So sánh lãi suất cho vay thế chấp năm 2024

Vay tín chấp là hình thức vay dựa vào uy tín của khách hàng mà không cần có tài sản để đảm bảo. Hình thức này phù hợp với các mục đích chi các khoản tiêu dùng không quá lớn cho cá nhân và gia đình như thanh toán học phí, chi phí du học, phí bảo hiểm, mua sắm trang thiết bị trong gia đình,...

Ngược lại, vay thế chấp là hình thức vay tiền có tài sản thế chấp để đảm bảo cho khoản vay của khách hàng. Tài sản mang đi thế chấp phải đảm bảo thuộc quyền sở hữu của khách vay. Khách hàng vay thế chấp có tài sản đảm bảo là đất đai, nhà cửa, xe cộ… Khi được ngân hàng chấp nhận hồ sơ vay thì tài sản vẫn thuộc quyền sở hữu của khách hàng nhưng giấy tờ chứng minh sở hữu thì được ngân hàng tạm thời giữ lại, được hoàn trả sau khi khách hàng thanh toán hết nợ vay.

Như vậy, vay tín chấp dễ hơn vay thế chấp, vì khách hàng không cần sở hữu tài sản vẫn được vay, nhưng lãi suất của tín chấp cao hơn nhiều so với lãi suất của vay thế chấp.

Có thể tham khảo bảng lãi suất tín chấp, thế chấp dưới đây của một số ngân hàng

Ngân hàng

Vay tín chấp

Vay thế chấp

Techcombank

13,78% – 16,00%/năm

7,49%/năm

VPBank

16,0%/năm

6,9%

TPBank

10,8% đến 17%/năm

6,4%/năm

HDBank

24%/năm

6,8%

VIB

17%

8,3%/năm

SHB

15%

8,5%

OCB

21%

5,99%

MSB

9,6% – 15,6%/năm

5,99%

Một số ngân hàng thương mại cổ phần do nhà nước nắm giữ trên 50% như VietcomBank, BIDV… không công khai lãi suất, nhưng thường có cho vay tín chấp trên 10%/năm, vay thế chấp 7-9%/năm.

Như vậy, lãi suất cho vay tín chấp, cho vay thế chấp thấp nhất thuộc về Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng hải Việt Nam [MSB], với lãi suất vay tín chấp 9,6% - 15,6%/năm, lãi suất cho vay thế chấp 5,99% [bằng với ngân hàng OCB].

Vay tiêu dùng tín chấp

Vay tiêu dùng tín chấp tại ngân hàng MSB có hạn mức vay cao, lên tới 2 tỷ đồng. Khách hàng là lãnh đạo cấp cao sẽ được hỗ trợ khoản vay với hạn mức tương đương 15 lần thu nhập, khách hàng thông thường sẽ được hưởng hạn mức vay 12 lần thu nhập, thời hạn vay lên tới 5 năm.

Điều kiện vay: Khách hàng đi làm hưởng lương từ 20 - 55 tuổi với nữ, từ 20 - 60 tuổi với nam. Có thu nhập tối thiểu là 8 triệu/tháng [Đối với người vay tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh] và từ 6 triệu/tháng với khách hàng ở tỉnh thành khác. Người vay hiện đang làm việc tối thiểu 6 tháng hoặc có hợp đồng lao động ở công ty hiện tại từ 12 tháng trở lên.

