So sánh hiến pháp việt nam và mỹ năm 2024

- Quy định 21 quyền, Cụ thể hóa hơn những quy định về quyền con người, quyền công dân so với HP 46.

- Quy định 29 quyền công dân 1 cách ngắn gọn, xúc tích.

- Quy định 34 quyền. Cụ thể hóa quyền tư hữu của HP 46.

- Quy định 38 quyền. Có 5 quyền mới Quyền được sống, quyền được sống trong môi trường trong lành, quyền được hưởng thụ các giá trị văn hóa …

Kinh tế - Văn hóa – Xã hội - ANQP

- Không quy định thành 01 chương riêng.

- Có 4 thành phần kinh tế không có tư nhân.

- Có 2 thành phần kinh tế Nhà nước và Hợp tác xã.

- Không thừa nhận nền kinh tế tư nhân.

- Có 6 thành phần kinh tế.

- Nhiều thành phần kinh tế.

Tổ chức BMNN ở Trung ương

- Nghị viện do nhân dân cả nước bầu ra có nhiệm kỳ 3 năm. HP không quy định cụ thể nhiệm vụ quyền hạn của Nghị viện mà chỉ quy định 1 cách chung chung.

- Vị trí pháp lý của Quốc hội: Cơ quan quyền lực NN cao nhất của nhân dân thể hiện quyền lập hiến, lập pháp.

- Vai trò của Chủ tịch nước: có nhiều quyền hạn, là 1 chế định hết sức độc đáo. Được đánh giá là mạnh mẽ nhất so với bản HP sau này.

- Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của cả nước.

- Quốc hội do toàn dân bầu ra. Nhiệm kỳ 4 năm. Nhiệm vụ quyền hạn của quốc hội được quy định cụ thể và chi tiết hơn so với HP 46.

- Vị trí pháp lý của Quốc hội: Cơ quan quyền lực NN cao nhất của nhân dân. Cơ quan đại diện của nhân dân.

- CT nước không còn nằm trong chính phủ, được tách ra thành 1 chế định riêng.

- Là cơ quan chấp hành, CQ hành chính cao nhất của NN

- Quốc hội do nhân dân bầu ra, có nhiệm kỳ 5 năm. Nhiệm vụ quyền hạn của quốc hội được quy định nhiều thậm chí vượt ra bên ngoài HP.

- Hội đồng Nhà nước có chức năng vừa là Cơ quan thường trực Quốc hội và Chủ tịch tập thể.

- Vị trí pháp lý của Quốc hội: Cơ quan quyền lực NN cao nhất của nhân dân. Cơ quan đại diện của nhân dân.

- Là cơ quan chấp hành, CQ hành chính cao nhất của QH

- Quốc hội do nhân dân bầu ra, nhiệm kỳ 5 năm. Nhiệm vụ quyền hạn không có toàn quyền so với năm 80 nữa.

- Vị trí pháp lý của Quốc hội: Cơ quan quyền lực NN cao nhất của nhân dân. Cơ quan đại diện của nhân dân.

- CT nước là cá nhân quyền hạn không lớn.

- Là cơ quan chấp hành, CQ hành chính cao nhất của NN

- Quốc hội do nhân dân bầu ra, nhiệm kỳ 5 năm, trong trường hợp kéo dài không quá 12 tháng. Nhiệm vụ quyền hạn gần giống HP 1992.

- Vị trí pháp lý của Quốc hội: Cơ quan quyền lực NN cao nhất của nhân dân. Cơ quan đại diện của nhân dân.

- CT nước là cá nhân. Nhiệm vụ và quyền hạn được tăng lên. Đ90 , Đ70 khoản 7 HP 2013.

- CQ chấp hành, CQ hành chính cao nhất, CQ hành pháp.

Tổ chức BMNN ở địa phương

- Có sự phân biệt cấp chính quyền hoàn chỉnh và không hoàn chỉnh.

