Tại sao bị chóng mặt hoa mắt

Hay mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe, thể chất lẫn tinh thần của người bệnh. Vậy mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt là bệnh gì? Hãy cùng Sukun tìm hiểu qua bài viết này nhé!

5 biểu hiện quan trọng của suy nhược cơ thể

Hay mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt là bệnh gì?

I. Hay mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt là bệnh gì?

Cảm giác mệt mỏi kéo dài không rõ nguyên nhân là dấu hiệu đầu tiên và dễ nhận biết nhất khi bị bệnh suy nhược cơ thể. Ngoài ra, người bệnh còn có thể xuất hiện một số triệu chứng như gầy yếu, hoa mắt chóng mặt, chán ăn, mất ngủ, trí nhớ giảm sút…Tuy nhiên các triệu chứng này cho thấy nhiều bệnh lý nguy hiểm như: bệnh tim mạch, bệnh thần kinh, các rối loạn về tâm lý,.... Khi xuất hiện các triệu chứng này các bạn cần đi kiểm tra sức khỏe để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh.

II. Đối tượng nào hay mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt?

Người lao động quá sức: Làm việc, vận động quá sức khiến năng lượng trong cơ thể tiêu hao nhiều nhưng ăn uống không đầy đủ dinh dưỡng, không đảm bảo thời gian nghỉ ngơi hợp lý dễ dẫn tới suy nhược cơ thể.

Người hay đau ốm: Khi bị ốm, người bệnh thường có cảm giác chán ăn, ăn không ngon, dinh dưỡng không được hấp thụ được gây mệt mỏi, kiệt sức.

Người mới phẫu thuật: Sau phẫu thuật, đặc biệt các ca mổ vừa và lớn, người bệnh dễ lâm vào trạng thái suy nhược cơ thể do cơ thể không được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ, trong quá trình mổ cơ thể mất máu và tiêu hao năng lượng quá nhiều.

Người già yếu: Người cao tuổi thường có tâm lý ăn kiêng để phòng bệnh hoặc đang mắc một số căn bệnh như tiểu đường, huyết áp cao, tim mạch… cần kiêng khem trong ăn uống. Nhưng việc ăn kiêng quá mức sẽ gây thiếu chất dinh dưỡng cho cơ thể và suy nhược ở người già.

III. Nguyên nhân dẫn đến hay mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt?

1. Suy nhược cơ thể

Nếu bạn bị suy nhược cơ thể, sẽ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu mặc dù bạn đã nghĩ ngơi đầy đủ vẫn không cải thiện.Đồng thời đau nhức chóng mặt, mệt mỏi, choáng váng, ảnh hưởng đến tinh thần, nhiều lúc dẫn đến ngất xỉu.

Ngoài ra có thể xuất hiện các dấu hiệu mất thăng bằng khi di chuyển. Lúc này các bạn cần đến gặp bác sĩ ngay nhé!

2. Rối loạn tiền đình

Khi huyết áp thấp, thiếu máu, do hậu quả của các bệnh như viêm tai giữa có thể dẫn đến bệnh rối loạn tiền đình… Bệnh này cũng gây ra các dấu hiệu hoa mắt buồn nôn, chóng mặt, đi đứng lảo đảo, ù tai…

3. Rối loạn hô hấp

Thông thường khi bị rối loạn hô hấp đi kèm rối loạn phổi, tắc nghẽn, hen, phù phổi… có thể dẫn đến khó thở. Điều này làm cho lượng oxy vào cơ thể bị hạn chế, dẫn đến những cơn chóng mặt, bị hoa mắt buồn nôn.

4. Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc

Khi sử dụng thuốc, một số loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ dẫn đến hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, đau đầu. Nhất là những thuốc như: chống trầm cảm và điều trị huyết áp … 

Ngoài ra khi dùng thuốc quá liều hay dừng uống một cách đột ngột cũng có thể dẫn đến các triệu chứng trên.

Nguyên nhân dẫn đến hay mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt

5. Chứng ốm nghén

Ốm nghén cũng có khả năng dẫn đến triệu chứng hoa mắt chóng mặt buồn nôn. Những người ở giai đoạn 3 tháng đầu thời kì mang thai thường chóng mặt, buồn nôn. Đây là triệu chứng bình thường, tuy nhiên nếu nôn mửa quá nhiều ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và bé. Do đó các bạn cần chú ý cải thiện tìn trạng này.

