Sự khác nhau giữa khối lượng và khối lượng riêng

.

1. Đôi nét về kim loại đồng

Kim loại đồng – kí hiệu Cu. Số nguyên tố 64. Kim loại đồng xuất hiện trong tự nhiên ở dạng kim loại. Chúng có thể trực tiếp sử dụng thay vì nung chảy từ quặng. Vào khoảng 8000 năm trước công nguyên. Đồng bắt đầu được con người biết đến và sử dụng. Với đặc tính dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt. Đồng được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực: làm dây cáp, dây điện thoại, các loại vật liệu trong xây dựng,…

2. Nguyên tố đồng

  • Số nguyên tử: 29.
  • Điểm sôi: 2562oC.
  • Trọng lượng nguyên tử: 63,546.
  • Kí hiệu nguyên tố: Cu.
  • Điểm nóng chảy: 1085oC.
  • Pha: rắn.
  • Cấu trúc tinh thể: tâm diện lập phương.
  • Phân loại: kim loại chuyển tiếp.

3. Một số đặc tính đặc trưng của đồng

Như đã nói, đồng là kim loại có nhiều đặc tính vật lý, hóa học nổi bật. Cụ thể như:

  • Tính dẻo cao.
  • Dẫn điện, nhiệt tốt.
  • Khả năng chống ăn mòn hiệu quả.
  • Nóng chảy ở nhiệt độ cao 1085 độ C.

4. Khối lượng riêng là gì?

Khối lượng riêng hay còn gọi là mật độ khối lượng của vât. Chúng là đại lượng thể hiển đặc tính mật độ khối lượng trên 1 đơn bị thể tích của vật đó. Được tính bằng thương số của khối lượng (m) với thể tích (V) của vật.

Đơn vị đo khối lượng riêng là gì?

Trong hệ đo lường quốc tế. Khối lượng riêng của vật sẽ được tính theo đơn vị kilogam/ m khối ( kg/m3)

Khi đã có biết được khối lượng riêng của vật. Chúng ta có thể biết được vật đó được cấu tạo bằng chất gì. Dựa trên việc đối chiếu với bảng khối lượng riêng đã được tính toán từ trước.

Công thức tính khối lượng riêng

Công thức tính khối lượng riêng của một vật khá đơn giản. Theo đó, chúng ta sẽ áp dụng công thức tính như sau:

  • D= m/V.
  • Trong đó:
  • D: Kí hiệu của khối lượng riêng của vật. (kg/m3).
  • m: Khối lượng của vật ( kg).
  • V: Thể tích của vật ( m3).

Điều này có nghĩa, bạn dễ dàng tính được khối lượng riêng của vật. Nếu biết các thông số về khối lượng và thể tích của vật đó.

Khối lượng riêng của đồng là bao nhiêu?

Đồng được chia thành nhiều loại. Trong đó, phổ biến với đồng thau và đồng đỏ. Nhiều người thắc mắc khối lượng riêng của đồng đỏ và khối lượng riêng của đồng thau có giống nhau không. Câu trả  lời là có.

Về cơ bản, khối lượng riêng của đồng vàng ( đồng thau) và khối lượng riêng đồng đỏ đều như nhau là 8900 kg/m3. Con số này lớn gấp 3 lần khối lượng riêng của kim loại nhôm.

Trọng lượng riêng của đồng?

Ngoài chỉ số về khối lượng riêng. Nhiều người cũng quan tâm về trọng lượng riêng của đồng thau,  đồng đỏ.

  • Theo tài liệu thống kê quy chuẩn.  Trọng lượng riêng của đồng = 8,96 g/cm³.
  • Nhiệt dung riêng của đồng
  • Đồng có nhiệt dung riêng = 380J/kg.K
  • Phân biệt khối lượng riêng và trọng lượng riêng
  • Nếu như khối lượng riêng thể hiện mật độ khối lượng của vật. Được tính bởi công thức: D= m/V. Thì trọng lượng riêng của vật chính là trọng lượng của một mét khối vật chất. Chúng được tính bởi công thức: Trọng lượng riêng = Khối lượng riêng x 9,81.
  • Trọng lượng riêng được tính theo đơn vị N/m³.
  • Phương pháp để xác định khối lượng riêng của một vật
  • Có nhiều cách để xác định khối lượng riêng của một vật. Trong đó, phổ biến với cách dùng tỷ trọng kế và dùng lực kế.

Xác định khối lượng riêng bằng lực kế

Lực kế là dụng cụ được dùng nhiều trong việc đo trọng lượng vật. Chúng đồng thời có thể xác định thể tích vật thông qua bình chia độ hoặc sử dụng các vật dụng tương đương. Người ta thường sử dụng công thức tổng quát để tính khối lượng riêng cho vật. Trong trường hợp, vật đó đống chất, tinh khiết. Khối lượng riêng lúc này chính bằng khối lượng riêng của chất đó.

