So sánh hội tahor và hội nghị

Ngày 19-20/10/2012, được sự hỗ trợ của Dự án 54892 “Tăng cường tiếp cận công lý và bảo vệ quyền tại Việt Nam”, Bộ Tư pháp [Viện Khoa học Pháp lý] tổ chức Hội thảo nghiên cứu so sánh về chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tư pháp các nước Canada, Pháp và Trung Quốc tại thành phố Hải Phòng. Đồng chí Hoàng Thế Liên, Thứ trưởng Bộ Tư pháp tham dự và chủ trì Hội nghị. Tham dự Hội nghị có đại diện Lãnh đạo Viện Khoa học Pháp lý; đại diện Vụ pháp chế của Bộ Nội vụ, Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Học viện Tư pháp, Đại học Luật Hà Nội; một số đơn vị thuộc Bộ Tư pháp; các Sở Tư pháp một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khu vực Phía Bắc; Lãnh đạo Sở Tư pháp và một số cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng; Phòng Tư pháp các quận, huyện trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

Tại Hội thảo, GS. TS. Lê Hồng Hạnh, Viện trưởng Viện Khoa học Pháp lý, Bộ Tư pháp, đã giới thiệu chung về hệ thống tổ chức tổng thể của ngành Tư pháp hiện nay của Việt Nam và đưa ra một vài kiến nghị trong vấn đề đẩy mạnh xã hội hoá về dịch vụ tư pháp, giám định tư pháp. Đồng chí Cao Xuân Phong, Trưởng Ban Nghiên cứu pháp luật quốc tế, Luật so sánh và Quyền con người đã trình bày tóm tắt Báo cáo so sánh về chức năng và nhiệm vụ của Bộ Tư pháp các nước, trong đó tập trung vào một số chức năng cụ thể, từ đó rút ra bài học, kinh nghiệm cho Việt Nam.

Các chuyên gia quốc tế cũng lần lượt chia sẻ thông tin về chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tư pháp các nước Pháp, Canada và Trung Quốc. Bên cạnh đó, Hội thảo cũng đã tập trung vào các chuyên đề của các chuyên gia Việt Nam: “Một số nội dung cơ bản của Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 93/2008/ND-CP ngày 22/8/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp do đồng chính Đinh Văn Lộc, Vụ Tổ chức cán bộ; “Xã hội hoá dịch vụ công trong ngành Tư pháp hiện nay – Thực trạng và giải pháp” của TS. Nguyễn Văn Hiển, Viện Khoa học Pháp lý; và “Chức năng, vị trí của Bộ Tư pháp trong lĩnh vực tư pháp” của TS. Nguyễn Văn Tuân, Tổng biên tập Tạp chí Dân chủ và Pháp luật.

Tại hội thảo, các đại biểu đã sổi nổi thảo luận, trao đổi về các chức năng của Bộ Tư pháp các nước, trong đó có sự so sánh, học hỏi và ứng dụng các chức năng, nhiệm vụ đó tại Việt Nam. Các phần thảo luận chủ yếu tập trung vào vấn đề chuyển Viện Công tố sang Bộ Tư pháp quản lý, vấn đề đào tạo các chức danh pháp luật, quản lý các trường đào tạo chức danh pháp luật, giám định tư pháp, nhiệm vụ và chức năng của các cơ quan tư pháp địa phương...

Kết thúc Hội thảo, Thứ trưởng Hoàng Thế Liên đã đưa ra kết luận tập trung vào các vấn đề sau: Thứ nhất, những chức năng, nhiệm vụ hiện nay mà Bộ Tư pháp đang đảm nhận và thực thi tốt thì cần phải phát huy. Một trong những chức năng và nhiệm vụ trọng tâm và hàng đầu của Bộ Tư pháp là chức năng xây dựng pháp luật – đây sẽ là nền tảng để xây dựng và hoàn thiện một hệ thống pháp luật vững mạnh, khả thi, tạo tiền đề để hoàn thiện bộ máy Nhà nước pháp quyền. Bên cạnh đó, Bộ Tư pháp còn đóng vai trò là cơ quan đầu mối và chủ trì việc theo dõi thi hành pháp luật. Trên thực tế, vấn đề thi hành pháp luật hiện nay còn nhiều vướng mắc cần được giải quyết, khắc phục trong thời gian tới. Do vậy, thi hành pháp luật phải là một trong những chức năng cần được chú trọng và phát huy của Bộ Tư pháp. Bên cạnh đó, Bộ Tư pháp cũng cần phải chú trọng và phát huy tốt hơn chức năng là cơ quan chủ trì chịu trách nhiệm về các vấn đề về nhân quyền, hộ tịch, nuôi con nuôi, lý lịch tư pháp... Thứ hai, đối với định hướng mới về các chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tư pháp trong thời gian tới, cần sàng lọc một số chức năng và nhiệm vụ theo hướng xã hội hoá để bảo đảm tính cạnh tranh và công bằng trong xã hội [chẳng hạn như dịch vụ tư pháp hành chính, đấu giá, giám định tư pháp...]. Và cuối cùng, cần nghiên cứu thêm một số chức năng và nhiệm vụ khác của Bộ Tư pháp để bảo đảm tính phù hợp của các chức năng, nhiệm vụ này. Cụ thể như vấn đề đào tạo chức danh tư pháp tại các trường đào tạo, học viện nên giao cho Bộ Tư pháp quản lý; hay vấn đề chuyển viện công tố sang Bộ Tư pháp./.