6. Tâm trạng hoảng loạn

Tình trạng hoa mắt, buồn nôn, chóng mặt, tim đập nhanh, mất trọng lượng cơ thể, khó thở, đau ngực, đổ mồ hôi…có thể do tâm trạng hoảng sợ. Nếu người bệnh rơi tâm trạng hoảng sợ sẽ không thể kìm chế cảm xúc, hành động của mình được.

7. Các vấn đề về tiêu hóa

Nếu bạn bị ngộ độc thực phẩm, tiêu chảy, viêm dạ dày … Lúc này có thể dẫn đến bị hoa mắt buồn nôn, ói mửa. Đa số tất cả các triệu chứng trên đều do rối loạn tiêu hóa gây ra.

IV. Biện pháp phòng và điều trị mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt?

1. Các biện pháp phòng mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt?

Những người bị mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt nên ăn những thực phẩm như:

- Thực phẩm giàu vitamin C: Như chúng ta đã biết những thực phẩm giàu vitamin C có thể tăng sức đề kháng bảo vệ cơ thể. Do đó những người hay mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt nên bổ sung vitamin C đầy đủ. Những loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C như: bông cải xanh, rau cải xoăn, ớt đỏ và có trong các loại quả ổi, việt quất, kiwi, dứa, dâu, cam …

- Thực phẩm giàu vitamin B6: Cũng giống như thực phẩm giàu vitamin C, vitamin B6 cũng có những chức năng trên.

Hầu hết trong các loại rau củ, các loại hạt, đậu, ngũ cốc, thịt, cá…đều có chứa vitamin B6.

- Gừng: Đây là một thần dược có khả năng chữa buồn nôn hiệu quả. Đồng thời giúp kích thích máu lưu thông lên não ngăn ngừa hoa mắt chóng mặt. Cách sử dụng cũng rất đơn giản, có thể nhai sống, pha trà, chế biến với các loại thực phẩm khác đều được.

Gừng có thể giúp điều trị chóng mặt, buồn nôn rất hiệu quả

- Nước: Có lẽ ai cũng biết nước là thành phần không thể thiếu trong cơ thể con người. Do đó bạn cần cung cấp lượng nước mỗi ngày cho cơ thể. Nhằm đảm bảo bạn không bị mệt mỏi. Vì nước giúp cơ thể bạn có thể cân bằng và giúp lượng máu trong cơ thể lưu thông tốt hơn. Bạn có thể uống nước chanh hay nước soda để trở nên tỉnh táo và khỏe khoắn hơn mỗi ngày.

Bên cạnh những thực phẩm nên ăn ở trên thì bạn cần hạn chế ăn các thực phẩm sau

- Đồ ăn quá mặn: Không nên ăn quá nhiều muối vì nó sẽ làm tăng các bệnh về tiêu hóa, hô hấp, gây chóng mặt, đau đầu, tăng huyết áp và đột quỵ. Hãy thay đổi thói quen của mình, thay vì ăn quá mặn hãy ăn nhạt để tốt cho sức khỏe nhé!

- Đồ ăn quá ngọt: Khi các bạn ăn quá ngọt sẽ dẫn đến dư lượng đường trong máu. Điều này gây ra các bệnh về tim mạch. Chính vì vậy bạn không nên ăn quá ngọt nhé.

- Hạn chế rượu, bia, cà phê: Nếu bạn sử dụng nhiều rượu bia, cà phê cũng gây ra choáng váng cơ thể.

- Không nên thay đổi tư thế quá đột ngột và quá nhanh:

Trong trường hợp nào chúng ta cũng tuyệt đối không nên xoay đầu, thay đổi tư thế đột ngột. Đặc biệt khi chuyển từ tư thế nằm để ngồi dậy, đứng dậy hay xoay đầu, cúi và ngửa đầu cũng phải làm chậm và từ tốn. Nếu lúc thức dậy thường gặp những cơn đau đầu thì khi ngủ chúng ta nên sử dụng nhiều gối để kê đầu được ngay ngắn, nên nằm ngửa.

2. Các biện pháp điều trị mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt?

Sử dụng một số loại thuốc: Nên sử dụng các nhóm thuốc Acetyl – DL – leucine, Metoclopramide HCL, Flunarizine,… có thể hỗ trợ điều chỉnh chóng mặt trong các cơn cấp tính. Nếu trường hợp người bệnh bị chóng mặt dữ dội mà thay đổi tư thế vẫn không giảm nên dùng thuốc kháng histamine. Khi sử dụng thuốc thường xảy ra các tác dụng phụ buồn ngủ, lừ đừ, chóng mặt khó hết hoàn toàn. Do đó bạn cần sử dụng thuốc khi thật sự cần thiết và theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Qua bài viết trên, hi vọng đã mang lại nhiều kiến thức đến các bạn. Ngay từ bây giờ bạn nên bổ sung thêm thực phẩm tăng cường sức đề kháng hoàn toàn tự nhiên để cơ thể luôn khỏe mạnh, đồng thời phòng nhiều bệnh tật.