- Phân biệt được địa bàn nông thôn và đô thị

- Phân biệt giữa cấp CQ địa phương hoàn chỉnh và cấp chính quyền địa phương không hoàn chỉnh. Đ110, 111 HP 2013.

- Phân biệt được địa bàn nông thôn và đô thị.

- Tổ chức theo cấp xét xử. HP 46 không có VKS chỉ có viện công tố của Tòa án.

- Chế độ thẩm phán. Thẩm phán do bổ nhiệm.

- Tổ chức theo cấp hành chính lãnh thổ. HP 59 lần đầu tiên lập ra VKS có chức năng kiểm sát chung và kiểm sát các hoạt động tư pháp.

Chủ nghĩa hiến pháp là một lý thuyết chính trị-pháp lý có ảnh hưởng quan trọng đến cách thức tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước của các quốc gia phương Tây. Các chính quyền hợp hiến hiện đại đầu tiên là Anh, Hoa Kỳ, Đức, Pháp và một số quốc gia Tây Âu, sau đó mở rộng ra nhiều khu vực khác nhau trên thế giới. Ngày nay, đa số các quốc gia là dân chủ và đa số người dân được sống dưới các chế độ dân chủ hợp hiến phát triển và thịnh vượng. Điều này cho thấy, cho dù có nguồn gốc và gắn liền với truyền thống chính trị-pháp lý phương Tây, chủ nghĩa hiến pháp hoàn toàn có thể được du nhập và áp dụng thành công ở các nền văn hóa khác, trong đó có văn hóa Á Đông.

Chính quyền hợp hiến Anh là sản phẩm của thời gian, phong tục và truyền thống hơn là của những định chế tiên nghiệm. Quá trình này đã bắt đầu từ khoảng thế kỷ 12, và cho đến thế kỷ 17, một khuôn khổ hiến định cơ bản đã được thiết lập tương đối hoàn chỉnh, trong đó: Nhà vua và Nghị viện có sự kiềm chế lẫn nhau; quyền lực của giới quý tộc ở Thượng viện (House of Lords) bị quyền lực của nhân dân ở Hạ viện (House of Commons) ngăn chặn bớt; các đạo luật do Nhà vua và Nghị viện ban hành được các thẩm phán độc lập với cả Nhà vua và Nghị viện giải thích. Khuôn khổ hiến định này dần phát triển (tiến hóa) trở thành hệ thống đại nghị và gần như được hoàn thiện vào khoảng năm 1810, thể hiện ở: quyền hành pháp nằm trong tay Thủ tướng và Nội các (Chính phủ); Thủ tướng về hình thức do Nhà vua bổ nhiệm, nhưng trên thực tế được đa số trong Hạ viện bầu chọn và ủng hộ; Thủ tướng và Nội các chịu trách nhiệm chính trị trước Hạ viện, nhưng Thủ tướng lại có quyền đề nghị (hay yêu cầu) Nhà vua giải tán Hạ viện, và trong thực tế thường được Nhà vua chấp thuận thông qua (đề nghị).

Sự phát triển của hệ thống chính trị ở Anh là sự phủ nhận trên thực tiễn nguyên tắc phân quyền. Nội các và đa số trong Hạ viện chỉ là một, hay nói đúng hơn, là hai bộ phận của chính đảng nắm chính quyền. Chế độ trách nhiệm chính trị của Nội các trước Hạ viện không còn mang ý nghĩa để giải quyết cuộc tranh chấp giữa hai định chế, mà là đặt vấn đề tín nhiệm của đảng cầm quyền trước quốc dân. Sự phân quyền thực chất đã trở thành sự phân chia chủ quyền, giữa phe đa số nắm chính quyền và phe đối lập.

