So sánh Windows Server 2022 và 2022

Với hy vọng giải quyết được các mối đe dọa bảo mật và tấn công mạng ngày càng tăng. Theo đó, Windows Server 2022 được xây dựng với các thông số bảo mật tiên tiến nhất để giúp các tổ chức xử lý khối lượng công việc ngày càng tăng của họ một cách an toàn đồng thời tận dụng tối đa các tích hợp đám mây.

  Microsoft đã công bố Windows Server 2022 với 4 phiên bản chính: phiên bản Essential, Standard, Datacenter và Datacenter Azure. Microsoft cũng cho phép các tổ chức có các tùy chọn cài đặt lõi máy chủ và máy tính để bàn cho tất cả các phiên bản Windows Server 2022. Cài đặt phiên bản máy chủ dành cho các vai trò cụ thể, cho máy chủ web hoặc DNS. Phiên bản dành cho máy tính để bàn, dành cho các phiên máy tính từ xa được lưu trữ mà không có dịch vụ máy chủ.

Windows Server 2022 bản Standard
Phiên bản Tiêu chuẩn của Windows Server 2022 là phiên bản cơ sở. Microsoft thiết kế điều này để giúp các tổ chức hoặc cá nhân có máy móc vật lý. Nó cũng thích hợp cho các môi trường máy chủ ảo hóa tối thiểu .  
Phiên bản tiêu chuẩn cung cấp mô hình cấp phép dựa trên cốt lõi. Điều đó có nghĩa là một giấy phép của phiên bản tiêu chuẩn chỉ có thể hoạt động với hai máy ảo và một máy chủ Hyper-V . 

  Windows Server 2022 phiên bản Datacenter
Phiên bản Datacenter lý tưởng cho các tổ chức có môi trường ảo hóa cao, như trung tâm dữ liệu và đám mây. Phiên bản này cung cấp các tính năng tương tự như Phiên bản Standardcùng với 1 số thay đổi nhỏ.
Sự khác biệt lớn nhất giữa phiên bản Standard và Data Center liên quan đến việc cấp phép cho máy ảo. Trung tâm dữ liệu cho phép không giới hạn số lượng máy ảo Hyper-V hoặc vùng chứa .  
Phiên bản Data Center hỗ trợ tối đa 16 lõi với giấy phép bổ sung cho mỗi lõi bổ sung. Và mọi khách hàng truy cập vào phiên bản Data Center cũng cần phải có CAL.

Windows Server 2022 phiên bản Datacenter Azure
Phiên bản Azure của Windows Server 2022 là một sản phẩm độc đáo của Microsoft, chạy dưới dạng một máy ảo Azure hoặc trên một cụm Azure Stack HCI . Bạn không thể cài đặt phiên bản này cho phần cứng trống. Bạn cũng không thể cài đặt và chạy nó như một máy ảo Hyper-V.
Phiên bản Azure có tính năng Hot Patch, cho phép bạn cài đặt các bản cập nhật mà không cần khởi động lại máy chủ. Khối Thông báo Máy chủ qua QUIC cung cấp quyền truy cập vào các tệp được chia sẻ mà không cần VPN qua mạng. 

  Windows Server 2022 phiên bản Essential
Phiên bản Essential hữu ích cho các doanh nghiệp nhỏ và công ty khởi nghiệp với tối đa 25 người dùng và 50 thiết bị. Phiên bản này không yêu cầu CAL để truy cập. Tuy nhiên, nó chỉ giới hạn ở 10 lõi hỗ trợ một socket duy nhất và một máy ảo duy nhất.

 

Liên hệ Vietbay để hiểu thêm về Windows Server 2022 cùng 4 phiên bản sẵn có
Hotline: 091 929 5529
Email: [email protected]
Website: 
www.vietbay.com.vn | www.phanmembanquyen.com
Fanpage: www.fb.com\vietbay.com.vn

 

Để so sánh Windows Server 2022 với các giải pháp IT, VinSEP.com xin giới thiệu lần lượt các khái niệm.

Tất tần tật về Windows Server 2022 – Cập nhật tính năng mới nhất

WS 2022 với các tính năng thời thượng, khả năng hybrid kết hợp on-premise vs cloud hay hỗ trợ môi trường làm việc remote. Ngoài ra, đây còn là một giải pháp CNTT có nhiều lợi ích đáng cho doanh nghiệp đầu tư cải tiến.

