Tại sao có Hội nghị thành lập Đảng 3 tháng 2 Nam 1930

Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam:

Theo một số tài liệu, đáp ứng những đòi hỏi của thực tiễn cách mạng, ngày 17/6/1929, Kỳ Bộ Bắc Kỳ Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên đã thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng tại Hà Nội. Tháng 11/1929, các đồng chí Tổng bộ và Kỳ Bộ Nam Kỳ của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên quyết định thành lập An Nam Cộng sản Đảng. Ngày 1/1/1930, những đại biểu ưu tú của Tân Việt cách mạng Đảng [một tổ chức tiền thân của Đảng] đã họp và thành lập Đông Dương Cộng sản Liên Đoàn ở Trung Kỳ. Tuy nhiên ở một nước có tới ba tổ chức cộng sản nên không tránh khỏi sự phân tán về lực lượng và tổ chức, không thể thống nhất về tư tưởng và hành động. Trách nhiệm lịch sử là phải thành lập một Đảng Cộng sản duy nhất, chấm dứt tình trạng chia rẽ phong trào Cộng sản ở Việt Nam.

Từ ngày 6 tháng 1 đến ngày 7 tháng 2/1930, Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đã họp ở bán đảo Cửu Long thuộc Hồng Kông [Trung Quốc] dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc thay mặt cho Quốc tế Cộng sản. Trong Hội nghị thành lập Đảng, đồng chí Nguyễn Ái Quốc đề ra 5 điểm lớn cần thảo luận và thống nhất, trước hết là tự phê bình và phê bình, “Bỏ mọi thành kiến xung đột cũ, thành thật hợp tác để thống nhất các nhóm cộng sản Đông Dương”. Hội nghị đã nhất trí thống nhất các tổ chức Cộng sản thành lập một đảng, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.

Hội nghị đã thông qua các văn kiện gồm: Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng và Lời kêu gọi của đồng chí Nguyễn Ái Quốc thay mặt Quốc tế Cộng sản và Đảng Cộng sản Việt Nam gửi đến công nhân, nông dân, binh lính, thanh niên, học sinh và tất cả đồng bào bị áp bức, bóc lột nhân dịp thành lập Đảng. Trong đó, Chánh cương vắn tắt của Đảng và sách lược vắn tắt của Đảng phản ánh nội dung cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản có ý nghĩa như Đại hội thành lập Đảng. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng [9/1960] đã quyết nghị lấy ngày 3 tháng 2 dương lịch mỗi năm làm Ngày kỷ niệm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Ý nghĩa lịch sử và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng:

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời với Cương lĩnh chính trị đầu tiên đã mở ra thời kỳ mới cho cách mạng Việt Nam - thời kỳ đấu tranh giành độc lập dân tộc tiến lên chủ nghĩa xã hội. Cương lĩnh đầu tiên của Đảng ra đời, đã xác định được những nội dung cơ bản nhất của con đường cách mạng Việt Nam; đáp ứng được những nhu cầu bức thiết của lịch sử và trở thành ngọn cờ tập hợp, đoàn kết thống nhất các tổ chức cộng sản, các lực lượng cách mạng và toàn thể dân tộc.

Sự kiện thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam là một bước ngoặt vô cùng quan trọng của lịch sử cách mạng Việt Nam, quyết định sự phát triển của dân tộc, chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối và tổ chức lãnh đạo của phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỷ XX. Đó là kết quả của sự vận động, phát triển và thống nhất phong trào cách mạng trong cả nước; sự chuẩn bị công phu về mọi mặt của Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và sự đoàn kết nhất trí của những chiến sỹ tiên phong vì lợi ích của giai cấp, của dân tộc.

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là thành quả của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam; chứng tỏ giai cấp công nhân Việt Nam đã trưởng thành, đủ sức lãnh đạo cách mạng. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và việc Đảng chủ trương cách mạng Việt Nam là một bộ phận của phong trào cách mạng thế giới, đã tranh thủ được sự ủng hộ to lớn của cách mạng thế giới, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại làm nên những thắng lợi vẻ vang; đồng thời đóng góp tích cực vào sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc và tiến bộ của nhân loại trên thế giới.

                                                                                                                                 BBT

Tại sao có Hội nghị thành lập Đảng [1930]?


A.

Do 3 tổ chức cộng sản ở Việt Nam hoạt động riêng rẽ gây trở ngại lớn cho cách mạng.

B.

Năm 1929, do phong trào công nhân trên thế giới và trong nước phát triển.

C.

