Tải sách Đọc Nhiều Nhớ được Bao Nhiêu

Tôi tự nhận mình không phải là người đọc nhiều sách và thường cũng không nhớ được lâu những gì mình đã đọc. Mãi đến tận bây giờ khi bắt đầu viết đánh giá cho những cuốn sách mình đã đọc, tôi mới thấy nhớ nội dung cuốn sách mình đã đọc lâu hơn, nhớ được nhiều hơn. Tôi cũng có chút bất ngờ nhưng không mấy thắc mắc về điều đó. Đọc xong cuốn sách nào thấy nội dung ổn tôi đều muốn viết lại đánh giá để chia sẻ với mọi người. Tình cờ tôi được một người bạn cho mượn cuốn Đọc nhiều nhớ được bao nhiêu của Zion Kabasawa tôi mới ồ lên rằng, à, hóa ra dạo này mình nhớ nội dung cuốn sách lâu hơn bởi đã vô tình áp dụng một trong các phương pháp để nhớ lâu những gì mình đã đọc.

Đối với tôi tiêu đề cuốn sách rất cuốn hút. Bởi vì tôi luôn tự hỏi mình đôi khi đọc xong cuốn sách mà chẳng nhớ được gì nhiều huống gì là áp dụng nó. Nhiều khi tôi cũng tự than vãn, ôi đọc vậy mà có nhớ được gì đâu, nhiều khi tuần trước đọc tuần sau đã quên. Và khi được cho mượn cuốn sách này, tôi đã rất tò mò, và lao vào đọc ngay. Đọc tới đâu tôi tâm đắc tới đó, đọc vài đoạn tôi phải tự ồ lên, trời, sao mà đúng quá vậy. Nếu bạn cũng như tôi, muốn tìm cách để có thể nhớ lâu những gì mình đã đọc thì hãy đọc cuốn sách này.

LINK MUA SÁCH Đọc nhiều nhớ được bao nhiêu

Về tác giả, trước khi tham gia vào sự nghiệp viết lách, Zion Kawasaba là một bác sĩ chuyên khoa tâm thần. Hiện tại mỗi tháng ông đọc khoảng 30 cuốn sách và xuất bản 3 cuốn sách mỗi năm. Mỗi ngày ông đều đọc và viết, có khi viết tới hơn 30 trang bản thảo một ngày. Với tư cách là một bác sĩ khoa tâm thần, đồng thời cũng là một người đọc nhiều và viết nhiều, Zion Kawasaba tiếp cận và giải quyết vấn đề Đọc nhiều nhớ được bao nhiêu rất thiết thực và hiệu quả.

Tại sao có những bộ truyện tranh hay sách thiếu nhi mà ta đã đọc từ hồi đi học, nhưng đến tận 10 năm sau khi nhắc lại ta vẫn có thể nhắc lại nội dung một cách rất chính xác. Đó là vì ta đã đọc trong niềm vui thích. Và đọc xong thì tranh luận với bạn bè. Nhờ vậy mà dù đã đọc cuốn truyện đó 1 năm hay 10 năm ta vẫn không quên nội dung. Do đó bí quyết mà tác giả muốn nói tới để nhớ lâu những gì mình đọc là phải đọc với sự vui thích và có sự ôn lại, như thế ta chẳng thể quên.

Tác giả chỉ ra rằng, khi mỗi người trải qua chuyện gì đó mà cảm thấy hạnh phúc, sợ hãi, đau buồn hay căng thẳng thì sẽ nhớ chuyện đó lâu hơn, đôi khi là nhớ suốt đời. Đó là vì, trong khoa học thần kinh, khi ta hạnh phúc, sợ hãi, đau buồn hay căng thẳng thì bão bộ đều tiết ra một số loại hormone giúp ta tập trung hơn, và những gì tiếp thu được sẽ được lưu vào bộ nhớ lâu dài của não bộ, những ký ức này sẽ tồn tại mãi. Bất kì ai, lứa tuổi nào, thì não bộ vẫn luôn phát tiển từng ngày, nếu được kích thích mà thông thường nhất là qua việc đọc sách, thì các tế bào não vẫn sản sinh thêm trong suốt cuộc đời. Bởi vậy đọc sách không chỉ giúp ta mở mang kiến thức, phát triển tư duy mà còn giúp ta minh mẫn hơn.

Hầu hết mọi người, ai cũng biết về lợi ích đọc sách, nhưng không nhiều người đọc sách thậm chí nếu có đọc thì cũng đọc rất ít. Bởi đôi khi mọi người cứ hình dung về việc đọc sách phải bài bản, có không gian, có thời gian thích hợp mới đọc được. Tuy nhiên thực tế không phải vậy, bằng cách tranh thủ đọc sách trong thời gian trống, những quãng thời gian ngắn khoảng 15 phút thôi, nhưng hiệu quả đọc sách lại rất cao. Bởi vì đọc trong khi bị giới hạn thời gian, bạn sẽ hơi bị áp lực một xíu nên khả năng tập trung cao hơn, do đó bạn sẽ đọc nhanh hơn và nhớ lâu hơn. Điều này cũng giống như bạn sắp tới hạn nộp bài, deadline càng gần thì bạn sẽ càng tập trung và làm việc hiệu quả hơn.

