So sánh từ đồng âm với từ đồng nghĩa

Từ đồng âm và từ nhiều nghĩa thường gây lúng túng cho học sinh vì hình thức viết lẫn cách đọc đều giống nhau. Sau đây cô Thu Hoa sẽ hướng dẫn cách phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. 

           

             Bài giảng Phân biệt từ nhiều nghĩa và từ đồng âm – cô Thu Hoa – HOCMAI

Từ đồng âm và từ nhiều nghĩa là những nội dung kiến thức quan trọng trong phần luyện từ và câu – Tiếng Việt 5. Tuy nhiên, vì sự tương đồng ở nhiều mặt của hai loại từ này nên học sinh thường xuyên nhầm lẫn thậm chí ở cả đối tượng giỏi/chuyên văn. Để giải đáp các khó khăn liên quan nội dung từ đồng âm và từ nhiều nghĩa, cô Trần Thu Hoa – giáo viên Tiếng ViệtHệ thống Giáo dục HOCMAI đã đưa ra phương pháp giải quyết các bài tập này.

Một số lý do khiến bài tập về phân biệt từ đồng âm và từ đồng nghĩa trở nên khó khăn với học sinh

Sở dĩ học sinh dễ nhầm lẫn giữa hai loại từ này vì ba nguyên nhân chính:

Thứ nhất, từ đồng âm và từ nhiều nghĩa có nhiều đặc điểm và hình thức giống hệt nhau từ cách đọc đến cách viết.

Thứ hai, học sinh còn chưa hiểu và chưa biết phân biệt nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa.

Thứ ba, ở chương trình Tiếng Việt 5 chưa có dạng bài tập phối hợp cả hai kiến thức về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa để học sinh nắm rõ bản chất và biết cách phân biệt.

Cùng cô Thu Hoa giải quyết các khúc mắc về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa

Trước tiên, ta cùng đến với khái niệm về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa:

Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa.

Ví dụ: “Đường phèn” và “con đường”.

Từ nhiều nghĩa là từ mang nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển, các nghĩa của từ nhiều nghĩa luôn có mối liên hệ với nhau.

Ví dụ: “Cánh đồng lúa chín” và “thời cơ đã chín”

“chín” ở câu đầu tiên mang nghĩa chỉ kết quả: “cánh đồng lúa” sau một thời gian đã “chín” – báo hiệu mùa thu hoạch đến [một kết quả được mong chờ].

“chín” ở câu thứ hai mang nghĩa chỉ kết quả chờ đợi cho đến lúc phù hợp – báo hiệu tới lúc đưa ra hành động nào đó.

Cô Thu Hoa chia sẻ: “Mặc dù giống nhau về cách viết lẫn cách phát âm, từ đồng âm và từ nhiều nghĩa lại có những khác biệt căn bản”. Vậy khác biệt ở đây là gì? Cô Hoa đã tổng hợp thành ba lưu ý chính như sau:

Đối với từ đồng âm

1, Các nghĩa hoàn toàn khác nhau.

2, Không thể thay thế được vì mỗi từ đồng âm bản thân nó luôn mang nghĩa gốc.

Đối với từ nhiều nghĩa

1, Các nghĩa khác nhau nhưng vẫn có liên quan nào đó về nghĩa

2, Có thể thay thế từ nhiều nghĩa trong nghĩa chuyển bằng một từ khác.

Ví dụ:

Đối với khối lớp 5, học sinh phải giải nghĩa một số từ thông qua các câu văn, các cụm từ cụ thể, xác định được nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ, luyện tập đặt câu với từ nhiều nghĩa và từ đồng âm để phân biệt chính xác.

Từ đồng nghĩa – từ đồng âm là gì? So sánh từ đồng âm & từ đồng nghĩa

5 [100%] 1 vote

Trong tiếng Việt, một từ có thể gặp phải “anh em song sinh” cùng vẻ bề ngoài nhưng khác bản chất như từ đồng âm, hay gặp một người bạn có cùng chung chí hướng và mục tiêu như từ đồng nghĩa. Vậy từ đồng âm là gì? Từ đồng nghĩa là gì? So sánh hai loại từ này ra sao? Hãy cùng thegioimay.org tìm hiểu ngay qua bài viết sau nhé!

