Tại sao dây rốn quấn cổ

Dây rốn quấn cổ là tình trạng dây rốn quấn quanh cổ thai nhi một vòng hoặc nhiều vòng, nguyên nhân do thai nhi thường xuyên cử động, xoay chuyển trong không gian tử cung chật hẹp của mẹ làm dây rốn cũng bị cuốn theo tạo thành những vòng quấn xung quanh cổ.

Dây rốn quấn cổ thường gặp trong những tháng cuối thai kỳ. Nguyên nhân có thể do:

–        Dây rốn dài hơn thai nhi,

–        Thai nhỏ,

–        Nước ối nhiều…

  • Chú ý tác hại của Dây rốn quấn cổ thai nhi:

Khi thai nhi bị dây rốn quấn cổ, quá trình vận chuyển máu và dinh dưỡng nuôi thai nhi sẽ bị cản trở, làm thai nhi có nguy cơ nhẹ cân, thiếu máu. Trường hợp dây rốn quấn cổ chặt sẽ ảnh hưởng mạnh đến lượng máu nuôi thai nhi, có khi gây tử vong cho thai nhi. Khi dây rốn quấn cổ nhiều vòng có thể làm đầu thai nhi cúi không tốt cản trở việc sanh ngã âm đạo

Trong quá trình chuyển dạ, dây rốn quấn cổ có thể khiến thai nhi bị treo trên cao, khó lọt qua cổ tử cung để ra ngoài. Nếu dây rốn quấn chặt thì bé có thể bị thiếu oxy sau khi sinh với các dấu hiệu co giật, chân tay run…

  • Nên siêu âm để phát hiện sớm:

Bạn nên đi khám thai vào các tuần cuối và siêu âm Doppler màu có thể đánh giá lưu lượng máu từ mẹ đến thai qua động mạch rốn, ngoài ra cũng có thể xem được số vòng dây rốn quấn cổ thai nhi.

Trước hết, bạn không nên lo lắng thái quá làm ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân và thai nhi.

Người mẹ cần theo dõi kỹ cử động thai. Theo dõi biểu đồ tim thai bằng máy là một cách đánh giá sức khỏe thai nhi tốt thường được bác sĩ sử dụng.

Bạn cần theo dõi cử động của thai thường xuyên, nếu thấy bất thường cần đến bệnh viện để kiểm tra ngay. Còn nếu thai vẫn cử động bình thường, bạn cũng cần đến bác sĩ theo dõi thai chặt chẽ theo lịch hẹn định kỳ.

Để tránh cho em bé bị quấn thêm, mẹ cần tránh các kích thích quá mức cho thai nhi, vận động nhẹ nhàng , không làm việc quá sức, ăn uống hợp lý, tinh thần thoải mái, tránh nghe các loại nhạc quá mạnh, đến những nơi ồn ào. Nên chọn nghe những bản nhạc có giai điệu êm dịu.

Một số trường hợp thai ở tuần thứ 18-25 bị dây rốn quấn cổ sau đó tự trở lại bình thường, song cũng có trường hợp thai nhi càng lớn, cử động nhiều nên bị dây rốn quấn thêm một vài vòng.

Đối với trường hợp thai nhi và bạn khỏe mạnh, dây rốn quấn cổ ít [một vòng], khi chuyển dạ bác sĩ có thể chỉ định đẻ thường. Trong trường hợp dây rốn quấn cổ nhiều vòng, thai to, sức khỏe mẹ yếu, bác sĩ có thể chỉ định mổ đẻ.

[Theo ThS. Vũ Thị Tuyết Mai]

Dây rốn quấn cổ bé thông minh là điều mà mẹ bầu thường nghe các bà, các mẹ nói. Thực hư điều này như thế nào? Dây rốn quấn cổ là gì? Dây rốn quấn cổ bé thông minh đúng hay sai?

Dây rốn quấn cổ bé thông minh liệu có đáng tin?