Đọc nhiều nhớ được bao nhiêu? Hãy để thế giới của bạn được mở rộng nhờ sách

MUA SÁCH TẠI FAHASA MUA SÁCH TẠI TIKI

Đối với tác giả, bằng cách tranh thủ những quãng thời gian trống, tác giả có thể đọc xong 1 cuốn sách mỗi ngày. Một cách khác để nhớ lâu là sau khi đọc sách, bạn phải viết gì đó về những gì mình đã đọc, tìm ra điểm mình tâm đắc trong cuốn sách. Việc này giống như bạn đã ôn tập và hệ thống lại những gì mình đã đọc nên sẽ giúp bạn nhớ lâu hơn. Cách tốt nhất là hằng ngày bạn đọc sách hãy đăng những trích dẫn bạn thấy hay lên facebook. Điều này vừa giúp bạn ôn tập, nếu trích dẫn của bạn có nhiều lượt like và share thì sẽ khiến bạn cảm thấy vui và hạnh phúc hơn, cảm xúc này cũng giúp bạn nhớ lâu hơn.

Khi đã biết cách để nhớ lâu những gì đã đọc thì điều tiếp theo bạn quan tâm là sẽ đọc gì, sách nào sẽ phù hợp với mình và làm sao để tìm ra những cuốn sách hay để đọc. Theo Zion Kawabasa, đầu tư cho sách là một trong những đầu tư có lợi nhất. Bằng việc đọc sách bạn có thể rút ngắn được thời gian học hỏi một điều mới, có thể giúp bạn nâng cao năng suất làm việc, nâng cao khả năng xử lý công việc. Lợi ích là thế, tuy nhiên nhiều người lại dễ nản lòng do đọc phải những cuốn sách có nội dung quá khó hay quá dễ so với khả năng của mình. Nếu đọc một cuốn sách mà nó quá dễ sẽ khiến bạn nhanh chán. Nếu đọc cuốn sách quá khó lại khiến bạn nhanh nản lòng. Vì vậy, lựa chọn một cuốn sách phù hợp là điều hết sức quan trọng.

Làm sao để tìm được cho mình một cuốn sách hay để gối đầu giường?

Thông thường, khi bắt đầu tìm hiểu một lĩnh vực mới, thói quen của đa số người đọc sẽ tìm đọc những cuốn sách có trình độ trung cấp, cao cấp. Bởi vì ai cũng tự đánh giá cao bản thân và sẽ cảm thấy xấu hổ nếu như tìm đọc những cuốn sách quá căn bản. Nhưng thực ra không phải vậy. Nếu lĩnh vực bạn sắp đọc là hoàn toàn mới thì bạn nên tìm đọc những cuốn sách căn bản nhất về nó để có những kiến thức nền tảng, sau đó việc tìm đọc những cuốn sách trung cấp và cao cấp sẽ dễ dàng cho bạn để có thể hiểu được. Trong đọc sách, giục tốc ắt sẽ bất đạt.

Nếu lầm lủi đọc sách để tìm ra một cuốn sách hay thì khả năng tìm được khá là thấp. Đôi khi bạn đọc vài chục quyển mới tìm ra một cuốn sách khiến bạn tâm đắc. Tuy nhiên, trong thời đại công nghệ, việc tìm ra một cuốn sách hay có thể sẽ dễ dàng hơn. Những gợi ý trên internet về một cuốn sách nào đó được cho là hay thường sẽ đúng, bởi vì đó là đánh giá chung của số đông, nhiều người đọc và cảm thấy nó hay nên mới đề xuất cho người khác đọc. Không thể khẳng định mọi cuốn sách người khác cho là hay thì sẽ hay đối với bạn, nhưng nếu đọc theo số đông thì xác xuất bạn tìm ra một cuốn sách hay sẽ rất cao.

Bằng những thủ thuật đọc, ghi nhớ và đánh giá mà tác giả có thể đọc mỗi tháng khoảng 30 cuốn sách và xuất bản khoảng 3 cuốn sách mỗi năm. Đọc càng nhiều sách sẽ mang lại cho bạn càng nhiều tri thức, nhiều kỹ năng và khả năng tư duy. Ngoài việc chỉ ra cho bạn cách đọc sách, cách ghi nhớ, tác giả còn chỉ cách bạn cách chọn sách, và giới thiệu cho bạn những cuốn sách mà tác giả tâm đắc nhất trên cương vị là một tác giả, một người đọc và là một bác sĩ khoa tâm thần.

Để được như ngày hôm nay, chính nhờ việc đọc sách đã giúp tác giả tìm ra cuốn sách để đời, tao nên một bước ngoặc lớn trong sự nghiệp của Zion Kawabasa. Với tôi, đây là một cuốn sách hay, tôi đang cố gắng đọc nhiều hơn để tìm ra được cuốn sách để đời, thay đổi đời mình. Tôi hi vọng bạn cũng sẽ đọc thật nhiều sách. Chúc bạn sớm tìm ra cuốn sách của đời mình.

Để có nhiều gợi ý hơn về những cuốn sách hay, ý nghĩa các bạn có thể tham khảo tại chuyên mụcBOOKStrên trang web hoặc theo dõifanpage của Y5 Studynhé.

Please follow and like us:
Tags: Đọc nhiều nhớ được bao nhiêu, Kỹ năng đọc sách, Phương pháp đọc sách, Zion Kabasawa

Continue Reading

Previous Em sẽ đến cùng cơn mưa Câu chuyện đẫm nước mắt về tình thân
Next Dám bị ghét Đừng cố gắng biến thành người khác để hạnh phúc

Video liên quan

Chủ Đề