Tải sách khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

Thí nghiệm 1: Chứng minh tính hướng sáng

- GV hướng dẫn HS chuẩn bị:

+ Dụng cụ: cốc để trồng cây, hộp bìa các-tông có đục lỗ và có nắp mở để quan sát.

+ Hóa chất: nước.

+ Mẫu vật: Hạt đỗ/ ngô, lạc nảy mầm, đất ẩm.

- GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm theo các bước SGK tr.147.  

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Tại sao ở bước 2 phải đặt cốc trồng cây trong hộp các-tông kín có đục lỗ?

- GV yêu cầu HS dự đoán kết quả thí nghiệm sau 2 tuần.

Thí nghiệm 2: Chứng minh tính hướng nước

- GV hướng dẫn HS chuẩn bị:

+ Dụng cụ: khay đục lỗ nhỏ, giấy ăn.

+ Hóa chất: nước

+ Mẫu vật: hạt đỗ/ngô/lạc mùn cưa.

- GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm theo các bước SGK tr.147.

- GV yêu cầu HS dự đoán kết quả thí nghiệm sau 2 tuần.

 Thí nghiệm 3: Chứng minh hướng tiếp xúc

- GV hướng dẫn HS chuẩn bị:

+ Dụng cụ: chậu để trồng cây, giá thể [cành cây khô, cọc gỗ, lưới thép].

+ Hóa chất: nước

+ Mẫu vật: cây thân leo [đậu cô ve, bầu bí, mướp] đang sinh trưởng, đất ẩm.

- GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm theo các bước SGK tr.148.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Hãy kể tên một số thực vật có tính hướng tiếp xúc mà em biết.

- GV chốt lại nội dung kiến thức: Cảm ứng ở thực vật là khả năng tiếp nhận và phản ứng lại các kích thích từ môi trường thông qua vận động của các cơ quan. Các hình thức của cảm ứng ở thực vật bao gồm tính hướng sáng, tính hướng nước, tính hướng tiếp xúc, tính hướng hóa, hướng đất,…

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

3. Tìm hiểu các thí nghiệm chứng minh tính hướng sáng của thực vật

Thí nghiệm 1: Chứng minh tính hướng sáng

- Tiến hành thí nghiệm theo các bước:

+ Bước 1: Trồng vài hạt đỗ/lạc/ngô đang nảy mầm vào 2 cốc chứa đất ẩm A, B.

+ Bước 2: Đặt cốc A vào hộp bìa các-tông có khoét lỗ để ánh sáng lọt qua, cốc B để bên ngoài trong điều kiện thường.

+ Bước 3: Đặt cả hộp giấy bìa các-tông chứa cốc trồng cây và cốc còn lại ở nơi có ánh sáng, tưới nước để giữ ẩm cho đất.

+ Bước 4: Theo dõi và ghi chép lại hiện tượng thay đổi tư thế phát triển của cây trong hai cốc sau 1 tuần.

- Ở bước 2, phải đặt cốc trồng cây trong hộp các-tông kín có đục lỗ vì khi đục lỗ thoát nước dưới đáy thùng xốp sẽ tạo ra các lỗ hổng, giúp thoát nước tốt, thoáng khí.

Thí nghiệm 2: Chứng minh tính hướng nước

- Tiến hành thí nghiệm theo các bước:

+ Bước 1: trải đều một lớp giấy ăn mỏng vào trong hai khay có đục lỗ.

+ Bước 2: rải mùn cưa ẩm đều khắp mặt các khay thành một lớp khoảng 1cm.

+ Bước 3:

·        Khay 1: trồng 1 số hạt đỗ đang nảy mầm vào một phía của khay và tưới nước phía đối diện.

·        Khay 2: trồng một số hạt đỗ đang nảy mầm vào đều mặt khay vào nước tưới.

+ Bước 4:

·        Khay 1: treo khay nghiêng 1 góc 45°, sao cho các hạt đỗ ở phía trên.

·        Khay 2: để khay theo mặt phẳng nằm ngang và tưới nước đều đặn.

+ Bước 5: theo dõi và ghi chép lại sự khác nhau về chiều phát triển của rễ giữa các cây trong khay 1 và khay 2 sau 1 tuần.

Thí nghiệm 3: Chứng minh hướng tiếp xúc

- Tiến hành thí nghiệm theo các bước:

+ Bước 1: Trồng ba cây thân leo [mướp, bí, bầu] vào ba chậu chứa đất ẩm.

+ Bước 2: Cắm sát bên mỗi cây một giá thể.

+ Bước 3: Đặt chậu cây nơi có đủ ánh sáng và tưới nước hằng ngày.

+ Bước 4: Theo dõi và ghi chép hiện tượng xảy ra của các cây này sau 1 tuần, 2 tuần, 3 tuần.

- Một số thực vật có tính hướng tiếp xúc: mướp, bầu, bí, dưa leo, nho, đậu ván, đậu cô ve, cây củ từ…


Mở đầu

  • Bài 1. Phương pháp và kĩ năng học tập môn Khoa học tự nhiên

Chủ đề 1. Nguyên tử - Nguyên tố hóa học - Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

  • Bài 2. Nguyên tử
  • Bài 3. Nguyên tố hóa học
  • Bài 4. Sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Chủ đề 2. Phân tử

  • Bài 5. Phân tử - Đơn chất - Hợp chất
  • Bài 6. Giới thiệu về liên kết hóa học
  • Bài 7. Hóa trị và công thức hóa học

Chủ đề 3. Tốc độ

  • Bài 8. Tốc độ chuyển động
  • Bài 9. Đồ thị quãng đường - thời gian
  • Bài 10. Đo tốc độ
  • Bài 11. Tốc độ và an toàn giao thông

Chủ đề 4. Âm thanh

  • Bài 12. Mô tả sóng âm
  • Bài 13. Độ to và độ cao của âm
  • Bài 14. Phản xạ âm

Chủ đề 5. Ánh sáng

  • Bài 15. Ánh sáng, tia sáng
  • Bài 16. Sự phản xạ ánh sáng
  • Bài 17. Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng

Chủ đề 6. Từ

  • Bài 18. Nam châm
  • Bài 19. Từ trường
  • Bài 20. Từ trường Trái Đất - Sử dụng la bàn
  • Bài 21. Nam châm điện

Chủ đề 7. Trao đổi chất và năng lượng ở sinh vật

  • Bài 22. Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật
  • Bài 23. Quang hợp ở thực vật
  • Bài 24. Thực hành: Chứng minh quang hợp ở cây xanh
  • Bài 25. Hô hấp tế bào
  • Bài 26. Thực hành về hô hấp tế bào ở thực vật thông qua sự nảy mầm của hạt
  • Bài 27. Trao đổi khí ở sinh vật
  • Bài 28. Vai trò của nước và các dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật
  • Bài 29. Trao đổi nước và các dinh dưỡng ở thực vật

Chủ đề 8. Cảm ứng ở sinh vật và tập tính ở động vật

  • Bài 32. Cảm ứng ở sinh vật
  • Bài 33. Tập tính của động vật

Chủ đề 9. Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

  • Bài 34. Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật
  • Bài 35. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở sinh vật
  • Bài 36. Thực hành chứng minh sinh trưởng và phát triển ở thực vật, động vật

Video liên quan

Chủ Đề