 Do chủ nghĩa Mác – Lê-nin tác động mạnh vào ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam.

D.

 Do sự quan tâm của Quốc tế cộng sản đối với giai cấp công nhân Việt Nam.

Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra từ ngày 6 tháng 1 đến ngày 7 tháng 2 năm 1930 tại Hương Cảng [Hồng Kông], Trung Quốc. Người chủ trì hội nghị là Nguyễn Ái Quốc, với chức vụ là phái viên của Quốc tế Cộng sản.

Đảng kỳ Đảng Cộng sản Việt Nam

Đảng huy Đảng Cộng sản Việt Nam

Hội nghị bàn thảo và đi đến việc hợp nhất 3 tổ chức Cộng sản trong nước Việt Nam và Đông Dương: Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng và Đông Dương Cộng sản Liên đoàn.

Hội nghị với sự tham gia của 2 đại diện An Nam Cộng sản Đảng, 2 đại diện Đông Dương Cộng sản Đảng. Tổng số Đảng viên là 211 người.

Hội nghị chính thức bầu Trịnh Đình Cửu làm Phụ trách Ban Chấp hành Trung ương Lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam.

Mục lục

  • 1 Bối cảnh
    • 1.1 Trong nước
      • 1.1.1 Tổ chức Cộng sản
    • 1.2 Quốc tế
  • 2 Hội nghị
    • 2.1 Nghị trình
  • 3 Kết quả
  • 4 Hoạt động
  • 5 Tham khảo

Bối cảnhSửa đổi

Trong nướcSửa đổi

Tình hình đầu thế kỉ XX hết sức biến động, đặc biệt sau Thế chiến thứ 1, Pháp là quốc gia thắng trận nhưng kinh tế gần như bị sụp đổ; để khôi phục nền kinh tế, Pháp ra sức gia tăng bóc lột các quốc gia thuộc địa để làm giàu cho chính quốc.

Các phong trào cứu quốc trong nước đã chuyển từ giai cấp phong kiến sang giai cấp tư sản, hàng loạt các tổ chức chính trị bí mật ra đời. Nhiều tờ báo có chủ trương cứu quốc cũng được thành lập tại khắp cả nước.

Đầu năm 1930, cuộc Khởi nghĩa Yên Bái thất bại dẫn tới sự sụp đổ của Việt Nam Quốc dân Đảng, đồng thời đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam.

Tổ chức Cộng sảnSửa đổi

Trước năm 1929 tổ chức Cộng sản đầu tiên là Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên [thường gọi là Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội] được thành lập tại Trung Quốc, tuyên truyền quảng bá con đường đấu tranh trong nước đồng thời truyền bá chủ nghĩa Mác-Lê. Nhưng tới đầu năm 1929 các đảng viên của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên phân rã một cách sâu sắc về đường lối chính trị.

Ngày 1 tháng 5 năm 1929, Đại hội toàn quốc Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên họp ở Hương Cảng [Hồng Kông], đoàn đại biểu Bắc Kỳ do đại biểu Ngô Gia Tự ra đề nghị giải tán Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng. Đề nghị đó không được Đại hội chấp nhận nên đoàn đại biểu Bắc Kỳ bỏ hội nghị ra về; đến ngày 17 tháng 6 năm 1929 thì Đông Dương Cộng sản Đảng được thành lập bởi Kỳ bộ Bắc Kỳ.

Tháng 8 năm 1929, Kỳ bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tại Nam Kỳ họp Đại hội tuyên bố giải tán Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và thành lập An Nam Cộng sản Đảng. Sau khi thành lập, hai đảng phê phán và chia rẽ nhau.

Tháng 9 năm 1929, bộ phận đảng viên tiên tiến của Đảng Tân Việt thành lập Đông Dương Cộng sản Liên đoàn, hoạt động chủ yếu tại Trung Kỳ.

Quốc tếSửa đổi

Sau Cách mạng Tháng 10 Nga và việc thành lập Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết [Liên Xô] đã chỉ hướng cho nhân dân các quốc gia bị áp bức và các nước thuộc địa về con đường đấu tranh giải phóng dân tộc.

Quốc tế Cộng sản được thành lập với nhiệm vụ giải phóng dân tộc các quốc gia bị áp bức bóc lột trên toàn thế giới với giai cấp vô sản là nòng cốt.