Theo Dicey, hai nguyên tắc đặc trưng bao trùm và bổ trợ cho nhau trong hiến pháp Anh là Rule of Law và chủ quyền tối cao của Nghị viện. Rule of Law được đặc trưng bởi ba khía cạnh: Thứ nhất, (và là cốt lõi), sự bình đẳng trước pháp luật và trước thẩm quyền tài phán của tòa án. Thứ hai, đối ngược với quyền lực tùy tiện. Thứ ba, các nguyên tắc của hiến pháp không là nguồn gốc, mà là kết quả của các quyền con người được hình thành qua các án lệ của tòa án.

Trên lý thuyết, Nghị viện có quyền tối cao tuyệt đối nhưng cũng chỉ được thể hiện ý chí qua các đạo luật được ban hành theo quy trình nhất định. Các đạo luật muốn trở thành tối cao thì cần phải có sự chấp thuận của tòa án và biến nó thành một phần của thông luật. Nói cách khác, thẩm quyền của Nghị viện đơn thuần là “trình” các đạo luật, còn tòa án mới là chủ thể thực sự “thông qua” luật, khi đó pháp luật mới có tính tối cao. Rule of Law và quyền tối cao của Nghị viện (làm luật) không mâu thuẫn, mà bổ trợ cho nhau. Rule of Law không chỉ là bình đẳng trước pháp luật, mà còn là bình đẳng trước quyền tài phán của tòa án. Truyền thống thông luật, Rule of Law gắn liền với luật tự nhiên, đôi khi là “cơ bản, bất biến, và tối cao”, đóng vai trò như cơ chế bảo hiến, ràng buộc Nghị viện và các tòa án tư pháp.

Trong mối quan hệ với tòa án, bắt nguồn từ sự liên minh trong cuộc đấu tranh với nền quân chủ, Nghị viện rất tôn trọng và ủng hộ sự độc lập của tòa án. Các thẩm phán thông luật theo truyền thống chỉ đọc luật và dựa trên quan điểm pháp lý của mình để ra các quyết định (chú trọng luật thủ tục hơn luật nội dung). Các thẩm phán không thể tuyên bố hủy bỏ các đạo luật của Nghị viện, nhưng có thể giải thích chúng một cách hạn chế hoặc làm cho không thể thi hành được. Trong xã hội, pháp luật được mọi người tôn trọng, ngay cả Hoàng gia cũng tự đặt mình trong khuôn khổ của pháp luật. Mọi mâu thuẫn đều được giải quyết theo pháp luật. Ngoài ra, những yếu tố khác như: hệ thống án lệ vững chắc - chặt chẽ được tích lũy theo thời gian, vai trò của công luận và giới học thuật, các cuộc bầu cử tự do định kỳ - là những tiền đề tạo nên đặc trưng riêng biệt của truyền thống chính trị Anh.

2. Chủ nghĩa hiến pháp ở Hoa Kỳ

Truyền thống chính trị của Hoa Kỳ được bắt đầu ngay từ khoảng thời gian thuộc địa đầu tiên Jamestown được thành lập (1607), với sự hình thành cơ quan lập pháp (1619) mà thực chất là trao quyền cho mọi nam giới trưởng thành được có tiếng nói trong pháp luật và thể chế cai quản thuộc địa. Cho đến đầu thế kỷ 18, cả 13 thuộc địa của đế chế Anh ở Bắc Mỹ khi đó đều có cơ cấu cai trị tương tự nhau: có thống đốc và một cơ quan lập pháp dựa trên sự bầu chọn của các chủ sở hữu tài sản nam giới. Các quyền chính trị rất phổ cập so với các xã hội khác lúc bấy giờ. Các thành phần này đã kết hợp lại tạo thành Quốc hội lục địa đầu tiên (1774). Hiến pháp năm 1787 của Hoa Kỳ cũng là kết quả của quá trình lâu dài này, trong đó tán thành các nguyên tắc dân chủ, đặt ra những hạn chế lên việc sử dụng quyền lực chính trị, và phân phối quyền lực một cách rộng rãi trong xã hội.

