Spironolactone là thuốc gì

VEROSPIRON 25mg, viên nén.

Thuốc này chỉ dùng theo đơn của bác sỹ.

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Nếu cần thêm thông tin xin hỏi ý kiến bác sỹ.

Để xa lầm tay trẻ em.

Tên sản phẩm: VEROSPIRON® 25 mg, viên nén.

TÊN HOẠT CHẤT VÀ HÀM LƯỢNG

Mỗi viên nén chứa 25 mg spironolactone là hoạt chất chính.

CÁC THÀNH PHẦN KHÁC

Colloidal silicon dioxide, magnesium steorate, talc, starch, lactose.

DẠNG BÀO CHẾ CỦA THUỐC

Viên nén.

MÔ TẢ SẢN PHẨM

Viên nén tròn, dẹt, do xiên góc gần như trắng, mùi đặc trưng giống mùi lưu huỳnh, có khác chữ VEROSPIRON trên mỗi mặt.

QUY CÁCH ĐÓNG GÓI

Họp 1 vỉ nhóm nhựa PVC trong x 20 viên nén.

CÁC ĐẶC TÍNH DƯỢC LỰC HỌC

Mã ATC: CO3D A01

Spironolactone la một chốt đối không cạnh tranh với oldosterone. Thuốc tác động trên ống lượn xa, ức chế tác động giữ nước và Na+, tác động thải trừ K+ của oldosterone. Nó không chỉ làm tăng sự thải trừ Na+ và làm giảm thải trừ K+ mà còn ức chế bài tiết H+ vào nước tiểu. Kết quả của tác động lợi tiểu dẫn đến tốc động hạ huyết áp.

CÁC ĐẶC TÍNH DƯỢC ĐỘNG HỌC

Sự hấp thu spironolactone từ ống tiêu hóa nhanh và mạnh. Thuốc gắn kết mạnh vào protein huyết tương {khoảng 90%].

Spironoloclone được chuyển hóa nhanh. Các chất chuyển hoá có hoạt tính dược lý là 7α-thiomethylspironolaclone và canrenone. Các chất chuyển hóa này chủ yếu được bài tiết vào nước tiểu, một lượng nhỏ vào phân.

Spironolactone và các chất chuyển hóa vượt qua được hàng rào nhau thai, và cũng được tiết vào sữa mẹ.

CHỈ ĐỊNH

Trong bệnh cường aldosterone tiên phát: Điều trị ngắn hạn trước phẫu thuật. Nếu người bệnh không thể phẫu thuật hoặc từ chối phẫu thuật, có thể điều trị dài hạn.

Phù do các nguyên nhân khác nhau: Nên phối hợp spironolactone với các thuốc lợi tiểu khác, hạn chế dùng muối và nước và phải nằm nghỉ nếu cần.

Phù nề kèm theo suy tim sung huyết, nếu người bệnh không đáp ứng, hoặc không dung nạp với các liệu pháp khác, hoặc muốn có tác dụng hiệp đồng với các thuốc lợi tiểu khác.

Phù và/hoặc cổ trướng kèm theo xơ gan 

Hội chứng thận hư, nếu do điều trị bệnh gốc hoặc hạn chế dùng nước và muối, và đã dùng các thuốc lợi tiểu khác mà không đạt hiệu quả mong muốn.

Tăng huyết áp vô căn, dùng kết hợp với các thuốc chống tăng huyết áp khác, đặc biệt trong trường hợp giảm kali huyết.

Giảm kali huyết, nếu không thể áp dụng được những liệu pháp khác.

Phòng ngừa giảm kali huyết ở người bệnh điều trị với digitolis, nếu không còn lựa chọn điều trị.

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Vô niệu, suy thận cấp, suy chức năng thận nặng do lọc cầu thận < 10 ml/phút, tăng kali huyết và natri huyết, mang thai, thời kỳ cho con bú.

Quá nẫm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

LIỀU DÙNG VÀ CÁCH DÙNG

+ Cường aldosterone: Dùng trước phẫu thuật, liều 1 ngày từ 100-400 mg.