So sánh Windows Server 2022 và 2022
  1. Hybrid capabilities with Microsoft Azure. Mở rộng khả năng triển khai với môi trường Cloud Azure
  2. Advance multilayer security. Bảo vệ dữ liệu và ứng dụng hoạt động từ OS của Hệ Điều Hành.
  3. More secure remote working. Triển khai đơn giản và đảm bảo an toàn khi remote vào ứng dụng và desktop.
  4. Modernized server infrastructure. Dễ dàng chuyển đổi và nâng cấp từ hệ thống trước đây đã lỗi thời lên hạ tầng hiện đại nhất.

Security – Bảo mật

Khả năng bảo mật chuyên sâu và multi-layer giúp bảo vệ toàn diện cho máy chủ tiên tiến nhất.

  1. Secured-core server. Kết hợp với các nhà sản xuất OEM tăng cừng bảo vệ với hardware, firmware, driver để kích hoạt bảo mật nâng cao cho máy chủ. Tham khảo thêm tại đây
  2. Hardware root-of-trust. Chip TPM 2.0 cung cấp một kho lưu trữ an toàn dựa trên phần cứng cho các khóa và dữ liệu mật mã nhạy cảm. Xác minh máy chủ khởi động với mã code tin cậy, kết hợp với tính năng mã hóa ổ đĩa BitLocker.
  3. Firmware protection. Secured-core server hỗ trợ xác minh quy trình khởi động và cách ly hoặc bảo vệ truy cập vào bộ nhớ memory.
  4. UEFI secure boot. Khởi động an toàn ngăn máy chủ khỏi mã độc rootkit. Secure Boot trên firmware và software tin cậy của nhà sản xuất.
  5. Virtualizationbased security (VBS). Bao gồm virtualization-based security (VBS) và hypervisor-based code integrity (HVCI). VBS là khả năng ảo hóa phần cứng, tạo và cô lập vùng bộ nhớ an toàn trước cuộc tấn công hệ thống. VBS sử dụng Credential Guard lưu trữ thông tin đăng nhập trong một vùng chứa ảo mà HĐH không thể truy cập trực tiếp. HVCI sử dụng VBS ngăn không cho các trình điều khiển lạ truy vào bộ nhớ hệ thống. Kernel Data Protection (KDP) bảo vệ các cấu trúc quan trọng của Windows Defender System Guard khỏi bị giả mạo.

Secure connectivity

  1. Transport: HTTPS and TLS 1.3 mặc định trên Windows Server 2022. Loại bỏ các thuật toán mã hóa cũ, tăng cường mã hóa hơn trước.
  2. Secure DNS: DNS Client trong Windows Server 2022 được support DNS-over-HTTPS. (DoH mã hóa các truy vấn DNS qua giao thức HTTPS)
  3. Server Message Block (SMB): SMB AES-256 encryption for the most security conscious. Windows Server 2022 hỗ trợ AES-256 GCM và CCM. Sẽ tự lựa chọn bộ mã hóa cao hơn khi nối nối với máy tính khác qua Group Policy. Vẫn còn hỗ trợ AES-128 GMAC với tốc độ cao hơn.
  4. SMB: East-West SMB encryption controls for internal cluster communications. Windows Server failover clusters kiểm soát mã hóa intra-node cho Cluster Shared Volumes (CSV) và Storage bus layer (SBL).
  5. SMB Direct and RDMA encryption. Hỗ trợ băng thông cao, độ trễ thấp cho Stor-age Spaces Direct, Stor-age Replica, Hyper-V, Scale-out File Server, and SQL Server. SMB Direct cũng được hỗ trợ mã hóa.
  6. SMB over QUIC. Được giới thiệu thay thế cho TCP xem thêm tại đây

Azure hybrid capabilities

Windows Server 2022 cho phép mở rộng trung tâm dữ liệu sang nền tảng cloud Azure.

  1. Azure Arc enabled Windows Servers.Cho phép mang máy chủ vật lý và từ các dịch vụ cloud khác lên Azure. Bộ quản lý Azure Arc giúp quản lý máy ảo Azure, xem thêm tài liệu tại đây.
  2. Windows Admin Center. Dùng để quản lý WS 2022 bao gồm report, tình trạng của Secured Core…
  3. Azure Automanage – Hotpatch. Hotpatch, một phần của Azure Automanage, Windows Server 2022 phiên bản Data Center: Azure Edition. Hotpatching là cách mới để cài đặt các bản cập nhật trên máy ảo Windows Server Azure Edition (VM) mới. Hotpatching không yêu cầu khởi động lại sau khi cài đặt.