Chủ nghĩa hiến pháp ở Hoa Kỳ về cơ bản là sự kế thừa và mở rộng truyền thống Anh (Anglo-Saxon). Ở Hoa Kỳ, nền quân chủ hay chủ quyền tối cao của Nghị viện không tồn tại, thay vào đó, quyền lập hiến của nhân dân được tách biệt với quyền lập pháp của Quốc hội và giữ vị trí tối cao. Hiến pháp là đạo luật cao nhất mà chính quyền buộc phải tuân thủ. Quyền lực nhà nước được chia thành quyền lập pháp-hành pháp-tư pháp với cơ chế kiềm chế-đối trọng và theo thể chế liên bang. Tòa án sử dụng cả hai thủ tục để kiểm hiến: Thứ nhất, thủ tục về hình thức, hay trình tự pháp luật công bằng (due process of law). Đây là một nguyên tắc trong Tu chính án hiến pháp thứ 5 và thứ 14 nhằm chống lại sự tùy tiện của chính quyền và bảo vệ sự công bằng của pháp luật, có nội dung cốt lõi là không ai bị tước đoạt mạng sống, tự do, hay tài sản nếu không qua một quá trình xét xử theo đúng thủ tục được quy định trong luật. Thứ hai, thủ tục về nội dung, được xác lập từ án lệ Marbury kiện Madison (1803), nội dung cốt lõi là luật mà trái với Hiến pháp không phải là luật. Đây là điều mà các thẩm phán Anh do dự vì mối lo ngại “lấn sân” sang lập pháp.

Như vậy, sự khác biệt giữa chủ nghĩa hiến pháp ở Hoa Kỳ với Anh là phân quyền, nguyên tắc hiến pháp tối cao và tài phán hiến pháp. Cơ sở của tài phán hiến pháp là sự phụ thuộc của lập pháp vào một đạo luật cao hơn – đây là một thực tiễn chính trị ở Hoa Kỳ cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19. Có thể nói, nguyên tắc hiến pháp tối cao và tài phán hiến pháp là đóng góp của Hoa Kỳ vào sự phát triển của lý luận về chủ nghĩa hiến pháp. Sang thế kỷ 20, nhiều quốc gia trên thế giới đã chấp nhận nguyên tắc này bằng việc giải thích lại nguyên tắc chủ quyền nhân dân, quan niệm hiến pháp là một đạo luật tối cao, hình thành chế độ tài phán hiến pháp để giới hạn quyền lực của lập pháp và hành pháp trong khuôn khổ hiến pháp.

3. Chủ nghĩa hiến pháp ở Đức

Nguyên tắc hiến pháp tối cao và tài phán hiến pháp được chấp nhận ở Đức sau Chiến tranh thế giới thứ 2, thể hiện qua việc xây dựng bản hiến pháp mới – Luật cơ bản (Basic Law, 1949), trong đó thiết lập một trật tự hiến định với các nguyên tắc trọng tâm là Rechtsstaat và bảo vệ nhân phẩm – các nguyên tắc này không thể bị sửa đổi bởi bất cứ lý do nào. Rechtsstaat là một học thuyết luật hiến pháp, hình thành và phát triển ở Đức từ thế kỷ 19 nhằm mục đích hạn chế quyền lực của nhà nước quân chủ để bảo vệ sự sống, tự do và tài sản cho các thành viên trong xã hội. Rechtsstaat nhấn mạnh đến các yếu tố phân quyền, bảo vệ nhân quyền và địa vị tối cao của pháp luật.