Xem thêm vì sao tỏi đen tăng sức đề kháng tại đây 

Chóng mặt có thể là biểu hiện của nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vậy nguyên nhân gây chóng mặt là gì và làm sao để hết chóng mặt? Hiểu về tình trạng này sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân và cách điều trị phù hợp.

Tìm hiểu chung

Chóng mặt là bệnh gì?

Chóng mặt là bệnh gì? Chóng mặt không phải là bệnh mà là triệu chứng của nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau. Triệu chứng này thường được mô tả là cảm giác choáng váng, thấy mọi vật xung quanh quay vòng, hoặc chính bản thân người bệnh quay vòng, đồng thời kèm theo tình trạng mất thăng bằng.

Hiện tượng hay bị chóng mặt thường được điều trị hiệu quả tùy thuộc vào nguyên nhân, nhưng vấn đề là triệu chứng này có thể tái phát. Trong hầu hết các trường hợp, hiện tượng chóng mặt không nghiêm trọng và thường sẽ hết nếu nguyên nhân được chữa khỏi.

Tuy nhiên, nếu triệu chứng chóng mặt đi kèm theo các biểu hiện khác, chẳng hạn như chóng mặt buồn nôn, đau đầu chóng mặt hay chóng mặt hoa mắt, và gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống hàng ngày, bạn có thể cần sử dụng thuốc.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng đi kèm chóng mặt là gì?

Tình trạng này thường đi kèm với các biểu hiện sau:

Tình trạng chóng mặt thường không kéo dài lâu mà sẽ biến mất trong vài phút. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, hiện tượng này có thể kéo dài vài giờ hoặc thậm chí là cả ngày. Ngoài ra, bạn cũng có thể bắt gặp một số biểu hiện bất thường khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên đi khám nếu tự nhiên bị chóng mặt hoa mắt kéo dài kèm theo một trong những dấu hiệu sau đây:

  • Đau đầu đột ngột hoặc đau đầu rất nặng
  • Nôn liên tục
  • Ngất xỉu
  • Đau ngực hoặc nhịp tim bất thường
  • Tê hoặc yếu tay chân
  • Khó thở
  • Sốt cao
  • Cứng cổ
  • Bị thương ở đầu
  • Động kinh

Nguyên nhân

Nguyên nhân chóng mặt là gì?

Nguyên nhân gây tình trạng này có thể được xác định nhờ vào loại chóng mặt. Nhìn chung, có hai loại chóng mặt dựa theo nguyên nhân, bao gồm:

Chóng mặt ngoại biên

Đây là loại thường gặp nhất. Nguyên nhân gây chóng mặt ngoại biên là do sự xáo trộn ở tai trong, ảnh hưởng đến khả năng điều chỉnh cân bằng của cơ thể.

Khi bạn di chuyển đầu, các cơ quan bên trong tai sẽ cho bạn biết vị trí của đầu và sau đó gửi tín hiệu đến não để duy trì sự cân bằng. Tuy nhiên, nếu gặp phải vấn đề ở bên trong tai, bạn sẽ bị đau đầu chóng mặt. Điều này có thể xảy ra do viêm ở tai trong hoặc do nhiễm virus.

Ngoài ra, một số nguyên nhân khác có thể gây ra tình trạng này là:

Chóng mặt kịch phát lành tính do tư thế

Tình trạng này liên quan đến việc tiền đình tai trong suy giảm do vị trí đầu và chuyển động bị thay đổi đột ngột, ví dụ như:

  • Thay đổi từ tư thế thẳng đầu sang cúi đầu
  • Thức dậy đột ngột
  • Ngước đầu lên cao

Chóng mặt kịch phát lành tính do tư thế cũng dễ xảy ra hơn ở những người đã phẫu thuật tai, có tiền sử chấn thương ở đầu, nhiễm trùng tai hoặc trong thời gian chữa và dưỡng bệnh. Tình trạng này thường xảy ra trong thời gian ngắn và ở những người trên 50 tuổi. Tuy nhiên, người trẻ cũng có thể mắc tình trạng này.

Từng bị chấn thương đầu

Bệnh sử cũng có thể là một nguyên nhân gây chóng mặt ngoại biên. Những người đã bị thương ở đầu có thể bị rối loạn tai dẫn đến hoa mắt.

Video liên quan

Chủ Đề