Application platform

  1. Một số cải tiến cho Windows Container tương thích ứng dụng và trải nghiệm Windows Container với Kubernetes. Các cải tiến như là Giảm kích thước Windows Container image size lên tới 40%.
  2. Các ứng dụng có thể chạy trên Azure AD với Group Managed Services Accounts. Mà gMSA không cần liện kiết domain vào container host.

Networking performance

  1. UDP. Network traffic ngày càng phổ biến như giao thức game hoặc streaming. Giao thức QUIC, được xây dựng dựa trên UDP, mang lại hiệu suất của UDP ngang bằng với TCP. Tương tự Windows 11, thì WS 2022 cũng có UDP segmentation Offload (USO). Giúp gửi UDP packet từ CPU đến network adapter. Kết hợp UDP Receive Side Coalescing UDP RSC, giảm mức sử dụng CPU cho quá trình xử lý UDP.
  2. TCP. Windows Server 2022 sử dụng TCP HyStart ++ để giảm packet loss trong quá trình Start up và RACK để giảm RTO. Windows Server 2022 và Windows 11 đều có khả năng mới này.
  3. Hyper-V virtual switch. Được cải tiến tính năng Receive Segment Coalescing RSC. Giúp cải thiện hiệu suất network traffic từ một máy chủ bên ngoài. Network traffic được nhận bởi một NIC ảo. Hoặc từ một NIC ảo đến một NIC ảo khác trên cùng một máy chủ.

Bộ nhớ Lưu Trữ – Storage

  1. Dịch vụ Storage Migration Service. Giúp chuyển đổi bộ nhớ lưu trữ của máy chủ WS lên Azure dễ dàng. Dịch vụ chuyển đổi này giúp người dùng sử dụng ứng dụng bình thường như lúc chưa chuyển đổi.
  2. Adjustable storage repair speed. Trên WS 2022 tăng tốc sửa storage, giúp kiểm soát quá trình đồng bộ dữ liệu nhanh hơn.
  3. Faster repair and resynchronization. Nghĩa là repair & resynchronization trường hợp reboots hoặc disk failures nhanh hơn gấp đôi.
  4. Stor-age bus cache. Cải thiện hiệu suất đọc và ghi, đồng thời duy trì hiệu quả lưu trữ.
  5. ReFS file-level snapshots. Microsoft’s Resilient File System (ReFS) là dạng phục hồi dữ liệu hệ thống. Có thể phát hiện chính xác các lỗi và khắc phục các lỗi đó trong khi vẫn trực tuyến.
  6. SMB compression. Nén tệp gửi qua mạng giúp giảm băng thông, truyển tải nhanh hơn, tránh tình trạng tắt nghẽn.

So sánh Windows Server 2022 với các giải pháp IT

Mục đích của bài viết này VinSEP.com mong muốn đưa đến những lý do giúp doanh nghiệp đầu tư hợp lý nhất để triển khai hệ điều hành 2022.

So sánh Windows Server 2022 phiên bản Standard vs Datacenter

Microsoft thường chia sản phẩm ra nhiều phiên bản khác nhau, nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của doanh nghiệp:

  • Xây dựng cơ sở hạ tầng CNTT với công nghệ mới nhất.
  • Tận dụng bảo mật bảo vệ Multi-layer cho dữ liệu nhạy cảm.
  • Chuyển dịch theo xu hướng mới, cho phép làm việc ở bất cứ đâu.
  • Khai thác khả năng kết hợp giữa hệ thống tại doanh nghiệp và khả năng kết hợp với môi trường cloud.
So sánh Windows Server 2022 và 2022

Hầu như sự khác biệt giữa hai phiên bản này quá quen tthuộc với các doanh nghiệp đã từng trang bị hệ điều hành máy chủ. So sánh này giúp ích cho các doanh nghiệp lần đầu tiên đầu tư chi phí xây dựng máy chủ hoặc cần so sánh ngân sách triển khai.

So sánh Windows Server 2022 với Windows Server 2019

Do được xây dựng trên nền móng của 2019, HĐH mới có thêm nhiều cải tiến về Security, Hybrid, và Application Platform đã nêu ở trên. Cùng nhìn lại những nâng cấp và bổ sung cụ thể với bảng bên dưới để trang bị phù .

