Tài liệu góc đặt bánh xe

Khi nói đến hệ thống treo hay hệ thống lái, không thể không nói đến góc đặt bánh xe. Góc đặt bánh cũng góp phần ảnh hưởng đến trải nghiệm lái xe của tài xế. Vậy góc đặt bánh xe là gì? Và tại sao nó lại ảnh hưởng đến cảm giác lái của bạn? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé.​

I. Góc đặt bánh xe là gì?​

Một chiếc xe tốt cần phải chuyển động ổn định trên cả đường thẳng lẫn đường cua. Vì thế ngoài những công nghệ hỗ trợ đi kèm, bánh xe cũng cần phải có các góc đặt nhất định, các góc đó gọi là góc đặt bánh xe.​

II. Góc Camber​

1. Góc Camber là gì?​

Góc camber là góc tạo thành giữa bánh xe và phương thẳng đứng khi nhìn từ phía trước xe. Bánh xe nghiêng vào trong gọi là camber âm, bánh xe nghiêng ra ngoài gọi là camber dương, bánh xe thẳng vuông góc với mặt đất thì camber bằng 0.​


Tài liệu góc đặt bánh xe


Góc camber​


Góc camber ảnh hưởng rất lớn đến khả năng quay vòng, độ bền trục bánh xe cũng như độ mòn của lốp xe. Nếu camber quá dương, thành bên ngoài lốp xe sẽ mòn nhiều hơn. Ngược lại, nếu camber quá âm, thành trong lốp xe sẽ mòn nhiều hơn.

Camber​

Camber âm​

Camber dương​

Công dụng​

Giảm lực ly tâm khi xe quay vòng​

Giảm tải trọng thẳng đứng​

Giảm lực đánh lái​

Ngăn ngừa tuột bánh xe khỏi trục​


2. Camber âm​

Các góc camber ảnh hưởng rất nhiều tới khả năng quay vòng của xe. Khi xe quay vòng sẽ tạo ra một lực ly tâm có xu hướng làm nghiêng thân xe ra bên ngoài, chính lực ly tâm này sẽ làm cho xe có xu hướng quay vòng với cung tròn lớn hơn. Khi đặt góc camber âm, sẽ tạo lực đẩy ngang hướng vào trong thân xe khi quay vòng, từ đó làm giảm lực ly tâm của thân xe, giúp xe quay vòng chính xác hơn.​


Tài liệu góc đặt bánh xe


Ảnh hưởng của góc camber khi quay vòng​


3. Camber dương​

Góc camber dương sẽ tạo được lực ngang hướng vào trong trục bánh xe từ đó ngăn ngừa bánh xe tuột khỏi trục và giúp giảm bớt tải trọng thằng đứng. Ngoài ra, góc camber dương kết hợp với góc kingpin còn làm giảm lực đánh lái.​


Tài liệu góc đặt bánh xe


Các lực phân bố trên trục bánh xe khi góc camber dương​


Khi góc camber dương, phản lực của tải trọng P’ sẽ được chia thành 2 lực: lực F1, và lực ngang F2 giữ cho bánh xe không bị tuột. Từ đó tải trọng thẳng đứng cũng được giảm đi.​

4. Camber bằng 0​

Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ vật liệu, hệ thống treo cũng như trục bánh xe đã trở nên bền hơn cộng với sự hỗ trợ đắt lực của trợ lực lái. Vì thế, góc camber không cần phải dương nhiều như trước nữa, mà được giảm xuống gần như bằng 0 hoặc âm, để lốp xe mòn đều hơn, cải thiện khả năng vào cua. Thực tế, các góc camber âm đang được áp dụng khá phổ biến nhằm cải thiện khả năng quay vòng của xe.​

III. Góc Caster​ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Góc Caster là gì?​

Góc caster là góc nghiêng của trụ đứng so với phương thẳng đứng khi nhìn từ bên hông xe.
Giống như camber, caster có 3 loại:​

  • Caster âm​

  • Caster dương​

  • Caster bằng 0​

Tài liệu góc đặt bánh xe


Góc caster​


Khi trục đứng nghiêng về sau thì gọi là góc caster dương, nghiêng về trước gọi là caster âm, còn khi trục đứng vuông góc với mặt đường thì gọi là caster bằng 0.​

2. Góc Caster dương​

Góc caster dương giúp tăng độ cân bằng của thân xe khi chạy trên đường thẳng và tăng khả năng hồi vị của bánh xe khi vào cua. Khi chạy vào đường vòng, góc caster dương sẽ sản sinh một moment kích chống lại sự quay vòng này và có xu hướng đưa bánh xe trở lại quỹ đạo chuyển động thẳng.

Vì thế nếu góc caster dương quá lớn sẽ làm cho tay lái nặng và khó vào cua hơn, bù lại tài xế sẽ có cảm giác xe trở nên đầm chắc hơn khi chạy trên đường thẳng, đặc biệt là đường nhấp nhô.​


Tài liệu góc đặt bánh xe


Góc caster dương tạo moment kích hỗ trợ hồi vị bánh xe khi vào cua

3. Góc caster âm, caster bằng 0​

Góc caster âm và bằng 0 khá hiếm gặp trên các ô tô hiện đại. Loại này chỉ gặp trên các ô tô đời rất cũ vì không có trợ lực. Góc caster âm sẽ giúp cho việc xoay vô lăng nhẹ hơn, nhưng rất khó lái đúng hướng. Ngoài ra, việc đi trên đường thẳng có bề mặt nhấp nhô cũng rất khó khăn vì đòi hỏi người lái phải kiềm vô lăng rất cứng.​

IV. Góc Kingpin​ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Góc Kingpin là gì?​

Góc kingpin (góc rotuyn hay độ nghiêng trục xoay đứng) là góc nghiêng của trục đứng so với phương thẳng đứng khi nhìn từ phía trước.

Khác với caster hay camber, góc kingpin không có âm hay dương.​


Tài liệu góc đặt bánh xe


Góc kingpin​


2. Vai trò của góc Kingpin​

a. Giảm lực đánh lái​

Thông thường có hai cách làm giảm lực đánh lái:​

  • Tăng góc camber dương​

  • Tăng góc kingpin​

Trường hợp tăng góc camber dương ngày nay không còn được áp dụng phổ biến. Nên phương pháp thay thế sẽ là tăng góc nghiêng của trục đứng, hay còn gọi là góc kingpin.​

b. Giảm lực phản hồi lên tay lái từ mặt đường​

Các chấn động từ mặt đường tác dụng lên bánh xe có thể làm vô lăng phản hồi giật lại. Để tránh những phản hồi tương tự như thế người ta đã sử dụng góc kingpin.​

c. Tăng độ đầm chắc khi chạy trên đường thẳng​

Giống như caster dương, góc kingpin cũng giúp khả năng tự hồi vị của bánh xe sau khi quay vòng. Góc kingpin và caster dương kết hợp có thể tăng sự đầm chắc, ổn định của xe khi chạy trên đường thẳng.​

V. Độ chụm, độ choãi​

1. Độ chụm, độ choãi là gì?​

Khi nhìn từ trên xuống, nếu bánh xe lệch vào trong gọi là độ chụm (toe in). Ngược lại, nếu bánh xe lệch ra ngoài gọi là độ choãi (toe out).​