Sự thay đổi của rốn khi mang thai

Khi mang thai, có mẹ rốn bị lồi ra có thể nhìn thấy rõ sau lớp áo, nhất là trong 3 tháng cuối thai kì, nhưng có người lại không.

  • Bật mí những thực phẩm lý tưởng các mẹ bầu nên ăn trong từng giai đoạn mang thai để khỏe cả mẹ lẫn con
  • 9 sự thật kỳ lạ về việc mang thai chứng minh cơ thể người mẹ quả thực rất tuyệt vời

Khi mang thai cơ thể người mẹ phải đối mặt với nhiều thay đổi, từ hình dáng, cân nặng cho đến tâm sinh lý. Kích thước bụng sẽ to dần lên cùng với sự phát triển của thai nhi. Da mẹ bầu có thể sẽ xấu đi, sạm hơn vì thay đổi nội tiết tố, thậm chí có một số mẹ có thể bị rạn da vì tăng cân quá nhanh. Nhưng đó chưa phải là tất cả, có một thay đổi nho nhỏ nhưng lại khiến các mẹ quan tâm nhiều nhất chính là tình trạng rốn khi mang thai.

Sự thay đổi của rốn khi mang thai

Theo các chuyên gia sản khoa thì tình trạng rốn lồi, lõm khi mang thai là rất phổ biến và mẹ bầu không cần quá lo ngại (Ảnh minh họa)

Từ thời xưa, các bà các mẹ hay nhìn vào sự thay đổi hình dạng của rốn mẹ bầu để chẩn đoán giới tính thai nhi. Nhưng với công nghệ y học hiện đại ngày nay, việc chẩn đoán giới tính thai nhi đã không còn thô sơ và kém chính xác nữa. Theo các chuyên gia sản khoa thì tình trạng rốn lồi, lõm khi mang thai là rất phổ biến và mẹ bầu không cần quá lo ngại về nó. Có mẹ rốn bị lồi ra khi mang bầu, có thể nhìn thấy rõ rốn lồi kể cả sau lớp áo, nhất là trong 3 tháng cuối thai kì, nhưng có người lại không.

Dưới đây là những thay đổi phổ biến nhất ở rốn mẹ bầu trong thai kì:

Rốn lồi

Sự thay đổi của rốn khi mang thai

Rốn lồi do nhiều yếu tố, chủ yếu là áp lực từ bên trong đẩy ra (Ảnh minh họa)

Khi mang thai, việc rốn của mẹ lồi ra, cũng như việc bụng phình ra, là điều không thể tránh khỏi. Mẹ bầu sẽ tăng cân, tử cung giãn nở để thai nhi phát triển trong đó. Thêm nữa, cơ thể người mẹ sẽ hóa lỏng, và quá trình tích tụ nước ối sẽ diễn ra. Những yếu tố trên sẽ khiến tử cung gây sức ép lên lỗ rốn và khiến cho rốn lồi ra.

Trong hầu hết các trường hợp, rốn nhô ra là hoàn toàn bình thường đối với phụ nữ mang thai, nhưng nếu nó đi kèm với hiện tượng đau âm ỉ và khó chịu ở bụng, mẹ hãy xin ý kiến tư vấn của bác sĩ và kiểm tra để loại trừ khả năng thoát vị rốn - tình trạng một phần ruột chui vào khe hở giữa các cơ thành bụng tại rốn và nằm sát bên dưới da.

Rốn phẳng

Ngược lại với những mẹ bầu có rốn lồi thì có một số mẹ sở hữu rốn phẳng trong thai kì. Khi da ở vùng bụng giãn rộng, da rốn cũng sẽ giãn theo, do đó xuất hiện hiện tượng rốn kéo phẳng ra thay vì lồi hoặc lõm. Điều này cũng hoàn toàn không có gì đáng lo ngại với phụ nữ mang thai và sẽ trở lại hình dạng bình thường sau khi sinh.

