Sự khác nhau giữa phát minh và sáng chế

Tin cùng chuyên mục

  • Hướng dẫn thủ tục chuyển trụ sở chính hộ kinh doanh khác quận
  • Có được rút hồ sơ đăng ký doanh nghiệp khi đang nộp?
  • Thủ tục áp dụng ưu đãi đầu tư thực hiện như thế nào?
  • Sự khác nhau giữa tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả
  • Điều kiện, thủ tục mở trung tâm tư vấn du học 2021

Điểm 1: Về mặt khái niệm

Phát minh được định nghĩa trong từ điển Bách khoa Việt Nam là: “Sự phát hiện một sự vật, một hiện tượng hoặc một quy luật tồn tại khách quan của tự nhiên mà con người chưa từng biết tới. Phát minh làm thay đổi, nâng cao trình độ nhận thức của con người đối với tự nhiên và tạo cơ sở để con người lợi dụng, chế ngự tự nhiên.”

Phát minh khoa học là yếu tố quyết định đối với tiến bộ khoa học – kỹ thuật. Phát minh thường gắn liền với những nghiên cứu cơ bản trong khoa học lý thuyết và khoa học ứng dụng. Phát minh phản ánh các mối quan hệ hiện thực khách quan cơ bản và những tính chất của các hiện tượng trong thế giới hiện thực.

Sáng chế được định nghĩa là: “Giải pháp kỹ thuật mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới, có trình độ sáng tạo, có khả năng áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế – xã hội”. Và theo bộ luật sở hữu trí tuệ, sáng chế là một đối tượng sở hữu công nghiệp, được pháp luật bảo hộ.

Nói ngắn ngọn, phát minh là một hiện tượng, quy luật đã tồn tại sẵn trong tự nhiên mà chưa được khám phá. Trong khi đó sáng chế là một giải pháp kỹ thuật cần có trình độ sáng tạo, có khả năng áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế – xã hội.

1. Sáng chế và phát minh là gì?

Để phân biệt phát minh và sáng chế trước tiên cần làm rõ hai khái niệm là phát minh và sáng chế.

Căn cứ Khoản 12 Điều 4 Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH Luật sở hữu trí tuệ quy định về khái niệm sáng chế như sau:

Điều 4. Giải thích từ ngữ

“Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

  1. Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.”

Phát minh là sự phát hiện một sự vật, một quy luật khách quan tron đời sống con người nhưng không thể sử dụng trực tiếp phát minh vào sản xuất, đời sống mà phải thông qua các giải pháp kỹ thuật, nó không có giá trị thương mại.

2. Thẩm quyền cp bằng độc quyền sáng chế?

Căn cứ Khoản 2 Điều 3 Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH Luật sở hữu trí tuệ có quy định như sau:

Điều 3. Đối tượng quyền sở hữu trí tuệ

“2. Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.”

Như vậy, sáng chế thuộc đối tượng quyền sở hữu công nghiệp. Như vậy, nếu là Quyền sở hữu công nghiệp thì sẽ đăng kí bảo hộ tại Cục Sở hữu trí tuệ;

3. Phân biệt bằng sáng chế và phát minh

3.1. Giống nhau

Điểm giống nhau giữa phát minh và sáng chế: đều có chức năng giúp cho quá trình sản xuất cũng như giúp cho đời sống của con người.

3.2. Khác nhau:

Khái niệm

sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.

Phát minh là sự phát hiện một sự vật, một quy luật khách quan trong đời sống con người nhưng không thể sử dụng trực tiếp phát minh vào sản xuất, đời sống mà phải thông qua các giải pháp kỹ thuật, nó không có giá trị thương mại.

Tính áp dụng trong đời sống

Sáng chế có thể được áp dụng trực tiếp trong đời sống

Phát minh chỉ có thể áp dụng gián tiếp trong đời sống qua các sáng chế.

Hình thức bảo hộ

Sáng chế là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và được bảo hộ độc quyền về nội dung.

Phát minh là đối tượng có thể được bảo hộ quyền tác giả, không được bảo hộ về nội dung mà chỉ được bảo hộ hình thức.

đối tượng bảo hộ

1. Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

a] Có tính mới;

b] Có trình độ sáng tạo;

c] Có khả năng áp dụng công nghiệp.

Phát minh được bảo hộ quyền tác giả nếu thỏa mãn các điều kiện tại Điều 13 và Điều 14 Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH Luật sở hữu trí tuệ 2019 chủ thể và các loại hình tác phẩm được bảo hộ

Video liên quan

Chủ Đề