Các điểm thay đổi & nâng cấp trên phiên bản Standard & Datacenter

So sánh Windows Server 2022 và 2022

So sánh Windows Server 2022 Essential – nâng cấp và cải tiến so với 2019

So sánh Windows Server 2022 và 2022

So sánh Windows Server 2022 với Azure Stack HCI

Hay còn được gọi là Road to Hybrid, khi doanh nghiệp chuẩn bị có kế hoạch đầu tư môi trường CNTT Hybrid. Đây là hai giải pháp doanh nghiệp cần tìm hiểu thông tin xem khi nào nên lựa chọn.

Khái niệm Azure Stack HCI

HCI là HyperConverged Infrastructure là một cấp bậc cao hơn khi đề cập đến vấn đề ảo hóa. Khi đó phần mềm sẽ đóng vai trò chính Software Defined Storage (SDS) hay Networking (SDN). Biến ổ đĩa Drive vật lý thành nhiều đĩa ảo, hay Card mạng thành virtual switch, network, load balancer, và gateway.

So sánh Windows Server 2022 và 2022

Azure Stack HCI là gì?

Azure Stack HCI là giải pháp on-premise giúp lưu trữ máy chủ ảo hóa Windows, Linux cùng với Storage đang hoạt động trong môi trường ảo hóa. Hay có thể nói, Azure Stack HCI cho phép triển Windows và Linux, container ảo hóa trên một cụm HCI trong một datacenter bất kỳ. Mỗi cụm Azure Stack HCI gồm 2 đến 16 máy chủ vật lý validated hardware, chạy một hệ điều hành chuyên biệt mục đích là HCI.

Azure Stack HCI có giống Windows Server?

Windows Server là nền tảng của hầu hết sản phẩm có trên dịch vụ Azure. Azure Stack HCI lần đầu được giới thiệu từ WS 2019, hiện nay đã có OS hệ điều hành riêng biệt.

Lợi ích của Azure Stack HCI là gì?

Giống với lợi ích trang bị Public Cloud. Bên cạnh đó doanh nghiệp cũng cần máy chủ đặt tại cơ sở chứa dữ liệu quan trọng và độ trễ thấp. Cuối cùng là cắt giảm chi phí cần thiết khi cần kết nối giữa hai hệ thống.

So sánh Windows Server 2022 và 2022

Các trường hợp đầu tư Azure Stack HCI

  • Hiện đại hóa DataCenter.
    • Cần bảo vệ hoạt động cho môi trường ảo hóa của doanh nghiệp với công nghệ mới nhất.
    • Giảm diện tích thiết bị máy chủ, máy làm lạnh, chi phí phát sinh.
    • Giảm chi phí vận hành liên quan, và quản lý đơn giản hơn.
  • Giải pháp cho doanh nghiệp có nhiều chi nhánh.
    • Triển khai IT nhanh chóng.
    • Sao lưu & phục hồi các node ở chi nhánh nhanh chóng.
  • Giải pháp tốt nhất cho SQL server quản lý CSDL
  • Virtual Desktop Infrastructure
  • Triển khai ứng dụng cloud apps

Tình huống sử dụng cụ thể

Một công ty A ngành tài chính-dịch vụ quy mô vừa với trụ sở chính tại HCM và một cơ sở ở HN. Môi trường IT đang triển khai hoàn toàn on-premise. Phần lớn môi trường máy tính chạy trên hệ điều hành Windows Server và một ít là Linux. Đội ngũ nhân viên CNTT nội bộ của công ty rất thành thạo các công nghệ của Microsoft, bao gồm virtualization và Software Defined Datacenter.

Gần đây, đội IT nghiên cứu đưa ứng dụng lên cloud Azure dưới dạng dịch vụ (IaaS) và nền tảng dưới dạng dịch vụ (PaaS). Tuy nhiên, một số dữ liệu quan trọng sẽ phải nằm trong trung tâm dữ liệu ở HN.

  • Có một ứng dụng giao dịch trực tuyến của phòng cho vay tín dụng, với tầng front-end dựa trên PHP chạy trên cụm cluster Linux Ubuntu. Còn back-end chỉ có MySQL database.
  • Một hệ thống VDI dành cho nhân viên phòng đầu tư, dự định thay thế cho Windows Server 2012 R2 triển khai dự trên RDS từ xa.
  • Cuối cùng, là hệ thống on-prem chạy ứng dụng phân tích dữ liệu khách hàng và tải lên Azure lưu trữ lâu dài. Hiện tại vẫn dựa trên mã code legacy để lọc dữ liệu, tránh thất thoát ra ngoài.