Từ đồng âm là gì?

Từ đồng âm xuất hiện khá nhiều trong ngữ pháp tiếng Việt. Dưới đây là thông tin chi tiết về từ đồng âm:

Thế nào là từ đồng âm?

Khái niệm từ đồng âm: Từ đồng âm là những từ có hình thức ngữ âm, có cách đọc, cách viết y hệt nhau nhưng ngữ nghĩa của chúng lại khác xa nhau.

Có thể nói, nếu xét bề ngoài, các từ đồng âm giống nhau như “hai anh em song sinh” vậy, nhưng về bản chất thì chúng lại có ý nghĩa khác nhau. Vì thế, khi sử dụng từ ngữ, chúng ta cần lưu ý tới hiện tượng đồng âm này để tránh gây sự hiểu nhầm cho người nghe.

Từ đồng âm là gì?

Đặc biệt, các từ đồng âm còn được nhiều nhà thơ, nhà văn sử dụng trong nghệ thuật chơi chữ để tạo ra sự hài hước, tiếng cười vui vẻ hoặc để châm biếm:

“Bà già đi chợ cầu Đông

Bói xem một quẻ lấy chồng lợi [1] chăng?

Thầy bói xem quẻ nói rằng

Lợi thì có lợi [2] nhưng răng chẳng còn”

Hai từ đồng âm được nhắc đến trong đoạn thơ trên chính là từ “Lợi”. Từ lợi số 1 vốn dĩ muốn nhắc đến lợi ích, tức là những thứ mà bà già kia có thể nhận được khi lấy chồng. Trong khi lợi [2] lại chỉ về răng lợi – bộ phận nằm bên trong khoang miệng. 

Ý của thầy bói khi tráo đổi ngữ nghĩa từ lợi, thay “bình cũ rượu mới” là để châm biếm bà cụ: Bà đã rụng hết cả răng cả rồi, đến ăn còn khó khăn mà còn nghĩ tới việc lấy chồng.

>>> Bài viết tham khảo: Trường từ vựng là gì? Tổng hợp các kiến thức về trường từ vựng

Phân loại từ đồng âm

Nếu xét về mức độ giống nhau, từ đồng âm được chia thành 4 loại như sau:

Từ đồng âm được phân thành 4 loại

* Đồng âm về từ vựng 

Đây là trường hợp hai từ đồng âm cùng thuộc một loại từ, có cùng cách đọc, cách phát âm và cách viết nhưng nghĩa lại khác xa nhau, chẳng có sự liên hệ nào với nhau.

Ví dụ: 

  • Con đường quanh co, uốn khúc bao quanh ngôi làng. [1]
  • Kẹo mút có chứa nhiều đường nên rất ngọt. [1]

Hai từ “đường” ở hai câu trên đều là danh từ, có cách phát âm, cách viết, cách đọc chẳng khác gì nhau. Nhưng từ “Đường” [1] chỉ về một khu vực dành riêng cho các phương tiện đi lại, trong khi “đường” [2] lại nói tới một thành phần gia vị, tạo nên vị ngọt và được làm từ cây mía. 

Đường [1] và đường [2] gần như không có mối quan hệ gì về nghĩa.

* Đồng âm về từ và tiếng

Những từ đồng âm thuộc trường hợp này có từ giống nhau về cách viết, cách đọc, phát âm. Chúng đề cập tới 1 tiếng Nhưng một từ thuộc từ loại động từ, từ còn lại thuộc nhóm từ loại khác: Danh từ, tính từ,…

Ví dụ:

  • Cái kéo này thật là sắc bén. [1]
  • An bị mẹ kéo xềnh xệch về nhà từ quán game điện tử. [2]

Từ kéo [1] là một danh từ, chỉ một công cụ để cắt, chia nhỏ. Trong khi kéo [2] lại là một động từ, chỉ sự lôi, dắt ai đó từ nơi này đến nơi khác với một lực rất mạnh.