Nếu người bệnh không thích hợp cho phẫu thuật, thì tiến hành điều trị duy trì dài ngày với liều tối thiểu có hiệu quả được xác định cho từng người bệnh. Trong trường hợp này, giảm liều khỏi đầu sau mỗi 14 ngày cho đến khi đạt liều tối thiểu có hiệu quả. Nếu điều trị lâu dài, tốt nhất là dùng kết hợp với các thuốc lợi tiểu khác để giảm các tác dụng không mong muốn.

+ Phù [suy tim sung huyết, xơ gan, hội chứng thận hư]:

Người lớn: Liều khởi đầu thông thường là 100 mg/ngày, chia làm hai lần, nhưng có thể thay đổi từ 25-200 mg/ ngày.

Để có liều cao hơn, nên dùng kết hợp Verospiron với một thuốc lợi tiểu khác, tối nhất là với thuốc lợi tiểu có tác dụng ở ống lượn gần. Như thế, có thể giữ nguyên liều Verospiron.

Trẻ em: 3,0 mg/kg thể trọng/ngày, chia làm hai lần, hoặc uống làm một lần

+ Tăng huyết áp:

Liều khỏi đầu là 50-100 mg/ngày, chia làm hai lần, kết hợp với các thuốc chống tăng huyết áp khác. Điều trị Verospiron liên tục ít nhất trong 2 tuần, bởi vì hiệu quả chống tăng huyết áp tối đa chỉ có thế đạt được sau 2 tuần điều trị.

Sau đó điều chỉnh liều theo từng cá thể.

+ Giảm kali huyết:

25-100 mg/ngày, nếu không thể cung cấp K+ được bằng đường uống hoặc không thể dùng được phương pháp giữ kali khác.

TƯƠNG TÁC THUỐC

Salicylate [làm giảm tác dụng lợi tiểu].

Các thuốc Iợi tiểu khác [tăng Iợ tiểu].

Kali và các thuốc lợi tiểu giữ kali khác [nguy cơ tăng kali huyết].

Thuốc chống tăng huyết áp [tăng tác dụng hạ huyết áp].

Thuốc chống viêm kháng sleroid NSAID [nguy cơ tăng kali huyết].

Thuốc ức chế enzyme chuyển ongiolensin [nguy cơ tăng kali huyết].

Amoni clorid [nguy cơ toan huyết tăng].

Fludrocortisone [tăng thải trừ kali một cách bất thường].

Digoxin [thời gian bán thải của digitolis tăng, nguy cơ nhiễm độc digoxin tăng].

Mitolone [tác dụng của milolone giảm].

Các dẫn xuất coumorine [các tác dụng của những dẫn xuất này giảm].

Carbenoxolone [làm giảm hiệu quả của carbenoxolone].

Neomycin [làm giảm hấp thu spironolactone].

Wiploreline, busereline, gonodoreline [các tác dụng của những thuốc này tăng].

CÁC CẢNH BÁO VÀ THẬN TRỌNG

Trong trường hợp suy thận và tăng kali máu, có thể gặp sự tăng urê máu [mic BUN] thoáng qua và chung toan tăng clo huyết do chuyển hóa có thể hồi phục.

Vì thế, ở người bệnh có rối loạn chức năng gan, thận và ở người cao tuổi, cần phải kiểm tra thường xuyên chất điện giải trong huyết thanh và chức năng thận.

Verospiron làm xáo trộn sự xác định digoxin trong huyết thanh, cortisol và epinephrine trong huyết tương.

Mặc dù Verospion không tác động trực tiếp lên chuyển hóa carbohydrate, nhưng cũng phải dùng thuốc này cẩn thận ở người bệnh đái tháo đường, đặc biệt khi có biến chứng thận do đái tháo đường, vì chứng tăng kali huyết có thể xuất hiện ở những người bệnh này. Trong khi điều trị, không được dùng các thức uống có cồn.

Ở động vật, khi dùng liều cao gấp nhiều lần liều tối đa dùng cho người trong một thời gian dài, người ta thấy xuất hiện các khối u và bệnh bạch cầu tủy bào, vì vậy nên tránh dùng lâu dài.

