Sinh thiết phôi bao lâu có kết quả

Tỉ lệ thành công của một ca IVF – Thụ tinh ống nghiệm phụ thuộc vào nhiều tố như chất lượng phôi, kỹ thuật chuyển phổi, cơ địa của bệnh nhân…. Ngoài ra, việc chẩn đoán và xét nghiệm sàng lọc di truyền trước chuyển phôi cũng rất quan trọng để giúp nâng cao hiệu quả cho IVF. Vậy nên sàng lọc di truyền phôi ngày 3 hay ngày 5?

Xét nghiệm di truyền là kỹ thuật y sinh học nhằm phát hiện ra được những bệnh lý di truyền hay những bất thường về cấu trúc, bất thường số lượng nhiễm sắc thể của phôi trước khi tiến hành chuyển phôi hay còn được gọi là chẩn đoán di truyền tiền làm tổ hay sàng lọc di truyền tiền làm tổ của phôi.

Xét nghiệm sàng lọc di truyền trước chuyển phôi được thực hiện trên 3 – 5 tế bào của phôi. Mục đích của sàng lọc phôi là xác định các bất thường về di truyền ở mức độ nhiễm sắc thể, từ đó giúp các chuyên gia lựa chọn phôi có bộ nhiễm sắc thể bình thường trước khi tiến hành chuyển phôi.

Hiện nay thì có3 loại xét nghiệm sàng lọc di truyền trước khi chuyển phôi:

Nhóm 1: Xét nghiệm để phát hiện ra những bệnh lý di truyền, bệnh lý đơn gen ví dụ như Thalassemia hay teo cơ tuỷ.

Nhóm 2: Xét nghiệm để phát hiện ra những bất thường tái cấu trúc của nhiễm sắc thể.

Nhóm 3: Xét nghiệm để phát hiện ra những bất thường lệch bội hay dị bội nhiễm sắc thể của phôi trước khi chuyển phôi.

>>> Tìm hiều thêm về Chẩn đoán và sàng lọc di truyền tiền làm tổ [PGD/ PGS]

Xét nghiệm di truyền trước chuyển phôi có ý nghĩa rất lớn. Với những cặp đôi có vợ hoặc chồng mang những bệnh lý đơn gen thông qua xét nghiệm để có thể loại trừ giúp cho em bé không mang những gen bệnh.

Trong thụ tinh ống nghiệm IVF, xét nghiệm di truyền để phát hiện ra những bất thường về số lượng nhiễm sắc thể giúp làm tăng tỷ lệ thành công phôi làm tổ, giảm số lần phải chuyển phôi cho người bệnh và có ý nghĩa lớn đối với những cặp đôi thất bại IVF nhiều lần hay những phụ nữ lớn tuổi.

Phôi ngày 3 hoàn toàn có thể sàng lọc di truyền nhưng chuyên viên phôi của IVF Hồng Ngọc luôn khuyến cáo không nên thực hiện xét nghiệm này đối với phôi ngày 3.

Kể từ khi phương pháp xét nghiệm di truyền tiền làm tổ được sử dụng vào năm 1990 để giúp xác định những phôi khoẻ mạnh thì hoàn toàn được thực nghiệm ở những phôi ngày 3.

Tuy nhiên đến năm 2007, phương pháp sàng lọc phôi ngày 3 sinh thiết những tế bào được chứng minh có thể gây nguy hại cho phôi, làm giảm khả năng làm tổ của phôi. Do đó, xét nghiệm di truyền tiền làm tổ thường không được áp dụng cho phôi nuôi ngày 3.

Trong những năm gần đây sự phát triển vượt bậc của y học, đặc biệt ngành hỗ trợ sinh sản ngày càng cao khiến khả năng nuôi phôi nang có nhiều bước tiến mạnh mẽ.

Do đó thay vì làm sàng lọc phôi vào ngày 3 như trước đây thì các chuyên viên luôn khuyến khích việc làm xét nghiệm phôi vào ngày 5.

Đối với phôi ngày 5 thì khi xét nghiệm sẽ lấy được nhiều tế bào hơn, khoảng 5 tế bào của phôi được lấy ra nên kết quả di truyền tin cậy hơn.

>>> Tìm hiểu thêm Ưu điểm chuyển phôi ngày 5, ngày 6

Tiếp theo khả năng sống của phôi sau sinh thiết của phôi ngày 5 là tốt hơn. Tỷ lệ làm tổ của phôi sau sinh thiết cũng ghi nhận tỷ lệ tích cực hơn so với ngày 3.