Rechtsstaat coi trọng nguồn gốc thành văn, thế tục, do nhà nước ban hành của pháp luật (học thuyết luật thực chứng). Theo đó, pháp luật là một hệ thống các quy tắc khách quan, trừu tượng, tổng quát, không hồi tố và có địa vị tối cao được phản chiếu qua nguyên tắc hợp pháp. Nguồn gốc nguyên bản và rõ ràng duy nhất của pháp luật là từ quyền làm luật của Nghị viện [lập pháp] mà qua đó ý chí chung của nhân dân được thể hiện. Quyền lập pháp được coi là sự kết hợp hoàn hảo giữa ý chí nhà nước, tính hợp pháp-tính chính đáng đạo đức, và sự ủy nhiệm của nhân dân. Quyền lập pháp sẽ quyết định, điều chỉnh các quyền và tự do cá nhân được thừa nhận. Thủ tục lập pháp với một cơ chế phức tạp có tính ràng buộc và cân bằng, cung cấp những bảo đảm quan trọng về điều chỉnh và bảo vệ cá nhân trước khả năng lạm dụng của pháp luật. Bởi vậy, Rechtsstaat chính là “pháp luật của nhà nước”, đặc trưng hoàn toàn bởi quan niệm về tính kỹ thuật và hình thức của pháp luật.

Nguyên tắc hợp pháp đòi hỏi hành vi của hành pháp và tư pháp phải tuân theo pháp luật do Nghị viện thiết lập một cách nghiêm ngặt và theo công lý. Sự lệ thuộc này nhằm chống lại sự lạm dụng quyền lực chính trị và là bảo đảm tối cao đối với quyền và tự do cá nhân. Cơ quan lập pháp bị ràng buộc bởi trật tự hiến định, và người dân có quyền chống lại bất cứ ai tìm cách xóa bỏ trật tự đó nếu không còn biện pháp khắc phục khác. Các quyền cơ bản của cá nhân có hiệu lực bắt buộc và trực tiếp. Tòa án hiến pháp là thiết chế bảo vệ Hiến pháp, bảo đảm địa vị đứng trên của Hiến pháp so với các nhà lập pháp.

Như vậy, đặc trưng của chủ nghĩa hiến pháp ở Đức là quan niệm về một “nhà nước tự giới hạn”: nhà nước là nguồn gốc của pháp luật, nhưng nhà nước cũng tự đặt mình dưới luật và bị lệ thuộc vào luật, bởi pháp luật chính là sự thể hiện ý chí chung của nhân dân. Tuy nhiên, luật ở đây không đơn giản là luật do Nghị viện lập pháp ban hành, mà cần được hiểu trong từng quan hệ cụ thể. Một thí dụ là tư tưởng về nguyên tắc bảo vệ niềm tin công dân trong tương quan với yêu cầu hợp pháp được tòa án phát triển và hoàn thiện, sau đó Nghị viện đã pháp điển hóa. Nhìn chung, khái niệm về “nhà nước tự giới hạn” mang tính chủ quan, nhưng vẫn có ý nghĩa ràng buộc thực sự, bởi khi nhà nước không tôn trọng pháp luật, phá bỏ những giới hạn, cũng có nghĩa đã tự hủy bỏ trật tự pháp lý làm nền móng cho sự tồn tại của mình.

4. Chủ nghĩa hiến pháp ở Pháp

Sau Cách mạng năm 1789, nước Pháp rơi vào vòng xoáy bất ổn chính trị với các chính phủ và hiến pháp liên tiếp thay thế nhau. Sau gần 170 năm, một chính quyền hợp hiến ổn định mới hiện hữu với bản Hiến pháp năm 1958, được xây dựng dựa trên học thuyết État de droit mà Raymond Malberg đề xuất trong giai đoạn nền cộng hòa thứ ba. Đây thực chất là một cố gắng tổng hợp giữa lý thuyết Rechtsstaat và Rule of Law (của Hoa Kỳ). Mục tiêu chính của État de droit là bảo vệ quyền cá nhân trước khả năng tùy tiện của nhà nước bằng cách tự giới hạn quyền lực tối cao, ràng buộc nó với sự tôn trọng các quy tắc giá trị chung. Theo đó, chủ quyền nhân dân được trao cho Nghị viện, có địa vị tối cao tuyệt đối so với các nhánh quyền lực khác. Pháp luật được thừa nhận là sự biểu hiện ý chí chung của dân tộc nên nhánh hành pháp chịu sự ràng buộc nghiêm ngặt. Các thẩm phán tư pháp không được phép can thiệp vào việc thực hiện quyền lập pháp, không thể đình chỉ việc thi hành pháp luật.