Mỗi viên nén Verospiron 25 mg chứa 146,0 mg lactose, vì vậy nên chú ý ở những người không dung nạp laclose. Nếu bệnh nhân bị bênh di truyền hiếm gặp không dung nạp golactose, thiếu hụt men Lapp lactase hoặc kém hấp thu glucosegoloclose, không nên dùng thuốc này.

Phụ nữ có thai, người đang nuôi con bằng sữa mẹ

Chống chỉ định dùng thuốc viên Verospion trong khi đang mang thai hay đang nuôi con bằng sữa mẹ. Nếu cần thiết phải dùng Verospiron thì ngừng cho con bú sữa mẹ và thay bằng các thức ăn khác.

Khả năng lái xe và vận hành máy móc

Khi bắt đầu điều trị không lái xe hay điều khiển máy móc nguy hiểm trong một khoảng thời gian tùy từng trường hợp, do bác sĩ quyết định.

QUÁ LIỀU VÀ CÁCH XỬ TRÍ

Triệu chứng: buồn ngủ, rối loạn tâm thần và có những thay đổi trong kết quả các xét nghiệm. Điều trị: điều trị triệu chứng, không có các thuốc giải độc đặc hiệu. Cần duy trì cân bằng dịch-chất điện giải, acid base bằng cách sử dụng các loại thuốc lợi tiểu thải kali, tiêm glucose + insulin. Trường hợp nặng, cần thẩm phân lọc máu.

TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN

Thông báo cho bác sỹ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

Dùng Verospiron lâu dài có thể gây tăng kali huyết, giảm natri huyết, những thay đổi về thành phần chất điện giải trong máu, hạ huyết áp, mềm xương, chứng vú to và bất lực ở nam giới khi điều trị lâu dài, rối loạn kinh nguyệt, rậm lông tóc ở phụ nữ, căng tức vú ở phụ nữ, thay đổi giọng nói ở cả hai giới.

Hiếm khi bị ban sần hoặc ban đỏ, mày đay, do biến đối giống bệnh lupus, rụng tóc, rối loạn tiêu hóa [buồn nôn, nôn, tiêu chảy, chảy máu dạ dày, loét dạ dày, đau dạ dày, viêm gan, rối loạn hệ thần kinh trung ương [thất điều, buồn ngủ, nhức đầu]. Mất bạch cầu hạt, giảm số lượng tiểu cầu và tăng bạch cầu ưa eosin ở bệnh nhân bị xơ gan.

Những tác dụng phụ này thường mất đi khi ngưng thuốc.

ĐIỀU KIỆN BẢO QUẢN

Bảo quản dưới 30°C.

HẠN DÙNG CỦA THUỐC

3 năm kể từ ngày sản xuất.

Không dùng thuốc quá hạn sử dụng ghi trên bao bì.

Nhóm thuốc: Thuốc lợi tiểu

Tên khácSpironolacton

Tên Biệt dượcDiulactone; Verospiron

Thuốc biệt dược mớiAldactone, Diulactone 25mg, Diulactone 25mg, Gespir, Spiromide 40, Verospiron 25mg

Dạng thuốcViên nang; Viên nén

Thành phầnSpironolactone

Cơ chế tác dụng của Spironolacton

Spironolacton là chất đối kháng mineralocorticoid, tác dụng qua việc ức chế cạnh tranh với aldosteron và các mineralocorticoid khác, tác dụng chủ yếu ở ống lượn xa, kết quả là tăng bài tiết natri và nước. Spironolacton làm giảm bài tiết các ion kali, amoni [NH4+] và H+. Cả tác dụng lợi tiểu và chống tăng huyết áp đều qua cơ chế đó. Spironolacton bắt đầu tác dụng tương đối chậm, cần phải 2 hoặc 3 ngày mới đạt tác dụng tối đa và thuốc giảm tác dụng chậm trong 2 – 3 ngày khi ngừng thuốc. Vì vậy không dùng spironolacton khi cần gây bài niệu nhanh. Sự tăng bài tiết magnesi và kali của các thuốc lợi tiểu thiazid và lợi tiểu quai [furosemid] sẽ bị giảm khi dùng đồng thời với spironolacton.

