So sánh giá bách hóa xanh và vinmart

Top 10 số sánh giá bách hóa xanh và vinmart+ mới nhất 2022

  • by Top Thủ Thuật
  • 2021-11-18
  • 44362
  • ...

Bách Hóa Xanh và Vinmart+ trên đường đua 60 tỉ USD

Thương hiệu - Sản phẩm bán lẻ 09:14 05/03/2021 Minh Nguyễn
VinMart+ và chuỗi Bách Hóa Xanh đang là 2 chuỗi có tham vọng lớn nhất trong thị trường bán lẻ.
Chuỗi Bách Hóa Xanh đặt mục tiêu có 10.000 cửa hàng vào năm 2025.

Ngành hàng tiêu dùng với thị trường 60 tỉ USD, dưới 30% thị phần đang được phục vụ bởi mô hình siêu thị lớn, còn lại, trên 70% thị phần ở các chợ truyền thống, cửa hàng tạp hóa nhỏ lẻ. Trong cuộc cạnh tranh tại thị trường này, VinMart, VinMart+ và chuỗi Bách Hóa Xanh đang là 2 chuỗi có tham vọng lớn nhất. Cả hai đều định hướng phát triển những siêu thị mini cung cấp thực phẩm tươi sống và nhu yếu phẩm lớn nhất tại Việt Nam.

Đích ngắm 70% thị phần

Đến cuối năm 2020, Bách Hóa Xanh có tổng cộng 1.687 điểm bán, 70% số cửa hàng hoạt động ở khu vực tỉnh, 25% số cửa hàng có diện tích từ 300 m2 trở lên, đạt doanh thu bình quân hơn 1,4 tỉ đồng/cửa hàng. Chuỗi Bách Hóa Xanh đặt mục tiêu có 10.000 cửa hàng vào năm 2025. Trong khi đó, chuỗi VinMart, VinMart+ [siêu thị mini] có khoảng 3.000 cửa hàng và đang đặt mục tiêu đến năm 2025 đạt 30.000 cửa hàng [trong đó 10.000 cửa hàng tự phát triển và 20.000 cửa hàng nhượng quyền].

Trong cuộc gặp gỡ nhà đầu tư mới đây, ông Danny Le, Tổng Giám đốc Tập đoàn Masan, cho biết năm 2020 VinCommerce [VCM], công ty sở hữu chuỗi siêu thị VinMart, VinMart+, ghi nhận 31.000 tỉ đồng doanh thu. Năm 2021 Masan dự kiến doanh thu của VinCommerce sẽ tăng 15-20%, kỳ vọng nhiều yếu tố sẽ giúp Công ty cải thiện khả năng sinh lời trong năm 2021. Đáng chú ý, Masan sẽ tập trung tối ưu hóa cách sắp xếp cửa hàng theo hướng giúp người tiêu dùng dễ dàng tìm thấy sản phẩm mong muốn, thay vì gia tăng kích thước cửa hàng. VinMart+ được giữ ở quy mô 100-120 m2/cửa hàng và VinMart [siêu thị] là 1.000-2.000 m2/cửa hàng.

"Hướng đi này của VinCommerce khác với đối thủ cạnh tranh là chuỗi Bách Hóa Xanh, vốn tích cực nâng cấp các cửa hàng hoạt động tốt lên quy mô lớn hơn để mở rộng sự lựa chọn sản phẩm cho khách hàng", chuyên gia của Công ty Chứng khoán VCSC nhìn nhận.