Do không có cơ chế bảo vệ hiến pháp như Hoa Kỳ nên cần tách biệt Hiến pháp với các đạo luật thông thường. Hiến pháp có vị trí cao nhất và Nghị viện (quyền lực được ủy nhiệm) buộc phải tôn trọng các giới hạn pháp lý đặt ra trong Hiến pháp. Đây chính là công cụ pháp lý của nhân dân để chống lại các hành vi lập pháp bất cứ khi nào chúng vi phạm các quyền cơ bản của họ. Tuy vậy, État de droit chỉ thực sự hiện hữu từ sau năm 1971 với một phán quyết của Hội đồng hiến pháp (Conseil Constitutionnel) cho phép thiết chế này có thể bảo vệ tốt hơn các quyền tự do cá nhân. Cho đến trước năm 2010, thẩm quyền của Hội đồng hiến pháp giới hạn ở việc kiểm hiến trước (chỉ kiểm hiến các đạo luật chưa có hiệu lực). Từ tháng 3 năm 2010, thẩm quyền này được mở rộng sang cả các hành vi lập pháp đã có hiệu lực (kiểm hiến sau). Đến đây, État de droit không những được hiểu là nhà nước lệ thuộc vào pháp luật, mà còn lệ thuộc vào các thẩm phán.

Như vậy, có thể thấy chủ nghĩa hiến pháp ở Pháp là sự kết hợp giữa nguyên tắc Nghị viện tối cao, hiến pháp tối cao, nguyên tắc hợp pháp, và tài phán hiến pháp. Trên thực tế, các yếu tố của chủ nghĩa hiến pháp đã hình thành và được thử nghiệm trong và sau Cách mạng năm 1789. Người Pháp chỉ dựa vào khung mẫu lý thuyết Rechtsstaat và Rule of Law để hoàn thiện, lý thuyết hóa các yếu tố đó nhằm giải quyết vấn đề bất ổn chính trị kéo dài trong nhiều thập kỷ. Nhìn chung, cả người Đức và người Pháp đều cho rằng, giữa nhà nước và pháp luật thì nhà nước có trước và tạo ra pháp luật, pháp luật là sản phẩm và công cụ của nhà nước để quản lý xã hội, nhưng nhà nước cũng phải tự đặt mình dưới pháp luật, tôn trọng pháp luật.

5. Chủ nghĩa hiến pháp ở một số quốc gia châu Á

Ngày nay, trong xu thế phát triển chung và toàn cầu hóa, các giá trị chuẩn mực phương Tây được du nhập vào nhiều vùng khác nhau trên thế giới và dần trở thành phổ quát. Thí dụ, đa số các quốc gia (khoảng 60%) là dân chủ và đa số người dân được sống dưới các chế độ dân chủ hợp hiến. Các thuật ngữ pháp quyền (Rule of Law), dân chủ (democracy), quyền con người được chấp nhận rộng rãi như ngôn từ “chính thức” trong đời sống chính trị quốc gia và trong quan hệ quốc tế. Chủ nghĩa hiến pháp dần chiếm ưu thế và khoảng 2/3 dân số trên thế giới sống dưới các chính quyền hợp hiến mà chịu ảnh hưởng ít nhiều của chủ nghĩa hiến pháp (phương Tây).