Chỉ định của Spironolacton:

– Các trường hợp tăng aldosteron huyết nguyên phát hoặc thứ phát.

– Phối hợp với các thuốc lợi tiểu giảm K+ máu để điều trị phù do suy tim mạn, phù do suy tim có sung huyết, phù do xơ gan cổ trướng.

– Hội chứng thận hư: nếu điều trị bệnh gốc hay hạn chế dùng nước và muối, và dùng các thuốc lợi tiểu khác không đạt hiệu quả mong muốn.

– Cao huyết áp vô căn: dùng kết hợp với các thuốc chống cao huyết áp khác, đặc biệt trong trường hợp giảm kali huyết.

– Giảm kali huyết, nếu những liệu pháp khác không thể áp dụng được.

Spironolacton còn dùng để phòng ngừa giảm kali huyết ở người bệnh điều trị với digitalis, nếu không còn khả năng điều trị khác.

Liều lượng – cách dùng của Spironolacton:

– Cường aldosterone: uống 100-400mg/ ngày trước phẫu thuật. Nếu người bệnh không thích hợp cho phẫu thuật, thì tiến hành điều trị duy trì dài ngày với liều tối thiểu có hiệu quả được xác định cho từng cá thể. Trong trường hợp này, liều khởi đầu có thể giảm cứ mỗi 14 ngày 1 lần cho đến khi đạt liều tối thiểu có hiệu quả. Trong thời gian điều trị lâu dài, tốt nhất là dùng kết hợp Spironolactone với các thuốc lợi tiểu khác để giảm các tác dụng không mong muốn.

Phù [suy tim sung huyết, xơ gan, hội chứng thận hư]:

Người lớn:

– Liều khởi đầu thông thường là 100mg/ngày, chia làm hai lần, nhưng có thể dùng từ 25-200mg/ngày.

– Với liều cao hơn, Spironolactone nên dùng kết hợp với một thuốc lợi tiểu khác, tốt nhất là với thuốc lợi tiểu có tác dụng ở ống lượn gần. Trong trường hợp này, liều Spironolactone vẫn không đổi.

Trẻ em: 3,0mg/kg thể trọng/ngày, chia làm 2 lần, hoặc uống làm 1 lần.

Cao huyết áp:

Liều khởi đầu là 50-100mg/ngày, chia làm 2 lần, và kết hợp với các thuốc chống cao huyết áp khác. Ðiều trị Spironolactone liên tục ít nhất trong 2 tuần, bởi vì hiệu quả chống cao huyết áp tối đa chỉ có thể đạt được sau 2 tuần điều trị.

Sau đó điều chỉnh liều tùy từng cá thể.

Giảm kali huyết:

Liều hàng ngày thay đổi từ 25-100mg, nếu không thể cung cấp K+ được bằng đường uống hoặc không thể dùng được phương pháp giữ kali khác.

Qúa liều :

Không có thuốc giải độc đặc hiệu. Bù nước và chất điện giải: dùng thuốc lợi tiểu thải kali, tiêm glucose + insulin; trong các trường hợp trầm trọng thì tiến hành thẩm phân.

Dược lực :

Hoạt chất của thuốc này, spironolactone, là thuốc lợi tiểu giữ kali, một chất đối kháng có cạnh tranh với aldosterone. Thuốc có tác dụng lên ống lượn xa của thận, ức chế tác dụng giữ nước và Na+ và ức chế tác dụng thải trừ K+ của aldosterone. Spironolacton không những làm tăng thải trừ Na+ và Cl- và làm giảm thải trừ K+ , mà còn ức chế thải trừ H+ vào nước tiểu. Kết quả của tác dụng trên là Spironolacton cũng làm hạ huyết áp.

Dược động học :

– Hấp thu: Spironolactone được hấp thu nhanh và mạnh qua ống tiêu hóa.

– Phân bố:Spironolactone liên kết mạnh với protein huyết tương [khoảng 90%].

– Chuyển hoá: Spironolactone được chuyển hóa nhanh. Chất chuyển hóa có hoạt tính dược lý của nó là 7alfa-thiomethylspironolactone và canrenone.