Vay thế chấp

Khi thế chấp bằng sổ đỏ tại MSB, khách hàng được vay đến 80% giá trị tài sản đảm bảo. Thời gian vay vốn dài, lên đến 35 năm đối với khoản vay mua Bất động sản đã có sổ. Cách tính lãi suất cho vay theo dư nợ giảm dần, giúp giảm bớt áp lực trả nợ cho khách hàng

Phương thức tính lãi linh hoạt: Khách hàng có thể trả tiền gốc theo tháng/quý/năm hoặc trả tiền lãi hàng tháng [tùy theo thỏa thuận giữa ngân hàng và người vay]

Trước khi vay thế chấp, khách hàng nên so sánh lãi suất của các ngân hàng để có lựa chọn tốt nhất. Dưới đây là lãi suất cho vay thế chấp tại một số ngân hàng:

Tại BIDV, mức lãi cho vay thế chấp cụ thể phụ thuộc vào gói vay và mục đích vay vốn, thế chấp thông qua tài sản đảm bảo là sổ đỏ, sổ hồng. Nếu vay mua nhà, khách hàng có thể vay kỳ hạn lên đến 20 năm, lãi suất ưu đãi 7,3% trong 6 tháng đầu tiên. Hết thời gian ưu đãi, lãi suất được thả nổi, tính theo lãi suất tiết kiệm 12 tháng + biên độ 4%.

Tại Vietcombank, khách hàng vay mua bất động sản có thể vay tới 70% giá trị tài sản đảm bảo với lãi suất ưu đãi 7,7%/năm trong 12 tháng đầu tiên và 8,7%/năm trong 24 tháng đầu tiên.

Tại Vietinbank, lãi cho vay vào khoảng 8,6%/năm. Khi vay mua nhà, khách hàng có thể vay thời hạn 5 - 20 năm.

Tại Agribank, từ ngày 1/1/2024, ngân hàng điều chỉnh chính sách lãi suất đối với cho vay trung hạn, dài hạn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, cho vay phục vụ nhu cầu đời sống với mức lãi suất cố định chỉ từ 7,0%/năm, thời gian áp dụng được nới rộng từ 12 tháng lên 24 tháng. Đồng thời điều chỉnh giảm 0,5%/năm sàn lãi suất cho vay trung hạn, dài hạn đối với lĩnh vực kinh doanh bất động sản.

Tại VPBank, khách vay mua nhà được nhận mức lãi suất 6,90%, vay trả góp mua xe ô tô là 7,49%.

Lưu ý, lãi suất cụ thể phụ thuộc vào từng ngân hàng, mục đích vay và thời điểm vay.

[Ảnh minh họa]

Cách tính lãi suất vay ngân hàng chính xác nhất

Cách tính lãi vay thế chấp ngân hàng phụ thuộc vào phương pháp tính lãi suất mà ngân hàng áp dụng. Hiện nay, phương pháp tính lãi suất cho vay thế chấp của các ngân hàng phổ biến là trả gốc và lãi hàng tháng. Cách tính như sau:

Tổng tiền phải trả hàng tháng = Tiền lãi phải trả hàng tháng + Tổng tiền gốc phải trả hàng tháng.

Trong đó:

Tiền gốc hàng tháng = Số tiền vay ban đầu ÷ Số tháng vay

Tiền lãi tháng đầu = Số tiền vay ban đầu x Lãi suất theo tháng

Tiền lãi tháng thứ 2 = [Số tiền vay ban đầu - Tiền gốc đã trả] x Lãi suất theo tháng

Tương tự từ tháng thứ 3 trở đi, lãi sẽ tính trên dư nợ còn lại.

Chọn thời hạn vay ngân hàng thế nào được lợi nhất?

Để chọn thời hạn vay ngân hàng được lợi nhất, khách hàng cần cân nhắc các yếu tố sau:

Khả năng tài chính: Cần xem xét khả năng tài chính để đảm bảo có thể trả nợ đúng hạn. Nếu khả năng tài chính hạn chế, nên chọn thời hạn vay ngắn hơn để giảm số tiền lãi phải trả.

Mục đích vay vốn: Khách hàng cần xác định mục đích vay vốn để lựa chọn thời hạn vay phù hợp. Nếu mục đích vay vốn là mua sắm, tiêu dùng, nên chọn thời hạn vay ngắn hơn. Nếu mục đích vay vốn là đầu tư, khách hàng có thể chọn thời hạn vay dài hơn để có thời gian trả nợ.

Chủ Đề