Nghiên cứu về chủ nghĩa hiến pháp ở một số quốc gia châu Á, điển hình là Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, có thể rút ra một luận điểm quan trọng: sự thành công của chính quyền hợp hiến phụ thuộc vào sự ủng hộ của các giá trị bản địa. Các chính quyền hợp hiến ở Đông Á, trong khi về mặt định chế-hình thức phản ánh các giá trị của chủ nghĩa hiến pháp phương Tây, thì sự vận hành lại có khuynh hướng phản ánh các bối cảnh bản địa. Ngay sau khi Chiến tranh thế giới 2 kết thúc, Nhật Bản (năm 1946), Hàn Quốc (năm 1948) và Đài Loan (năm 1947) đều ban hành các bản hiến pháp mà chức năng ban đầu được xem như là công cụ cho các mục đích, chương trình chính trị lớn hơn (từ bỏ chế độ quân chủ, thực thi quản trị dân chủ và hòa bình ở Nhật Bản; xây dựng hình tượng về một quốc gia độc lập, giải phóng khỏi thế lực thực dân ở Hàn Quốc). Sau khi trải qua một quá trình bản địa hóa lâu dài, hiến pháp mới thực sự trở thành công cụ giới hạn quyền lực chính trị và bảo vệ nhân quyền, đặc biệt với vai trò thúc đẩy của cơ chế bảo hiến. Hiến pháp năm 1946 của Nhật Bản thiết lập cơ chế bảo hiến theo mô hình phi tập trung kiểu Hoa Kỳ với thiết chế Tòa án tối cao (Saiko Saibansho), có thẩm quyền kiểm hiến, xác định tính hợp hiến của các đạo luật, sắc lệnh, quy định hay hành vi của các cơ quan công quyền khác. Tuy nhiên, từ khi ra đời cho đến nay, Tòa án tối cao mới chỉ có 12 phán quyết về tính hợp hiến.

Hiến pháp năm 1948 của Hàn Quốc trao quyền xem xét tính hợp hiến của các đạo luật một cách rất hạn chế cho Ủy ban hiến pháp. Trong thời gian mười năm tồn tại, bởi nhiều lý do chính trị nội bộ và quan hệ quốc tế, Ủy ban hiến pháp có vai trò rất hạn chế và chỉ đưa ra được 6 phán quyết. Hiến pháp mới năm 1962 thiết lập cơ chế bảo hiến theo mô hình phi tập trung kiểu Hoa Kỳ với vai trò đặc biệt của Tòa án tối cao, có thẩm quyền bảo hiến, giải tán chính đảng, giải quyết các tranh chấp về bầu cử. Trong thời gian tồn tại, Tòa án tối cao có vai trò hạn chế, số lượng phán quyết về tính hợp hiến là rất ít. Nhìn chung, hoạt động các thiết chế bảo hiến (Ủy ban hiến pháp, Tòa án tối cao) không hoàn toàn độc lập. Hiến pháp năm 1987 thiết lập thiết chế Tòa án hiến pháp theo mô hình bảo hiến tập trung kiểu Đức, với thẩm quyền giải quyết các tranh chấp giữa các cơ quan nhà nước, khiếu nại hiến pháp bởi cá nhân, quyền luận tội quan chức cao cấp, quyền giải tán các đảng phái chính trị. Tòa án hiến pháp có vai trò độc lập trong việc phán quyết về tính hợp hiến trong các hoạt động của lập pháp và hành pháp. Sau hơn hai thập niên hoạt động, Tòa án hiến pháp thực sự trở thành một trụ cột quan trọng của nền dân chủ. Trong thực tiễn xét xử, từ những năm 1990, bên cạnh việc dẫn chiếu phán quyết của tòa án nước ngoài (đặc biệt Tòa án tối cao Hoa Kỳ), Tòa án hiến pháp Hàn Quốc bắt đầu dẫn chiếu đến cả luật nhân quyền quốc tế.