* Đồng âm về từ vựng – ngữ pháp

Khi hai từ đồng âm được xếp vào loại này thì chúng sẽ chỉ có điểm khác nhau duy nhất là về từ loại. Còn lại, cách phát âm, cách đọc, cách viết của chúng thì không khác nhau.

Ví dụ:

  • Ông Cường câu được cá rất to ở hồ Tây. [1]
  • Chỉ với một câu nói, anh ta đã khiến kẻ ngông cuồng kia phải dừng lại. [2]

Từ câu [1] là một động từ, còn câu [2] là một danh từ.

* Đồng âm với tiếng nước ngoài

Đây là trường hợp hai từ đồng âm, trong đó có một từ là phiên dịch từ tiếng nước ngoài sang.

Ví dụ:

  • Vì tập thể dục đều đặn nên cô Hường đã sút được 3 cân. [1]
  • Quả bóng đã được giao cho cầu thủ tài năng thực hiện cú sút. [2]

Từ sút [1] mang ý nghĩa chỉ sự hao hụt, suy giảm. Trong khi từ sút [2] vốn được phiên âm từ tiếng Anh: shoot trong “shoot a goal”, nghĩa là đá bóng vào cầu môn.

Ví dụ về từ đồng âm

Một vài từ đồng âm bạn có thể tham khảo để soạn bài từ đồng âm như:

  • Con ngựa đá con ngựa đá. Ý nói: Một con ngựa đang thực hiện hành động đá vào một con ngựa khác làm từ chất liệu đá.
  • Hãy cùng ngồi vào bàn để bàn công chuyện thôi.
  • Ngôi sao trên trời vô cùng lung linh và Bạn hãy đi sao bản chứng minh nhân dân đi.
  • Nhà kho đã bị chất đầy đồ đạc và Món thịt kho tàu mẹ làm ngon tuyệt
  • Con ngựa lồng lên vì ai đó đã chọc tức nó và Cái lồng nhốt gà đã bị trộm lấy mất

Từ đồng nghĩa là gì?

Từ đồng nghĩa là những từ có một phần ý nghĩa hoặc toàn bộ ý nghĩa giống nhau nhưng cách đọc, cách viết, cách phát âm lại khác nhau.

Từ đồng nghĩa: Dứa và thơm

Trong câu, từ đồng nghĩa được sử dụng để tránh bị lặp từ và dùng để nói giảm, nói tránh khi nhắc tới một vấn đề nào đó.

Có bao nhiêu loại từ đồng nghĩa?

Cách phân loại từ đồng nghĩa có phần đơn giản hơn so với từ đồng âm. Từ đồng nghĩa được phân ra làm hai loại là:

* Từ đồng nghĩa tuyệt đối

Từ đồng nghĩa tuyệt đối hay đồng nghĩa hoàn toàn dùng để chỉ hai từ có ngữ nghĩa giống hệt nhau. Chúng ta có thể sử dụng chúng để thay thế cho nhau mà ý nghĩa không hề thay đổi.

* Từ đồng nghĩa không hoàn toàn

Từ đồng nghĩa hoàn toàn là những từ có một phần ý nghĩa giống nhau nhưng có sự khác nhau về sắc thái hay thể hiện thái độ khác nhau của người nói. Khi sử dụng các từ này, chúng ta cần lưu ý đến ngữ cảnh để dùng cho phù hợp, tránh gây hiểu lầm.