Ngứa ngáy vùng rốn

Sự thay đổi của rốn khi mang thai

Rạn da sẽ khiến mẹ ngứa vùng xung quanh bụng, ngứa rốn (Ảnh minh họa)

Khi mang thai, vùng da và cơ bắp quanh bụng mẹ sẽ phải giãn ra để phù hợp với kích thước của tử cung, làm phần rốn cũng bị giãn theo gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Mẹ có thể thoa kem dưỡng ẩm hoặc kem trị rạn da để làm giảm cơn ngứa, sự khó chịu. Nếu tình trạng ngứa không thuyên giảm và ngày càng trầm trọng, nổi mẩn, phát ban, tạo thành mảng, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Đau rốn

Khi mang thai, mẹ cũng có thể thấy có hiện tượng đau rốn, đó là do da vùng rốn bị kéo căng. Mẹ không cần quá lo lắng. Nhưng nếu cơn đau kéo dài và đau nhiều thì cần được bác sĩ kiểm tra và tìm nguyên nhân chính xác để có phương án xử lý phù hợp.

Để hạn chế đau, ngứa rốn và những cảm giác khó chịu ở khu vực rốn trong thai kì, mẹ có thể áp dụng những cách sau:

Sự thay đổi của rốn khi mang thai

Mẹ bầu chú ý giữ gìn vệ sinh vùng quanh rốn, không gãi xước da rốn (Ảnh minh họa)

- Lưu ý hàng ngày vệ sinh cơ thể sạch sẽ và mặc những bộ quần áo rộng rãi, thoáng mát, tránh để cơ thể đổ mồ hôi hay đọng mồ hôi ở vùng rốn sẽ khiến cho tình trạng ngứa nghiêm trọng hơn.

- Lựa chọn loại sữa tắm phù hợp với làn da mẫn cảm

- Không gãi mạnh, cào xước da rốn

- Có chế độ ăn đủ dinh dưỡng, lành mạnh, uống đủ nước để da có độ ẩm, không bị khô ngứa.

Nguồn: Parent/Mom

10/05/2021

ThS. BS. Lê Võ Minh Hương

Phòng Công tác xã hội

Khi mang thai, nhiều mẹ bầu nhận thấy một số thay đổi trên cơ thể, đặc biệt là các biểu hiện của da. Nó không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà có khi còn gây ra một số phiền toái và khó chịu

Sự thay đổi của rốn khi mang thai

Hình minh họa - nguồn internet

cho sản phụ. Vậy những thay đổi sinh lý đó là gì và cách khắc phục như thế nào, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé.

Các thay đổi về da thường gặp khi mang thai bao gồm:

  • Các đốm đen hoặc mảng da sậm màu trên mặt, ngực, núm vú hoặc ở nếp bẹn và mặt trong đùi.
  • Đường sậm màu chạy dọc từ trên rốn đến khớp mu.
  • Những vết rạn da.
  • Gân xanh và dãn tĩnh mạch.
  • Mụn trứng cá.

Các vết thâm nám

Nguyên nhân gây ra những biểu hiện này là do sự thay đổi nồng độ các hormone trong thai kỳ. Các đốm đen và mảng da sậm màu là do sự gia tăng sắc tố melanin của cơ thể. Các vết thâm nám này thường sẽ tự mờ đi vài tháng sau sinh. Một số trường hợp có thể kéo dài trong nhiều năm. Để ngăn ngừa tình trạng nám da trở nên nặng nề hơn, bạn nên thoa kem chống nắng và đội mũ rộng vành khi đi ra ngoài.

Rạn da là gì?

Sự thay đổi của rốn khi mang thai

Hình minh họa - nguồn internet

Khi bụng to dần lên khi mang thai, làn da có thể xuất hiện những đường màu đỏ, sậm màu được gọi là vết rạn da. Rạn da thường xuất hiện ở 3 tháng cuối của thai kỳ, ở vùng da bụng, mông, ngực hoặc đùi. Sử dụng kem dưỡng ẩm giúp giữ cho làn da của bạn mềm mại nhưng không có tác dụng loại bỏ vết rạn da. Hầu hết các vết rạn da sẽ mờ dần trong vài tháng sau sinh.