Vì phôi ngày 3 tỷ lệ khảm của phôi tương đối nhiều nên khi lấy một tế bào ra để xét nghiệm thì tế bào đó có thể không đại diện cho phôi và tỷ lệ sống của phôi sau sinh thiết cũng không được đảm bảo.

Trung tâm IVF Hồng Ngọc – Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

Add: Tầng 14, số 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội

Hotline: 0915.960.139 – 0915.330.016

Tel: +[84-24] 3927 5568 ext 6820/6825

Email:

Năm 2020

Khách sạn Eastin Grand, số 253 Nguyễn Văn Trỗi, Quận Phú Nhuận, ...

Sinh thiết phổi là phương pháp gì, có an toàn không? Cần chuẩn bị gì khi thực hiện kỹ thuật này? Đây là những câu hỏi được không ít người bệnh quan tâm và tìm hiểu. Trong bài viết kỳ này, MEDLATEC sẽ giúp bạn đọc giải đáp những thắc mắc nói trên một cách nhanh chóng nhất. Cùng theo dõi nhé!

1. Sinh thiết phổi là như thế nào?

Sinh thiết phổi là một kỹ thuật xâm lấn được thực hiện để lấy tế bào hoặc mẫu mô từ phổi ra khỏi cơ thể. Mẫu sinh thiết được dùng để kiểm tra, chẩn đoán các bệnh lý, ung thư phổi hoặc các dấu hiệu bất thường tại phổi. Thông thường, căn cứ vào tình trạng người bệnh, loại bệnh lý nghi ngờ, tình trạng tổn thương,… mà sinh thiết tại phổi có thể được bác sĩ chỉ định thực hiện bằng phương pháp kín hoặc mở.

2. Sinh thiết phổi được thực hiện khi nào?

Bệnh nhân sẽ được tiến thành thực hiện sinh thiết tại phổi trong các trường hợp sau:

  • Người bệnh xuất hiện các dấu hiệu bất thường về hình ảnh tại phổi khi thực hiện chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp X-quang.

  • Xác định tính chất của khối u khối u bất thường ở phổi là lành tính hay ác tính.

  • Xác định các giai đoạn phát triển với khối u ác tính tại phổi.

  • Chẩn đoán nguyên nhân gây tràn dịch màng phổi khi các biện pháp thực hiện trước đó không xác định được.

  • Thăm khám và chẩn đoán tình trạng các tình trạng bệnh lý hay viêm, nhiễm trùng với phổi.

Sinh thiết, lấy mẫu mô phổi được thực hiện khi phát hiện các kết quả X-quang bất thường

3. Các phương pháp thực hiện sinh thiết cho phổi

Các kỹ thuật sinh thiết tại phổi hiện nay gồm có:

Sinh thiết kim

Kỹ thuật được thực hiện bằng cách đâm qua thành ngược bằng một mũi kim sinh thiết thông qua sự hướng dẫn của chụp cắt lớp vi tính hoặc X-quang. Mũi kim sinh thiết được đưa tới và lấy mẫu mô tại khu vực nghi ngờ tổn thương. Trước khi thực hiện, người bệnh sẽ được bác sĩ tiến hành gây tê tại chỗ.

Sinh thiết xuyên phế quản

Quá trình sinh thiết sẽ được thực hiện đồng thời với việc nội soi phế quản của người bệnh. Nghĩa là, mẫu mô tế bào tại khu vực nghi ngờ sẽ được lấy trực tiếp thông qua ống nội soi.

Sinh thiết tại phổi thông qua nội soi lồng ngực

Trước tiên, bác sĩ sẽ tiến hành gây mê cho người bệnh. Sau đó, tiến hành đưa ống nội soi xuyên qua thành ngực đi vào trung thất. Lúc này, các dụng cụ sử dụng để sinh sinh thiết sẽ được đưa vào và lấy mẫu mô qua ống nội soi.

Sinh thiết mở

Với kỹ thuật sinh thiết này, người bệnh sẽ được bác sĩ gây mê và tiến hành phẫu thuật mở ngực. Các mẫu mô tế bào được lấy và kiểm tra, đánh giá. Từ các kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các bước can thiệp, điều trị tiếp theo với người bệnh.

Sinh thiết mở cho phổi thực chất là một quá trình phẫu thuật. Do đó, người bệnh sau khi thực hiện phương pháp cần nằm lại bệnh viện và theo dõi.