Trong thời điểm dịch bệnh đang trở nên phức tạp và khó khăn hơn thì rất nhiều doanh nghiệp đã tìm kiếm cách phương thức hội nghị truyền hình trực tuyến để duy trì hoạt động. Hiện nay có 2 phương án hội nghị trực tuyến là Video Conference và Teleconferencing được nhiều người lựa chọn. Cùng tìm hiểu những điểm khác biệt, ưu nhược điểm của 2 phương pháp này dưới đây nhé!

Điểm khác biệt

Teleconferencing còn được biết đến là hội thảo trực tuyến. Đây là dạng tổ chức hội thảo của một nhóm người và không bắt buộc các cá nhân tham gia phải ở cùng 1 địa điểm. Doanh nghiệp có thể thực hiện Teleconferencing thông qua điện thoại, máy tính, internet, vệ tinh hoặc radio.

Hội nghị truyền hình Video Conference cũng là một phương pháp tổ chức những cuộc họp tương tự như Teleconferencing. Tuy nhiên chúng chú trọng hơn việc sử dụng video, bạn có thể nghe, nhìn thấy những người cùng tham gia cuộc họp.

Ưu điểm

Ưu điểm của Teleconferencing chính là tính linh hoạt. Bạn có thể tham gia vào cuộc họp với bất kỳ thiết bị nào cho dù không có thiết bị cung cấp video. Bạn có thể tham gia cuộc họp trực tuyến qua điện thoại.

Ưu điểm của Video Conference là bạn có thể vừa nghe, vừa nhìn thấy những người cùng tham gia cuộc họp. Bạn dễ dàng quan sát được biểu cảm, ngôn ngữ cơ thể của người nói. Giao tiếp phi ngôn ngữ rất quan trọng trong các cuộc họp bởi nó giúp người nghe hiểu chính xác hơn những điều người nói muốn truyền đạt.

Hạn chế

Hạn chế của phương pháp họp trực tuyến Teleconferencing chính là khả năng hiển thị hình ảnh của những người cùng tham gia cuộc họp. Bạn có thể sẽ bị bỏ qua những thông tin cơ bản dễ đạt được nếu dùng thiết bị hội nghị truyền hình Video Conference.

Hạn chế của Video Conference chính là khi tham gia cuộc họp bạn sẽ phải chuẩn bị thêm nhiều thiết bị, phần mềm để giao tiếp với các thành viên trong cuộc họp. Như vậy doanh nghiệp sẽ phải tốn thêm một khoản chi phí khá lớn cho cuộc họp.

Nên lựa chọn Video Conference hay Teleconferencing

Khi công ty, doanh nghiệp của bạn yêu cầu bạn tham gia cuộc hội thảo từ xa hoặc bạn mời người khác tham gia thì trước tiên cần tìm hiểu mục đích, ý nghĩa của cuộc họp. Từ đó bạn có thể cân nhắc lựa chọn hình thức sử dụng Video Conference hay Teleconferencing tối ưu, hợp lý nhất.

Hiện nay nhiều doanh nghiệp tận dụng những ứng dụng trên internet như Skype, WebEx, ooVoo, Hangouts để thực hiện các cuộc họp trực tuyến miễn phí. Ngoài ra đối với các cuộc họp quan trọng thì bạn cần cân nhắc chi phí để sử dụng dịch vụ hội nghị truyền hình Video Conference và hội thảo trực tuyến Teleconferencing nhé!

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng thiết bị họp trực tuyến hoặc cần giải đáp thắc mắc chỉ cần để lại tên, số điện thoại. Nhân viên của chúng tôi sẽ liên hệ tư vấn cho bạn nhanh chóng nhất!

Trên đây là những điểm khác biệt, ưu nhược điểm của hội nghị truyền hình Video Conference và hội thảo trực tuyến Teleconferencing. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích nhất. Trân trọng

Chủ Đề