Đối với nhu cầu VDI dành cho nhân viên phòng đầu tư, thì Azure Stack HCI là một giải pháp tuyệt vời để triển khai.

Lựa chọn hợp lý cho doanh nghiệp

Cả Windows Server và Azure Stack HCI đều là giải pháp hiện đại nhất cho công cuộc phát triển lên môi trường Cloud.

HCI giúp vận hành tối ưu thiết bị, chi phí đầu tư trở nên hợp lý, và dễ dàng thay đổi môi trường ảo hóa doanh nghiệp.

  • HCI có thể kết nối máy ảo với dịch vụ Azure để đảm bảo an toàn bảo mật cho các văn phòng chi nhánh.
  • Chi phí dịch vụ Azure tính theo dạng subscription, giúp sao lưu phục hồi, quản lý & giám sát.
  • Doanh nghiệp có thể đưa Datacenter lên cloud, cùng với các Azure Stack HCI để quản lý qua Azure Portal.
  • Có thể cập nhật Security Updates cho Windows Server 2008/R2, SQL Server 2008/R2, Windows Server 2012/R2 và SQL Server 2012/R2
  • Quản lý dạng User interface, kết hợp với PowerShell để đơn giản hóa quản lý.
  • Thông qua Azure Stack HCI với công cụ Azure Arc quản lý môi trường on-prem và cloud cực kỳ đơn giản. Đây có thể xem là điểm chính mà Azure Stack HCI vượt trội so với Windows Server.
So sánh Windows Server 2022 và 2022

Windows Server 2022 là cầu nối giữa môi trường hybid, chi phí trả một lần cho updates thời gian 2-3 năm. Cùng với các bộ Free Tool quản lý môi trường cloud độc lập không cần Azure.

  • Triển khai Datacenter lên Azure cực kỳ đơn giản, tiết kiệm thời gian và chi phí.
  • Bảo mật ở cấp OS cho ứng dụng và dữ liệu ở cấp độ ảo hóa.
  • IT có thể quản lý ứng dụng và desktop remote từ xa một cách đơn giản.
So sánh Windows Server 2022 và 2022

KẾT LUẬN SO SÁNH WINDOWS SERVER 2022 VS AZURE STACK HCI

Azure Stack HCI là dạng platform để chạy các máy ảo hoặc virtual desktop on-prem có kết nối với các dịch vụ kết hợp Azure. Azure Stack HCI có thể giúp hiện đại hóa và bảo mật các trung tâm dữ liệu và văn phòng chi nhánh. Đạt hiệu suất tốt nhất, độ trễ thấp và chủ quyền dữ liệu. Sử dụng Azure Stack HCI khi:

  • Cần triển khai workload với nhiều máy chủ ảo hóa cần hiện đại hóa những máy chủ hiện tại. Hoặc khi cần hạ tầng triển khai cho nhiều văn phòng/chi nhánh ở nhiều nơi.
  • Có nhu cầu mở rộng, tải lên dịch vụ đám mây, và cần bộ công cụ quản lý thuận tiện.
  • Thừa hưởng lợi ích của công nghệ HCI, giúp kiến trúc của Datacenter trở nên đơn giản, lưu trữ tốc độ cao

Windows Server 2022 là một hệ điều hành đa năng, nhiều vai trò & tính năng, khả năng kết nối trực tiếp với máy trạm với CAL thích hợp. Máy chủ Windows Server có thể ở trên đám mây hoặc on-prem, và cả ảo hóa trên Azure Stack HCI. Sử dụng Windows Server khi:

  • Hệ điều hành bên trong máy ảo (VM) hoặc container.
  • Là máy chủ chạy cho các ứng dụng Windows.
  • Để sử dụng các vai trò máy chủ tích hợp sẵn như Active Directory, File service, DNS, DHCP hoặc Dịch vụ thông tin Internet (IIS).
  • Là một máy chủ truyền thống,domain controller hoặc cài đặt SQL Server.
  • Đối với cơ sở hạ tầng truyền thống, làm máy ảo được kết nối với Fibre Channel SAN .
So sánh Windows Server 2022 và 2022

VinSEP

VinSEP (Công ty TNHH Mục Tiêu Số, MST: 0316094847)- chúng tôi là chuyên gia trong giải pháp/dịch vụ CNTT & phần mềm bản quyền. VinSEP giúp doanh nghiệp chuyển đổi thành nơi làm việc hiện đại (Modern Workplace) & phát triển trong thời đại công nghiệp 4.0.

VinSEP chỉ có một website Official chính thức là VinSEP.com.