Thực tế, Bách Hóa Xanh đang thử nghiệm theo hướng tăng diện tích cửa hàng từ 200-300 m2 lên 450-550 m2, nâng số lượng SKU từ 4.000-4.500 lên 5.500-6.000. Cho đến nay, chuỗi Bách Hóa Xanh đạt mức tăng trưởng 3 con số, trong khi thị trường kênh cửa hàng hiện đại chỉ tăng trưởng 15% và thị trường kênh truyền thống đang sụt giảm. Chuỗi bán lẻ này tiếp tục duy trì tốc độ mở mới khoảng 30 cửa hàng/tháng và đẩy nhanh tốc độ nâng cấp cửa hàng với mức đầu tư 5 tỉ đồng [> 500 m2] để tăng doanh thu, giảm sự pha loãng doanh số bình quân trên cửa hàng do hiệu ứng mở cửa hàng mới ở các thị trường tỉnh. Theo đánh giá, khi nâng diện tích cửa hàng, chi phí mặt bằng có thể tăng gấp 3 lần, nhưng chi phí nhân sự chỉ tăng gấp đôi. Trong khi đó, sản lượng tiêu thụ có thể tăng lên gấp 5, 7 lần trước đây. Ông Trần Kinh Doanh, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động [MWG], cho biết mô hình cửa hàng “5 tỉ” không có hiệu ứng chia sẻ hay tước đoạt doanh thu của các cửa hàng cận kề.

Lớn hơn hay nhiều hơn sẽ thắng?

Thế Giới Di Động cũng đánh giá khi mở rộng việc nâng cấp cửa hàng với mật độ dày đặc hơn tại nhiều tỉnh, thành hơn thì doanh thu trung bình mỗi cửa hàng sẽ có xu hướng pha loãng. Do đó, các cửa hàng diện tích lớn mới nâng cấp, đặc biệt là tại thị trường tỉnh sẽ cần thời gian để tăng dần doanh số. "Trong thời gian tới, hiệu suất và độ bao phủ của hệ thống trung tâm phân phối sẽ tiến tới ngưỡng tối ưu, góp phần giảm tỉ lệ chi phí chung/doanh thu. Qua đó, chúng tôi dự báo mức lỗ của chuỗi Bách Hóa Xanh sẽ dần được hạn chế và kỳ vọng có lãi từ quý IV/2021", VDSC nhận định.

Theo báo cáo của Công ty Chứng khoán MBS, nếu chia chiếc bánh bán lẻ ra nhiều phần, bán lẻ bách hóa chiếm tỉ trọng lớn nhất với tổng giá trị thị trường khoảng 60 tỉ USD trong tổng 159 tỉ USD. Với tham vọng trở thành nhà bán lẻ dẫn đầu Việt Nam, các chuỗi siêu thị như Bách Hóa Xanh hay VinMart và VinMart+ đều đẩy nhanh đầu tư trong bối cảnh thị trường bán lẻ có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất khu vực Đông Nam Á.

Tuy nhiên, cả Bách Hóa Xanh và VinMart, VinMart+ đều thấy được bài học của nhiều doanh nghiệp bán lẻ theo chuỗi phải thu hẹp hoặc đóng cửa khi liên tục mở mới nhưng không duy trì được doanh thu hiệu quả cho các cửa hàng hiện hữu. Vì vậy, dù đi theo hướng khác nhau và mở rộng nhanh nhưng cả hai đều cố gắng tối ưu hóa hóa doanh thu và hiệu quả. Song song với việc gia tăng thị phần bằng việc mở thêm điểm bán, doanh nghiệp phải cố gắng kiểm soát các tiêu chí khác như lãi gộp, doanh thu trung bình mỗi cửa hàng... theo hướng tốt lên.Với tham vọng trở thành nhà bán lẻ dẫn đầu Việt Nam, các chuỗi siêu thị như Bách Hóa Xanh hay VinMart và VinMart+ đều đẩy nhanh đầu tư trong bối cảnh thị trường bán lẻ có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất khu vực Đông Nam Á.

