Tài khoản Banking là gì

Internet Banking [còn gọi là Online banking hoặc E-banking] cũng được hiểu chung là ngân hàng điện tử, là một dịch vụ sử dụng bằng máy tính và viễn thông, để cho phép các giao dịch ngân hàng được thực hiện thông qua điện thoại hoặc máy tính thay vì thông qua sự tiếp xúc trực tiếp giữa người và người. Các tính năng của nó bao gồm chuyển tiền điện tử cho các giao dịch mua lẻ, máy rút tiền tự động [ATM], chuyển tiền và thanh toán hóa đơn.

Thiết bị thẻ bảo mật sử dụng cho ngân hàng trực tuyến.

Tiền thân của các dịch vụ ngân hàng điện tử xuất hiện vào đầu những năm 1980, bởi việc sử dụng các thiết bị để truy cập hệ thống ngân hàng bằng đường dây điện thoại, và vì vậy thuật ngữ "online" cũng xuất hiện từ đó.

Vào năm 1981, Thành phố New York là nơi đầu tiên ở Mỹ thử nghiệm phương thức kinh doanh sáng tạo bằng cách cung cấp các dịch vụ từ xa, ví dụ như bốn trong số các ngân hàng lớn của New York là Citibank, Chase Bank, Chemical Bank và Manufacturers Hanover Corporation - cung cấp quyền truy cập từ xa ở ngân hàng tại nhà cho các khách hàng của họ.[2][3][4]

Một làn sóng mua bán và sáp nhập đã quét qua các ngành tài chính vào giữa và cuối những năm 1990, mở rộng đáng kể cơ sở khách hàng của ngân hàng. Nhiều ngân hàng bắt đầu coi việc giao dịch trực tuyến tại chính ngân hàng của họ như một mệnh lệnh chiến lược thị trường.[5]

Năm 1996, OP Financial Group hợp tác liên doanh, để trở thành ngân hàng sử dụng dịch vụ trực tuyến thứ hai trên thế giới và đây là ngân hàng điện tử đầu tiên ở Châu Âu.[6] Đây cũng là yếu tố khiến các chủ ngân hàng chuyển nhiều hoạt động kinh doanh trực tiếp sang lĩnh vực kinh doanh gián tiếp thông qua công nghệ. Các dịch vụ ngân hàng trực tuyến đầu tiên theo khu vực từ những quốc gia cũng dần xuất hiện.

AnhSửa đổi

Vào năm 1983, Viện Ngân hàng Scotland trở thành Viện Dịch vụ Ngân hàng Trực tuyến đầu tiên của Anh.[7] Khi đó, Ngân hàng Scotland đã cung cấp cho khách hàng dịch vụ ngân hàng trực tuyến đầu tiên của Vương quốc Anh có tên là Homelink. Mọi khách hàng cần phải kết nối Internet thông qua TV và điện thoại của họ để thanh toán hóa đơn và chuyển tiền.[8]

Tính năng dịch vụSửa đổi

Các tổ chức ngân hàng trực tuyến thường có nhiều tính năng dịch vụ và khả năng hoạt động chung, nhưng cũng có một số tính năng dành riêng cho từng ứng dụng của mỗi ngân hàng. Thông thường, các tính năng chung được chia thành nhiều loại:

  • Khách hàng của ngân hàng có thể thực hiện các tác vụ phi giao dịch thông qua ngân hàng trực tuyến, bao gồm:[9]
    • Xem số dư tài khoản
    • Xem các giao dịch gần đây
    • Tải xuống bảng sao kê ngân hàng, chẳng hạn ở định dạng tệp PDF
    • Xem hình ảnh của séc đã trả tiền
    • Đặt hàng Séc
    • Tải xuống báo cáo tài khoản định kỳ
    • Tải xuống các ứng dụng cho M-banking, E-banking, v.v.
  • Khách hàng của một ngân hàng mở tài khoản có thể giao dịch các công việc ngân hàng thông qua ngân hàng trực tuyến, bao gồm:
    • Chuyển tiền giữa các tài khoản được liên kết từ khách hàng
    • Thanh toán cho bên thứ ba, bao gồm thanh toán hóa đơn và chuyển tiền của bên thứ ba
    • Đầu tư mua hoặc bán
    • Đơn xin vay và giao dịch, chẳng hạn như hoàn trả tiền ghi danh
  • Đối với Ứng dụng thẻ tín dụng
    • Đăng ký người giao dịch tiện ích và thanh toán hóa đơn
    • Quản trị tổ chức tài chính
    • Quản lý nhiều người dùng tài khoản có các cấp quyền hạn khác nhau
    • Quy trình phê duyệt giao dịch
  • Một số tổ chức tài chính cung cấp các dịch vụ ngân hàng trực tuyến đặc biệt, ví dụ:
    • Hỗ trợ quản lý tài chính cá nhân, chẳng hạn như nhập dữ liệu vào phần mềm kế toán cá nhân.
    • Một số nền tảng ngân hàng trực tuyến hỗ trợ tổng hợp tài khoản để cho phép khách hàng của họ theo dõi tất cả các tài khoản ở một địa điểm nào đó cho dù đang ở ngân hàng của chính họ hay với các tổ chức khác.

Biện pháp an toànSửa đổi

Khách hàng là cá nhân khi sử dụng các dịch vụ ngân hàng trực tuyến nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa để giao dịch trực tuyến được an toàn. Theo Công ty Bảo hiểm Ký thác Liên bang Hoa Kỳ, gọi tắt là FDIC [Federal Deposit Insurance Corporation] khuyến cáo người tiêu dùng nên thực hiện các biện pháp an toàn trong giao dịch như sau:[10]

  • Nghiên cứu ngân hàng trước khi mở tài khoản ngân hàng trực tuyến trả phí hoặc miễn phí.
  • Hãy lưu ý các trang website lừa đảo được tạo giả mạo để trông giống với các trang website từ phía ngân hàng thực tế.
  • Luôn đảm bảo rằng ngân hàng được FDIC bảo hiểm.
  • Giữ an toàn thông tin ngân hàng trực tuyến cá nhân.
  • Có kiến thức các quyền lợi cho bản thân

Xem thêmSửa đổi

  • Tài khoản vãng lai [ngân hàng]
  • Trực tuyến và ngoại tuyến

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ Electronic banking enhancing federal oversight of Internet banking activities: report to the chairman, Committee on Banking and Financial Services, House of Representatives. DIANE Publishing. ISBN 9781428973954. Trang 4.
  2. ^ Cronin, Mary J. [1997]. Banking and Finance on the Internet, John Wiley and Sons. ISBN 0-471-29219-2 page 41 from Cronin, Mary J. [1998]. Banking and Finance on the Internet. ISBN9780471292197. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2008.
  3. ^ The Home Banking Dilemma. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2008.
  4. ^ Computer Giants Giving a Major Boost to Increased Use of Corporate Videotex. Communications News. 1584. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2008.
  5. ^ Information Technology And The Banking Industry. ngày 24 tháng 9 năm 2014. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2019.
  6. ^ History - About us - OP Group.
  7. ^ Prendergast, Gerald Paul Joseph [1992]. Human interaction in service delivery and its relationship to disenchantment discontinuance in the diffusion of self-service technologies: a case study in retail banking [PDF] [PhD]. Massey University. tr.121.
  8. ^ British Move Fast in Home Banking. New York Times. ngày 2 tháng 1 năm 1984. tr.39.
  9. ^ Amol Rout, Online banking, pioneershiksha.com, Pioneer Institute, lưu trữ ngày 9 tháng 3 năm 2016
  10. ^ A Bank Customer's Guide to Cybersecurity [PDF], FDIC, fdic.gov

Đọc thêmSửa đổi

Wikibooks có một quyển sách tựa đề E-Commerce and E-Business
  • Apostolos Ath Gkoutzinis [2006]. Internet Banking and the Law in Europe. Cambridge University Press. ISBN 9781139458672.
  • Gandy, T. [1995]: "Banking in e-space", The banker, 145 [838], pp.7476.i
  • Tan, M.; Teo, T. S. [2000]: "Factors influencing the adoption of Internet banking", Journal of the Association for Information Systems, 1 [5], pp.142.

Video liên quan

Chủ Đề