá 12 tháng, hoặc có giấy xác nhận khỏi COVID-19 không quá 6 tháng.

Ngoài ra, phải có xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trong vòng 72 giờ, tuân thủ 5K, khai báo y tế tại điểm xuất phát và điểm đến. Đặc biệt, hành khách phải cách ly tập trung 7 ngày tại các khu cách ly tập trung của TP và cơ sở lưu trú [khách sạn] do TP công bố. Hành khách tự đảm bảo các chi phí cách ly và xét nghiệm theo quy định. Sau thời gian cách ly tập trung, tiếp tục theo dõi sức khỏe tại nhà 7 ngày.

Quy định trên từ phía UBND TP Hà Nội đã vấp phải nhiều ý kiến không đồng tình từ dư luận, chuyên gia. Nhiều người cho rằng những yêu cầu trên là không cần thiết, gây cản trở nỗ lực mở cửa lại nền kinh tế, đi lại của Chính phủ.

Theo phản ánh, một số hành khách có vé máy bay chặng TP Hồ Chí Minh – Hà Nội ngày 11/10 đang gặp khó khăn bởi không đặt được khách sạn để cách ly tại Hà Nội. Toàn bộ 20 khách sạn mà thành phố Hà Nội chỉ định làm nơi cách ly tập trung đều không nhận khách vì nhiều lý do…/.

PC

Tối 18-11, chủ tịch UBND TP Hà Nội đã ký công điện số 24 về việc triển khai, giám sát xét nghiệm các trường hợp có nguy cơ cao từ các địa bàn có dịch về Hà Nội.

Theo đó, Hà Nội dừng việc triển khai cách ly tại nhà người về từ TP.HCM được quy định tại công điện số 23 ngày 16-11 của UBND TP Hà Nội. 

Đồng thời, triển khai việc giám sát, xét nghiệm các trường hợp có nguy cơ cao đến từ địa bàn có dịch theo đúng các nội dung quy định tại văn bản số 9472/BYT-MT ngày 8-11 của Bộ Y tế, cụ thể:

Về tổ chức xét nghiệm COVID-19, Hà Nội chỉ đạo chủ động xét nghiệm COVID-19 bằng phương pháp RT-PCR hoặc xét nghiệm kháng nguyên nhanh [không đưa ra các yêu cầu người dân phải trình kết quả xét nghiệm khi vào địa bàn tỉnh, thành];

Trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 thì xử lý theo quy định. Trong đó, lưu ý căn cứ vào điều kiện thực tế tại địa phương, Sở Y tế chỉ đạo việc quản lý người nhiễm COVID-19 tại cơ sở y tế hoặc tại nhà theo hướng dẫn của Bộ Y tế ngày 21-8 và thiết lập các trạm y tế lưu động để đảm bảo công tác chăm sóc sức khỏe và phòng, chống dịch cho người dân theo quyết định số 4042/QĐ-BYT ngày 21-8 của Bộ Y tế. 

"Những người đã tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19 hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng tính đến thời điểm về địa phương [có giấy ra viện/giấy xác nhận khỏi bệnh COVID-19]: tự theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú trong 7 ngày kể từ ngày về địa phương và nghiêm túc thực hiện 5K; thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 vào ngày thứ nhất; nếu có dấu hiệu bất thường về sức khỏe như ho, sốt, khó thở, đau rát họng, mất vị giác thì báo cho cơ quan y tế để theo dõi và xử trí theo quy định", công điện của UBND TP Hà Nội nêu.

Với những người tiêm chưa đủ liều vắc xin phòng COVID-19, phải thực hiện cách ly tại nhà, nơi lưu trú 7 ngày kể từ ngày về địa phương; tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong 7 ngày tiếp theo và luôn thực hiện thông điệp 5K; thực hiện xét nghiệm COVID-19 vào ngày thứ nhất, ngày thứ 7 kể từ ngày về địa phương.

Những người chưa được tiêm vắc xin phòng COVID-19, phải thực hiện cách ly 14 ngày kể từ ngày về địa phương; tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong 14 ngày tiếp theo và nghiêm túc thực hiện thông điệp 5K; thực hiện xét nghiệm COVID-19 vào ngày thứ nhất, ngày thứ 7 và ngày thứ 14 kể từ ngày về địa phương.

Những người đã tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 hoặc khỏi bệnh COVID-19 tại nước ngoài thì việc kiểm tra và công nhận giấy chứng nhận tiêm chủng, giấy xác nhận khỏi bệnh COVID-19 hoặc các giấy tờ tương đương khác của nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Ngoại giao. 

Sao lại bất ngờ 'cách ly'!?

PHẠM TUẤN

Video liên quan

Chủ Đề