– Thải trừ: Các chất chuyển hóa này được thải trừ chủ yếu qua nước tiểu, một lượng nhỏ thải qua phân. Spironolactone và các chất chuyển hóa của nó vượt qua được hàng rào máu-não và bài tiết vào sữa mẹ.

Chống chỉ định của Spironolacton:

– Rối loạn chức năng gan.

– Vô niệu, suy thận cấp, suy chức năng thận nghiêm trọng [tốc độ lọc cầu thận < 10ml/phút].

– Nhiễm acid, tăng K+ máu.

– Thận trọng với phụ nữ có thaio và cho con bú.

– Quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Thận trọng lúc dùng :

Trong trường hợp suy thận và tăng thoáng qua chứng tăng kali huyết, thì có thể phát triển hàm lượng nitrogen trong nước tiểu và chứng toan huyết chuyển hóa tăng clorid huyết khả hồi.

Vì thế, ở người bệnh có rối loạn chức năng gan và thận và ở người cao tuổi, cần phải kiểm tra thường xuyên chất điện giải trong huyết thanh và chức năng thận.

Spironolacton làm xáo trộn sự xác định digoxin trong huyết thanh, cortisol và epinephrine trong huyết tương.

Mặc dầu Spironolacton không tác động trực tiếp lên chuyển hóa carbohydrate, nhưng cũng phải dùng thuốc này cẩn thận ở người bệnh tiểu đường, đặc biệt khi có bệnh thận do tiểu đường, vì chứng tăng kali huyết có thể xuất hiện ở những người bệnh này.

Khởi đầu điều trị, nên tránh lái xe và vận hành máy móc nguy hiểm trong một thời gian được xác định tùy theo từng cá thể. Sau đó bác sĩ sẽ quyết định giới hạn này.

Trong khi điều trị, tránh dùng các thức uống có cồn.

Ở động vật, khi dùng liều cao gấp nhiều lần liều dùng cho người trong một thời gian dài, người ta thấy xuất hiện ở động vật các khối u và bệnh bạch cầu tủy bào, vì vậy nên tránh dùng lâu dài.

Tương tác thuốc :

– Salicylate [làm giảm tác dụng lợi tiểu].

– Các thuốc lợi tiểu khác [tăng lợi tiểu].

– Kali và các thuốc lợi tiểu giữ kali khác [nguy cơ tăng kali huyết].

– Thuốc chống cao huyết áp [tăng tác dụng hạ huyết áp].

– Thuốc chống viêm không steroid NSAID [nguy cơ tăng kali huyết].

– Thuốc ức chế enzyme chuyển dạng angiotensin [nguy cơ tăng kali huyết].

– Amoni clorid [tăng nguy cơ toan huyết].

– Flucocortisone [tăng thải trừ kali một cách nghịch thường].

– Digoxin [tăng thời gian bán thải của digitalis, tăng nguy cơ nhiễm độc digoxin].

– Mitotane [giảm tác dụng của mitotane].

– Các dẫn xuất coumarine [giảm tác dụng của các thuốc này].

– Triptoreline, busereline, gonadoreline [tăng tác dụng của các thuốc này].

Tác dụng phụ

Dùng Spironolacton lâu dài có thể gây tăng kali huyết, giảm natri huyết, vú to ở đàn ông, bất lực ở đàn ông, rối loạn kinh nguyệt, nhũn vú ở đàn bà, thay đổi giọng nói ở cả hai giới.

Hiếm khi ban sần hoặc ban đỏ, rối loạn tiêu hóa [nôn, buồn nôn, tiêu chảy, chảy máu dạ dày, loét dạ dày, viêm dạ dày], rối loạn hệ thần kinh trung ương [thất điều, buồn ngủ, nhức đầu], mất bạch cầu hạt.

Những tác dụng ngoại ý này thường mất đi khi ngưng thuốc.

Bảo quản:

Bảo quản ở nhiệt độ 15-30 độ C.

[Visited 25.063 times, 4 visits today]

  • Tags:
  • hội chứng thận hư
  • suy tim
  • Thuốc lợi tiểu
  • thuốc Spironolacton
  • xơ gan

Video liên quan

Chủ Đề