Hiến pháp năm 1946 của Đài Loan trao quyền bảo hiến cho Viện Tư pháp với quy định về trách nhiệm giải thích hiến pháp và có thẩm quyền thống nhất việc giải thích luật, pháp lệnh. Hội đồng đại thẩm phán (Hội nghị đại pháp quan) là cơ quan có thẩm quyền giải thích hiến pháp mà phạm vi liên quan đến những vấn đề như: nghi vấn và không rõ ràng trong việc áp dụng hiến pháp; tính hợp hiến của pháp luật; tính hợp hiến của các luật điều chỉnh tự trị của tỉnh, huyện và các quy định liên quan. Trong quá trình hoạt động, Viện Tư pháp đã chịu sự can thiệp chính trị ở những mức độ khác nhau, đặc biệt từ người đứng đầu hành pháp, do đó dễ hiểu là vai trò của Viện Tư pháp đối với chính trị rất mờ nhạt. Cùng với tiến trình dân chủ hóa những năm 1986, Hội đồng đại thẩm phán trở nên năng động và mạnh mẽ hơn trong các phán quyết. Tính đến cuối năm 2012, Viện Tư pháp đã đưa ra hơn 700 giải thích hiến pháp.

Ở phương diện phân chia quyền lực và quyền con người, các hiến pháp ở Đông Á về hình thức khá giống với các hiến pháp phương Tây, thể hiện qua những yếu tố như: phân quyền theo các chuẩn mực phương Tây (lập pháp, hành pháp, và tư pháp), chế độ tài phán hiến pháp, liệt kê khá đầy đủ các quyền và tự do. Tuy nhiên, Đài Loan là một ngoại lệ của sự bản địa hóa với chính quyền được thiết lập dựa trên nền tảng của chủ nghĩa tam dân và học thuyết ngũ quyền (của Tôn Trung Sơn).

Thực tiễn bảo vệ nhân quyền ở các quốc gia Đông Á ít nhiều phản ánh các giá trị phương Đông, như nhấn mạnh tới nghĩa vụ của nhà nước (quan niệm dân vi bản của Nho giáo). Các định chế bảo hiến thực thi thẩm quyền khá thận trọng với tinh thần tự kiềm chế (né tránh hay tìm cách dung hòa các xung đột), không có khuynh hướng đi ngược lại đa số. Tòa án tối cao Nhật Bản rất thận trọng khi đưa ra phán quyết về tính hợp hiến, đặc biệt liên quan đến lĩnh vực chính trị. Ngược lại, Tòa án hiến pháp Hàn Quốc và Viện Tư pháp Đài Loan đã mạnh dạn can thiệp vào nhiều vụ việc liên quan đến lập pháp và hành pháp nhằm bảo đảm sự cân bằng-độc lập tương đối giữa các nhánh quyền lực. Nhìn chung, cơ chế bảo hiến có vai trò đáng kể đối với sự phát triển của chủ nghĩa hiến pháp ở các quốc gia Đông Á.

Từ việc nghiên cứu các trường hợp Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan cho thấy, việc tiếp nhận các giá trị hợp hiến phương Tây là cần thiết, hệ quả tất yếu của xu hướng toàn cầu hóa chủ nghĩa hiến pháp. Tuy nhiên, sự tiếp nhận chỉ thành công nếu phản ánh được các giá trị văn hóa bản địa. Nếu như về mặt hình thức, các định chế của nhiều nước châu Á được thiết kế theo sự mô phỏng hay mở rộng của chủ nghĩa hiến pháp phương Tây, thì thực tế vận hành lại dựa trên nền tảng và phụ thuộc vào sự ủng hộ của các giá trị văn hóa bản địa, một quá trình bản địa hóa lâu dài. Đây chính là lý do một số nghiên cứu đưa ra kết luận: chủ nghĩa hiến pháp ở khu vực Đông Á đang tìm lối đi riêng và được thúc đẩy bởi các giá trị bản địa