Xác định khối lượng riêng bằng tỷ trọng kế

Tỷ trong kế là một dụng cụ thí nghiệm điển hình. Được làm bằng thủy tinh. Chúng được có hình trụ, 1 đầu được gắn với quả bóng. Bên trong chúng có chứa kim loại nặng hoặc thủy ngân.  Có tác dụng giúp chúng có thể đứng thẳng.

Loại dụng cụ này thường được dùng để đo các chất chống đông cho Ethylene Glycol hay chất làm mát. Với các loại Propylene Glycol có nống độ cao hơn 70%. Thì không được áp dụng. Nhiệt độ chuẩn của tỷ trọng kế là 20 độ C.

Những ứng dụng phổ biến về khối lượng riêng

Không phải ngẫu nhiên người ta quan tâm đến khối lượng riêng của một vật. Trên thực tế, việc nắm được khối lượng riêng của đồng nay của các kim loại khác. Có thể mang đến nhiều lợi ích to lớn. Cụ thể như:

  • Ứng dụng trong công nghiệp cơ khí: Khối lượng riêng được coi là yếu tố vô cùng quan trọng. Giúp việc lựa chọn vật liệu chuẩn xác hơn.
  • Ứng dụng trong giao thông, vận tải đường thuỷ: Khối lượng riêng dùng để tính toán tý trọng của nhớt, dầu, nước,.. Để đảm bảo có thể phân bổ chúng vào két với 1 lượng thích hợp nhất.
  • Và nhiều ứng dụng thực tiễn khác.

Lời Kết:

 

Bài viết trên đã chia sẻ cho bạn đọc thông tin về khối lượng riêng của đồng. Cũng như cách để xác định khối lượng riêng của vật chính xác. Hy vọng mang lại những thông tin hữu ích. Nếu cần thêm thông tin hỗ trợ. Gọi ngay Hotline 0974566225 để nhân tư vấn hoàn toàn miễn phí. Trân trọng cảm ơn!

10:34:1730/11/2020

Để giải đáp câu hỏi trên, bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu về Khối lượng riêng là gì? trọng lượng riêng là gì? Công thức tính khối lượng riêng và trọng lượng riêng được viết như thế nào?

I. Khối lượng riêng, tính khối lượng của các vật theo khối lượng riêng.

1. Khối lượng riêng.

- Khối lượng riêng của một chất được xác định bằng khối lượng của một mét khối (1 m3) chất đó.

- Đơn vị của khối lượng riêng là kilôgam trên mét khối, ký hiệu là: kg/m3.

2. Bảng khối lượng riêng của một số chất

- Dưới đây là bảng khối lượng riêng của một số chất rắn và chất lỏng.

Sự khác nhau giữa khối lượng và khối lượng riêng
Bảng khối lượng riêng của một số chất

3. Công thức tính khối lượng của chất (vật) theo khối lượng riêng.

• Công thức tính khối lượng riêng: 

Sự khác nhau giữa khối lượng và khối lượng riêng

 Trong đó:

 D: Khối lượng riêng của chất cấu tạo nên vật (đơn vị: kg/m2)

 m: Khối lượng của vật (đơn vị: kg)

 V: Thể tích của vật (đơn vị: m3)

⇒ Công thức tính khối lượng theo khối lượng riêng: 

Sự khác nhau giữa khối lượng và khối lượng riêng

* Ví dụ: Cho biết thể tích đã là 0,5 m3, khối lượng riêng của đá là 2600kg/m3. Thì khối lượng của đá là:

 m = D.V = 0,5.2600 = 1300(kg).

Sự khác nhau giữa khối lượng và khối lượng riêng

II. Trọng lượng riêng

1. Trọng lượng riêng

- Trọng lượng riêng của một chất được xác định bằng trọng lượng của một mét khối (1 m3) chất đó.

- Đơn vị của trọng lượng riêng là Newton trên mét khối, ký hiệu là N/m3.

2. Công thức tính trọng lượng riêng

Trọng lượng riêng được tính theo công thức: 

Sự khác nhau giữa khối lượng và khối lượng riêng

 Trong đó:

 d: là trọng lượng riêng (đơn vị: N/m3)

 P: là trọng lượng (đơn vị: N)

 V: là thể tích (đơn vị: m3)

• Dựa theo công thức P = 10.m ta có công thức tính trọng lượng riêng d theo khối lượng riêng D:

 

Sự khác nhau giữa khối lượng và khối lượng riêng

⇒ Công thức tính trọng lượng riêng theo khối lượng riêng là: d = 10.D

III. Xác định trọng lượng riêng của một chất

* Câu C5 trang 38 SGK Vật Lý 6: Hãy tìm cách xác định trọng lượng riêng của một chất làm quả cân: Dụng cụ gồm có:

- Một quả cân 200g mà ta cần đo trọng lượng riêng của chất làm nó, có một sợi chỉ buộc vào quả cân.