Suy giãn tĩnh mạch trong thai kỳ

Khi tử cung lớn dần lên, trọng lượng và áp lực nó đè ép lên khoang bụng có thể làm giảm lưu lượng máu về tim từ phần dưới cơ thể và khiến các tĩnh mạch ở chân bị ứ máu. Mẹ bầu có thể thấy hai chân nổi gân xanh, sưng phù hoặc đau. Giãn tĩnh mạch cũng có thể xuất hiện ở âm hộ, âm đạo và trực tràng (thường biểu hiện tình trạng trĩ). Trong hầu hết các trường hợp, giãn tĩnh mạch sẽ hết sau sinh.

Mặc dù bạn không thể ngăn ngừa hoàn toàn chứng giãn tĩnh mạch, tuy nhiên, bạn có thể làm giảm sưng, giảm đau và ngăn ngừa dãn tĩnh mạch trầm trọng thêm bằng một số biện pháp sau đây:

  • Thỉnh thoảng vận động, di chuyển nếu bạn phải ngồi hoặc đứng trong thời gian dài.
  • Không ngồi khoanh chân hoặc chéo chân trong thời gian dài.
  • Kê chân lên ghế.
  • Thường xuyên tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội hoặc đạp xe.
  • Mang vớ áp lực.
  • Tránh táo bón bằng cách ăn thực phẩm nhiều chất xơ và uống nhiều nước.

Mụn trứng cá

Nhiều phụ nữ khi mang thai sẽ bắt đầu bị mụn trứng cá hoặc tình trạng mụn đang có sẵn bị nặng lên. Điều trị mụn trứng cá trong thai kỳ thường sẽ khó khăn hơn do sự thay đổi nội tiết của cơ thể và phải hạn chế sử dụng một số thuốc có ảnh hưởng lên thai. Lời khuyên dành cho bạn là:

  • Rửa mặt 2 lần mỗi ngày bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ và nước ấm.
  • Nếu bạn có dạng tóc bết dầu, hãy gội đầu mỗi ngày và không nên để tóc dính vào mặt.
  • Tránh gắp hoặc nặn mụn.
  • Chọn mỹ phẩm không chứa dầu.

Một số loại thuốc điều trị mụn trứng cá không cần kê đơn có thể dùng trong thai kỳ bao gồm:

  • Benzoyl peroxide bôi tại chỗ
  • Acid azelaic bôi tại chỗ
  • Acid salicylic bôi tại chỗ
  • Acid glycolic bôi tại chỗ

Nếu bạn muốn dùng các sản phẩm không có trong danh sách này, hãy thảo luận với bác sĩ của bạn.

Ngoài ra, một số loại thuốc sau đây không nên sử dụng trong thai kỳ do các tác dụng phụ bất lợi cho thai nhi:

  • Liệu pháp nội tiết: một số hormone dùng để điều trị mụn trứng cá không được khuyến cáo sử dụng trong thai kỳ do nguy cơ gây dị tật bẩm sinh.
  • Isotretinoin: Là một dạng của vitamin A. Chất này có thể gây dị tật bẩm sinh nghiêm trọng cho thai bao gốm khuyết tật về trí tuệ, dị tật tim, não và các cơ quan khác.
  • Kháng sinh Tetracyclines: Có thể gây ra các thay đổi về màu răng của thai nhi nếu mẹ bầu sử dụng sau tháng thứ 4 của thai kỳ. Ngoài ra, thuốc có thể ảnh hưởng đến sự phát triển xương của thai nhi.
  • Retinoids bôi tại chỗ: Đây cũng là một dạng vitamin A và thuộc cùng nhóm thuốc với isotretinoin. Mặc dù chỉ một lượng thấp được hấp thụ qua da, các chuyên gia vẫn khuyến cáo rằng nên tránh sử dụng thuốc này trong thời kỳ mang thai. Một số hoạt chất retinoid có thể được tìm thấy ở các sản phẩm thuốc hoặc mỹ phẩm không kê đơn. Do đó, bạn cần đọc nhãn cẩn thận trước khi sử dụng để đảm bảo rằng sản phẩm không chứa các retinoid.

Khi đi khám chuyên khoa da liễu, hãy thông báo tình trạng mang thai với bác sĩ của bạn để được kê đơn phù hợp và an toàn. Nếu bạn đang sử dụng thuốc và có thai, hãy thông báo với bác sĩ sản khoa ngay lần khám thai đầu tiên.

Tham khảo: https://www.acog.org/womens-health/faqs/skin-conditions-during-pregnancy