Sinh thiết mở cho phổi là tiến hành phẫu thuật mở ngực để lấy mẫu đánh giá, kiểm tra

4. Sinh thiết tại phổi có nguy hiểm không?

Sinh thiết phổi là một thủ thuật khá an toàn và ít gây nguy hiểm với người bệnh. Tuy nhiên, nếu không được thực hiện đúng kỹ thuật, sau sinh thiết người bệnh có thể gặp phải các biến chứng như mất máu, nhiễm trùng, viêm phổi, tràn khí phổi,…

Khi thực hiện sinh thiết, người bệnh được gây tê hoặc gây mê tại chỗ nên thường không có cảm giác đau khi thực hiện. Sau đó, tùy vào cơ địa, bệnh nhân có thể gặp phải các cảm giác đau tức tại vùng sinh thiết. Người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.

Đặc biệt, khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường như ho ra máu, sốt cao, rét run người, khó thở, sưng tấy hoặc tiết dịch bất thường tại vị trí sinh thiết,… người bệnh cần thông báo tới bác sĩ để được thăm khám nhanh chóng.

5. Sinh thiết phổi bao lâu thì có kết quả?

Thông thường, các kết quả sinh thiết cho phổi sẽ có sau 2 - 4 ngày. Tuy nhiên, với một vài trường hợp mẫu mô sinh thiết có thể mất khoảng một tuần để đưa ra được kết quả chính xác nhất. Tốt nhất người bệnh nên tham khảo và hỏi trực tiếp từ bác sĩ về thời gian có kết quả để tránh việc phải chờ đợi hay lo lắng.

Kết quả sinh thiết mẫu mô phổi thường có sau 2 - 4 ngày

6. Người bệnh cần chuẩn bị gì khi thực hiện sinh thiết phổi

Trước khi thực hiện thủ thuật sinh thiết tại phổi, bệnh nhân cần lưu ý tới những vấn đề sau:

  • Hãy thông báo với bác sĩ về tình trạng bệnh lý của bạn, các loại thuốc mà bạn đang sử dụng và tiền sử dị ứng với thuốc trước đó.

  • Nếu nghi ngờ có thai hoặc đang mang thai, người bệnh cần thông báo với bác sĩ.

  • Bạn có thể nói chuyện với bác sĩ để hiểu rõ hơn về phương pháp mà mình thực hiện, các biến chứng có thể xảy ra sau tiến hành thủ thuật.

  • Chuẩn bị một tâm lý thoải mái nhất, tránh tình trạng quá căng thẳng khiến quá trình sinh thiết là kéo dài hơn.

  • Người bệnh nên mặc quần áo rộng rãi khi thực hiện sinh thiết.

  • Người bệnh cần ký nhận bản cam kết để thực hiện sinh thiết.

  • Người bệnh nên nhịn ăn từ 5 - 6 giờ trước khi thực hiện thủ thuật.

  • Sau thực hiện sinh thiết, người bệnh cần tránh vận động nặng trong vài ngày đầu. Đồng thời theo dõi các tình trạng bất thường có thể xảy ra, Nếu có, hãy nhanh chóng thông báo với bác sĩ.

  • Uống thuốc giảm đau theo kê đơn và chỉ định của bác sĩ, việc tự ý sử dụng thuốc có thể khiến bạn bị nhờn thuốc hay xảy ra các tác dụng phụ gây hại tới sức khỏe!

Bệnh nhân nên trao đổi tình trạng sức khỏe của mình với bác sĩ trước khi thực hiện thủ thuật

Trên đây là những giải đáp về sinh thiết phổi mà MEDLATEC muốn chia sẻ với bạn đọc. Hy vọng những thông tin là hữu ích và giúp bạn đọc hiểu hơn về thủ thuật này.

Dù là một kỹ thuật an toàn, ít gây biến chứng nhưng người bệnh vẫn nên lựa chọn thực hiện tại các bệnh viện, địa chỉ y tế uy tín. Trong đó, Bệnh Viện Đa Khoa MEDLATEC là một lựa chọn mà bạn có thể tham khảo. Với sự quy tụ của đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, trang thiết bị hiện đại và máy móc tiên tiến, MEDLATEC chắc chắn sẽ khiến bạn cảm thấy hài lòng. Sau khi có kết quả,

Khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ hoặc cần được tư vấn, vui lòng liên hệ theo hotline 1900.56.56.56 để được hỗ trợ chi tiết.

Video liên quan

Chủ Đề