- Một bình chia độ có GHĐ 250cm3, miệng rộng để có thể cho lọt quả cân vào trong bình. Bình chứa khoảng 100cm3 nước.

- Một lực kế có GHĐ ít nhất 2,5N.

* Lời giải:

Để xác định trọng lượng riêng của một chất làm quả cân ta thực hiện như sau:

+ Bước 1: Thả quả cân vào bình chia độ có chứa sẵn V1 = 100cm3 nước. Giả sử nước dâng lên đến mực có vạch chia V2 = 120 cm3.

 Khi đó thể tích của quả cân là: V = V2 – V1 = 120 – 100 = 20 (cm3) = 0,00002 (m3).

+ Bước 2: Treo quả cân vào lực kế ta xác định trọng lượng của quả cân là: P = 2N. (do P = 10.m = 10.0,2 = 2N)

+ Bước 3: Tính trọng lượng riêng của chất làm nên quả cân bằng công thức:

 d = P/V = 2/0,00002 = 100000 (N/m3).

IV. Vận dụng

* Câu C6 trang 38 SGK Vật Lý 6: Hãy tính khối lượng và trọng lượng của chiếc dầm sắt có thể tích 40dm3.

* Lời giải:

- Bài cho: Thể tích: V = 40dm3 = 0,04m3 ;  Khối lượng riêng: D = 7800kg/m3; Khối lượng: m = ? Trọng lượng: P = ?

- Tra bảng ta tìm được khối lượng riêng của sắt là: D = 7800kg/m3.

- Khối lượng của chiếc dầm sắt: Từ công thức: D = m/V

 ⇒ m = D.V = 7800.0,04 = 312(kg)

- Trọng lượng của chiếc dầm sắt là:

 P = 10.m = 10.312 = 3120 (N)

→ Vậy m = 312kg; P = 3120N.

* Câu C7 trang 38 SGK Vật Lý 6: Mỗi nhóm học sinh hòa 50g muối ăn vào 0,5l nước rồi đo khối lượng riêng của nước muối đó.

* Lời giải:

Tra bảng khối lượng riêng, ta tìm được khối lượng riêng của nước là:Dn = 1000kg/m3.

- Ta có: khối lượng muối ăn: m1 = 50g = 0,05 (kg).

- Thể tích nước: Vn = 0,5l = 0,5dm3 = 0,0005 (m3).

⇒ Khối lượng của nước là: mn = Dn.Vn = 1000.0,0005 = 0,5kg.

- Vì sự hòa tan của muối ăn vào nước nên thể tích của nước muối sau khi hòa tan tăng lên không đáng kể. Do vậy thể tích của nước muối vẫn coi là: V = 0,5l.

- Khối lượng của nước muối sau hòa tan là: m = m1 + mn = 0,05 + 0,5 = 0,55kg.

⇒ Khối lượng riêng của nước muối là:

 

Sự khác nhau giữa khối lượng và khối lượng riêng

> Có thể em chưa biết:

+ Khi người ta nói chì nặng hơn sắt thì phải hiểu ngầm là khối lượng riêng (hoặc trọng lượng riêng) của chì lớn hơn khối lượng riêng (hoặc trọng lượng riêng) của sắt.

+ Iriđi thuộc loại chất "nặng" nhất, nó có khối lượng riêng là 22400kg/m3.

Như vậy với nội dung bài viết về trọng lượng riêng, khối lượng riêng ở trên các em cần nhớ được các ý chính như sau:

+ Khối lượng riêng của một chất được xác định bằng khối lượng của một đơn vị thể tích (1m3) chất đó.

+ Công thức tính khối lượng riêng: D = m/V. Đơn vị của khối lượng riêng là kilogam trên mét khối (kg/m3).

+ Trọng lượng riêng của một chất được xác định bằng trọng lượng của một đơn vị thể tích (1m3) chất đó.

+ Công thức tính trọng lượng riêng: d = P/V. Đơn vị của trọng lượng riêng là Niutơn trên mét khối (N/m3).

+ Công thức tính trọng lượng riêng theo khối lượng riêng: d = 10D.

Hy vọng bài viết về Khối lượng riêng, trọng lượng riêng là gì? Công thức tính Khối lượng riêng, trọng lượng riêng trên có ích cho các em, mọi thắc mắc và góp ý các e hãy để lại ở phần đánh giá dưới bài viết để HayHocHoi ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tập tốt.