Ngày 27 tháng 10 năm 1929 Quốc tế Cộng sản gửi cho người Cộng sản tại Đông Dương về việc thành lập một Đảng Cộng sản tại Đông Dương:

Việc thiếu một Đảng Cộng sản duy nhất trong lúc phong trào công nhân và nông dân ngày càng phát triển, đã trở thành một điều nguy hiểm vô cùng cho tương lai trước mắt cuộc cách mạng ở Đông Dương

Quốc tế Cộng sản nhấn mạnh:

Nhiệm vụ quan trọng nhất của tất cả những người Cộng sản Đông Dương là thành lập một Đảng cách mạng có tính chất giai cấp của giai cấp vô sản, nghĩa là một Đảng Cộng sản có tính chất quần chúng Đông Dương. Đảng đó phải chỉ có một và là tổ chức cộng sản duy nhất ở Đông Dương

Hội nghịSửa đổi

Nhận thấy tình hình trong nước đồng thời nhận được tài liệu của Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc, Ủy viên Bộ phương Đông phụ trách Cục phương Nam, với tư cách phái viên Quốc tế Cộng sản đã bí mật từ Xiêm La tới Trung Quốc vào ngày 23 tháng 12 năm 1929.

Phái viên đã triệu tập đại biểu họp tại Hồng Kông ngày 6-1-1930 để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội nghị kéo dài đến tuần đầu tháng 2-1930. Ngày 8-2-1930, các đại biểu về nước. Các đại biểu tham dự việc hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam gồm:

  • Nguyễn Ái Quốc
  • An Nam Cộng sản Đảng:
    • Châu Văn Liêm
    • Nguyễn Thiệu
  • Đông Dương Cộng sản Đảng:
    • Trịnh Đình Cửu
    • Nguyễn Đức Cảnh
  • Nhóm đại biểu hải ngoại:
    • Hồ Tùng Mậu
    • Lê Hồng Sơn

Phái viên Quốc tế Cộng sản Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị.

Nghị trìnhSửa đổi

Hội nghị tổ chức từ ngày 6 tháng 1 năm 1930,[1] bí mật diễn ra tại Cửu Long, Hồng Kông, Trung Quốc. Tại Hội nghị Nguyễn Ái Quốc phê phán các tổ chức Cộng sản đã chia rẽ, thiếu tinh thần đoàn kết, chỉ rõ những sai lầm và hệ quả.

Hội nghị đã thống nhất thành lập một Đảng chung, hợp nhất An Nam Cộng sản Đảng và Đông Dương Cộng sản Đảng và lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội nghị cũng thống nhất thông qua Cương lĩnh chính trị gồm Sách lược vắn tắt , Điều lệ tóm tắt , Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo.

Hội nghị cũng thành lập Ban Chấp hành Trung ương Đảng lâm thời, Đoàn Thanh niên Cộng sản, Hội Tương tế, Hội Phản đế,... và thông qua Lời kêu gọi của Nguyễn Ái Quốc.

Hội nghị chính thức bầu Trịnh Đình Cửu làm Phụ trách Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam.

Sau hội nghị, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn đề nghị xin gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày 24 tháng 2 năm 1930 Ban Chấp hành Trung ương lâm thời nhóm họp và đã chính thức chấp thuận đề nghị.

Kết quảSửa đổi

Hội nghị đã thống nhất chung các tổ chức Cộng sản thành một đảng thống nhất và duy nhất dẫn dắt đường lối cách mạng tới con đường giải phóng dân tộc, đánh đổ đế quốc, phong kiến.

Hoạt độngSửa đổi

Trung tuần tháng 2-1930, Châu Văn Liêm và Nguyễn Thiệu về tới Sài Gòn và bắt liên lạc với Ban lâm thời chỉ đạo của An Nam Cộng sản Đảng và với Ngô Gia Tự, đại diện của Đông Dương Cộng sản Đảng tại Nam Kỳ để thành lập Ban lâm thời Chấp ủy của Đảng Cộng sản Việt Nam tại Nam Kỳ. Cuộc họp được tiến hành tại một căn nhà ở xóm lao động Khánh Hội. Hội nghị quyết định thành lập Ban lâm thời Chấp ủy của Đảng Cộng sản Việt Nam tại Nam Kỳ do Ngô Gia Tự làm Bí thư, trụ sở đặt tại đường Kítsơnơ [Kitchener] và Grimô [Grimaua] [nay là đường Nguyễn Thái Học và Phạm Ngũ Lão].[2]

Sau khi thành lập, Ban lâm thời Chấp ủy tiến hành việc hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Sài Gòn và các tỉnh cho đến tận các chi bộ cơ sở và các hội quần chúng.

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ Giáo trình lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2006, trang 55.
  2. ^ Lịch sử biên niên tập 2

Video liên quan

Chủ Đề