Quy mô cửa hàng sẽ là hai hướng phát triển khác biệt của Bách Hóa Xanh và Vinmart+ mặc dù cả hai đều cố gắng cung cấp thực phẩm tươi ngon, giá ngang bằng hoặc thậm chí rẻ hơn chợ truyền thống, ở khắp mọi nơi mà người tiêu dùng dễ ghé đến. Đứng trên khía cạnh sản xuất sản phẩm, chuỗi VinMart, VinMart+ có lợi thế khi được hậu thuẫn từ nhà sản xuất Masan với nhiều sản phẩm tươi sống bên cạnh lĩnh vực thực phẩm, đồ uống... Kết thúc năm 2020, Masan ghi nhận doanh thu 77.218 tỉ đồng, tăng gấp đôi so với mức 37.354 tỉ đồng trong năm 2019. Trong đó, mảng bán lẻ gồm chuỗi VinMart/VinMart+ đóng góp 30.978 tỉ đồng, tương đương 40% tổng doanh số Tập đoàn.

"Mục tiêu của chúng tôi là đẩy nhanh quá trình chuyển đổi bán lẻ hiện đại trên toàn quốc chứ không chỉ giới hạn ở một địa phương. Thay vì chỉ ở mức 8% hiện nay, kênh mua sắm hiện đại dự kiến chiếm 30% toàn ngành bán lẻ vào năm 2025 và Masan có thể gia tăng quy mô này lên đến 50%", ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Masan, cho biết.

#Bách hóa xanh#vinmart#thị phần#thị trường bán lẻ#cạnh tranh#chuỗi siêu thị
Bạn đang đọc bài viết Bách Hóa Xanh và Vinmart+ trên đường đua 60 tỉ USD tại chuyên mục Thương hiệu - Sản phẩm bán lẻ của Tạp chí Điện tử Thương Trường. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng liên hệ SĐT: 0913398394 hoặc gửi về hòm thư

Bách Hoá Xanh: Tăng giá bán không phải để kiếm lời

Mới đâyCTCP Đầu tư Thế Giới Di Động[Thế Giới Di Động, mã: MWG] - đơn vị vận hành hệ thống siêu thị Bách Hoá Xanh đã lên tiếng trước vụ việc một số mặt hàng tăng giá bán, đặc biệt là tại tâm dịch TP HCM.

Doanh nghiệp khẳng định không có chủ trương tăng giá bán lẻ để kiếm lời trong giai đoạn dịch bệnh. Tuy nhiên, Bách Hoá Xanh cũng nói rằng không thể bảo đảm 100% việc giữ giá bán như trước đợt dịch đối với một số mặt hàng tươi sống.

"Chính sách giá bán này được áp dụng đối với một số mặt hàng thiết yếu ở TP HCM, được điều chỉnh theo sự biến thiên của giá nhập đầu vào tại những thời điểm nhất định", Bách Hoá Xanh thông tin.

Ngoài ra, một yếu tố khác được doanh nghiệp đưa ra giải thích tăng giá bán tại một số mặt hàng là do phía nhà cung cấp tăng giá do tăng chi phí vận chuyển, phí nhân công, tài xế, hư hỏng do kéo dài thời gian lưu thông.

Các vấn đề liên quan tới nhân viên trong vùng dịch, nhân viên phải đi cách ly,… dẫn đến tình trạng thiếu nhân sự, buộc doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động kho và cửa hàng. Công ty cho biết đang tập trung giải quyết các vấn đề trên.

Tại các cửa hàng Bách Hoá Xanh, trong thời gian này, để đảm bảo nhiều người có thể mua được hàng, các siêu thị đã thông báo hạn chế số lượng mặt hàng mỗi khách hàng có thể mua được.

Trước đó, Bách Hoá Xanh đã gia tăng trữ lượng hàng hóa từ 3-4 lần bình thường, đa dạng hóa nguồn cung ứng. "Để đảm bảo nguồn cung ổn định, chúng tôi cũng kêu gọi khách hàng ko nên có tâm lý tích trữ, mua số lượng đủ dùng để không xảy ra tình trạng thiếu hàng cục bộ và đảm bảo luôn có hàng tươi mới mỗi ngày", phía doanh nghiệp cho hay.