Ví dụ về từ đồng nghĩa

Ví dụ: 

  • Từ đồng nghĩa với Tổ Quốc là: Đất nước, non sông, quốc gia, nước nhà,…
  • Từ đồng nghĩa với tự nhiên là: Thiên nhiên,…
  • Từ đồng nghĩa với mập là: béo, bụ, mẫm,…
  • Từ đồng nghĩa với mẹ là: Má, bầm, u, mợ,…
  • Từ đồng nghĩa với vội vàng là: Hớt hải, gấp gáp, hối hả, hấp tấp,…

Từ đồng âm và từ đồng nghĩa so sánh thế nào?

Qua phân tích ở trên, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ từ đồng âm và từ đồng nghĩa có sự khác nhau như thế nào rồi đúng không? Dưới đây, thegioimay sẽ tổng hợp lại nét khác biệt chính giữa hai loại từ này cho bạn tham khảo:

Đặc điểm Từ đồng âm Từ đồng nghĩa
Khái niệm Là những từ có cách phát âm, cách đọc, cách viết giống nhau nhưng ngữ nghĩa khác xa nhau. Là những từ có tự tương đồng về mặt ý nghĩa, từ loại nhưng có cách đọc, cách viết, cấu tạo từ khác nhau.
Khả năng thay thế Không có khả năng thay thế vì mỗi từ mang một nghĩa khác nhau Có thể thay thế tùy trường hợp

Những lưu ý nên nhớ khi sử dụng từ đồng âm 

Vì có “ngoại hình” giống hệt nhau nên chúng ta cần phải phân biệt “Hai anh em sinh đôi” từ đồng âm và cần sử dụng chúng trong đúng ngữ cảnh để tránh gây hiểu lầm cho người khác. 

Ví dụ: Ở câu “Con bò ra ngoài đường rồi!”, người nói, người viết đã tạo nên sự khó hiểu cho người nghe. 

Lưu ý khi sử dụng từ đồng âm

Vì “Con bò” ở đây có thể là chỉ một loài động vật ăn cỏ, là gia súc được nuôi trong nhà. Nếu nó ở ngoài đường thì chẳng có gì là lạ.

“Con bò” cũng có khả năng chỉ một đứa bé sơ sinh đang thực hiện động tác bò, trườn mà người nói đang muốn nhắc nhở người mẹ. Nếu thực sự đứa bé bò ra đường thì sẽ rất nguy hiểm vì còn có nhiều phương tiện khác lưu thông trên đường.

Chỉ với một câu nói mà tạo ra hai ý nghĩa khác nhau là do sử dụng từ đồng âm không đúng cách. Lúc này chúng ta nên tách hoặc thêm từ để hạn chế sự sai sót trong truyền tải thông điệp:

  • Có một con bò ra ngoài đường rồi
  • Đứa bé bò ra ngoài đường rồi.

Một số bài tập mẫu về từ đồng âm và từ đồng nghĩa

Dưới đây là một số bài tập về từ đồng âm và từ đồng nghĩa để bạn thực hành:

Ví dụ 1: Dòng nào sau đây chỉ gồm những từ đồng âm?

  1. Câu cá, câu hỏi, thạch rau câu
  2. Ăn cỗ, ăn tiệc, ăn chặn
  3. Đánh nhau, đánh bóng, đánh cá

Ví dụ 2: Từ nào không đồng nghĩa với từ nhi đồng? 

  1. Trẻ nhỏ
  2. Con trẻ
  3. Trẻ em
  4. Trẻ tuổi

>>> Bài viết tham khảo: Miss grand là gì? Những điều thú vị về miss grand international

Lời kết

Bài viết trên của thegioimay.org đã phân tích khá rõ về câu trả lời cho câu hỏi: Từ đồng âm là gì? Từ đồng nghĩa là gì? Hy vọng sau khi đọc bài viết, bạn đã nắm rõ khái niệm từ đồng âm, từ đồng nghĩa cũng như rút ra được lưu ý khi sử dụng những loại từ này. Để biết thêm kiến thức hữu ích khác về tiếng Việt, ngữ văn, bạn hãy ghé thăm website thegioimay.org thường xuyên nhé!

Video liên quan

Chủ Đề