Saigon Co.op, VinMart: Giá cả bình ổn, cam kết không tăng giá bán

Người dân xếp hàng mua đồ bên trong một siêu thị Saigon Co.op tại TP Thủ Đức. [Ảnh: Y Khải].

Không chỉ hệ thống Bách Hoá Xanh gặp khó trong khâu cung ứng hàng hoá, trao đổi với người viết ông Nguyễn Tô Kiều Trinh, Giám đốc Vận hành VinMart miền Nam,cũng chia sẻ rằng luồng hàng hoá chuỗi siêu thị VinMart/VinMart+ [thuộc VinCommerce củaCTCP Tập đoàn Masan- mã: MSN] đang gặp khó khăn khi qua các chốt kiểm dịch.

Thông tin từ phía doanh nghiệp, hàng hoá VinMart/VinMart+ vào TP HCM phải có giấy phép lưu hành của các cơ quan chức năng cấp và tài xế cần có chứng nhận xét nghiệm âm tính COVID-19 trong thời hạn ba ngày.

"Do giấy chứng nhận xét nghiệm có thời hạn quá ngắn, quy trình xét nghiệm mất thời gian nên đây là nguyên nhân gây khó khăn chính cho công tác lưu thông hàng hoá. Một số nhà cung cấp ở các tỉnh xa vào TP HCM cũng không chuẩn bị kịp các thủ tục xét nghiệm nên bị lưu giữ lại các chốt kiểm dịch", ông Trinh nói.

Song, đại diện VinMart khẳng định không có chuyện tăng giá các mặt hàng vào lúc này. "Giá cả bình ổn. Các nhà bán lẻ hiện đại có quản lý và theo chỉ đạo bình ổn giá của Sở Công Thương", phía VinMart cho biết thêm.

  • Tặng không cả đồi rau cho TP HCM, người bán kiên quyết khẳng định 'kiếm tiền cả đời chứ đâu phải lúc này'Đọc ngay

Trên trang truyền thông nội bộ Saigon Co.op, đơn vị này cho biết mặc dù chịu nhiều áp lực từ các chi phí phát sinh trong công tác vận tải, vận chuyển, xét nghiệm, một số mặt hàng khó khăn cục bộ và rất nhiều khó khăn về nhân sự nhưng Saigon Co.op quyết tâm không tăng giá hàng hóa.

"Thực tế giá cả các mặt hàng rau củ quả, thịt, trứng, sữa, gạo của hệ thống siêu thị Co.opmart, Co.opXtra, Co.op Food chưa có bất kỳ điều chỉnh tăng nào từ trước giãn cách cho đến nay dù giá các các mặt hàng này trên thị trường đã tăng gấp nhiều lần", đơn vị này khẳng định.

Đơn vị vận hành một trong các hệ thống bán lẻ lớn nhất TP HCM khẳng định lượng hàng hóa đang đổ về các siêu thị Co.opmart, Co.opXtra, Co.op Food rất nhiều cộng với việc các thủ tục vận tải, vận chuyển ngày càng được khai thông nên công tác phân phối hàng hóa đến tay người dân ngày càng được thuận lợi hơn.

TP HCM sẽ tổ chức lại mạng lưới phân phối, không chỉ dựa vào các trụ cột như Saigon Co.op, Bách Hóa Xanh hay VinMart
17-07-2021 Câu chuyện kiểm soát chuỗi cung ứng trong bán lẻ và bài toán cắt lỗ cho Bách Hoá Xanh
17-07-2021 Tặng không cả đồi rau cho TP HCM, người bán kiên quyết khẳng định 'kiếm tiền cả đời chứ đâu phải lúc này'

Là lão làng của ngành bán lẻ khi VinMart, Bách Hóa Xanh ra đời, vì đâu Big C bị cả 2 đàn em vượt mặt chỉ sau vài năm?

Video liên quan

Chủ Đề