Theo một nghiên cứu, có khoảng 1/3 số em bé được sinh ra với dây rốn quấn cổ, cứ khoảng 3 mẹ bầu thì sẽ có 1 người gặp tình trạng này. Như vậy nó là phổ biến trong thai kỳ, thường mẹ bầu gặp vấn đề này ở tuần 24-26 [12%] và ở thai đủ tháng [37%]. Dây rốn quấn cổ bé thông minh là đúng hay sai? Sự thực như thế nào sẽ được chia sẻ cụ thể dưới đây.

Để biết dây rốn quấn cổ bé thông minh đúng hay sai, trước hết bạn cần hiểu dây rốn quấn cổ là gì.

Dây rốn được cấu tạo từ các tế bào gốc thành cuống rốn tạo nên hợp chất dẻo mềm giúp bảo vệ các mạch máu bên trong để nuôi thai nhi. Dây rốn thường có chiều dài trung bình khoảng 50-60cm. Thông thường dây càng dài thì càng làm tăng nguy cơ dây quấn cổ, thậm chí còn có hiện tượng thắt nút.

Dây rốn quấn cổ hay còn gọi là tràng hoa quấn cổ, vòng rau quấn cổ. Đây là hiện tượng dây rốn quấn quanh cổ thai nhi từ 1 đến nhiều vòng. Tình trạng này diễn ra nhiều ở tam cá nguyệt thứ 2 trở đi, vì lúc này em bé đã có sự cử động, di chuyển nhiều trong bụng mẹ.

Dây rốn quấn cổ có nguy hiểm không? Theo như các chuyên gia y tế, tình trạng vòng rau quấn cổ phần lớn không gây nguy hiểm. Bằng chứng là đa số thai nhi bị dây rốn quấn cổ đều phát triển bình thường, sinh ra khỏe mạnh.

Vì sao dây rốn quấn quanh cổ thai nhi?

Các bác sĩ cho biết rằng sự chuyển động của thai nhi sẽ khiến dây rốn căng ra và dài thêm. Dây dài là nguyên nhân gây ra tình trạng dây rốn quấn cổ em bé. Bên cạnh đó, dây rốn quấn cổ cũng do một số trường hợp sau:

– Cấu trúc của dây rốn kém: Điều này có nghĩa là các tế bào gốc cấu tạo nên dây rốn thiếu chất nên làm cho khả năng bôi trơn kém đi, do đó không chỉ xảy ra tình trạng dây rốn quấn cổ mà còn thắt nút, gây nguy hiểm cho tính mạng của thai nhi.

– Đa ối: Mẹ gặp bất thường về nước ối hoặc trong thai kỳ phải làm việc nặng nhọc, quá sức sẽ khiến em bé có xu hướng quay đầu xuống dưới, do vậy dây rốn quấn quanh người.

– Mẹ bầu mang đa thai: sự chật chội của tử cung khiến dây rốn dễ mắc vào người, quấn cổ bé.

Mẹ bầu biết được thai nhi có tràng hoa quấn cổ hay không là nhờ phương pháp siêu âm màu Doppler. Cách này cũng sẽ cho mẹ biết em bé bị quấn bao nhiêu vòng.

Bên cạnh đó, mẹ có thể biết được điều này thông qua thai máy, hoặc cảm nhận cá nhân. Hiện tượng dây rốn quấn cổ thường xuất hiện ở tháng thứ 5 hoặc 6 của thai kỳ và rõ rệt nhất là ở tháng cuối.

Theo quan niệm dân gian, nếu các bé gái có tràng hoa quấn cổ thì sau này sẽ có cuộc sống giàu sang, phú quý và rất sung sướng; còn các bé trai sẽ đào hoa, thông minh và lanh lợi.

Tuy nhiên, trên quan điểm khoa học, chưa có một nghiên cứu nào chứng minh vấn đề dây rốn quấn cổ bé thông minh là đúng hay sai.

Trên thực tế, hiện tượng dây rốn quấn cổ gây một số ảnh hưởng đối với cả mẹ và bé.

Ảnh hưởng của dây rốn quấn cổ như thế nào?

Tràng hoa quấn cổ có thể có những ảnh hưởng đối với 2 mẹ con như sau:

▪ Đối với bà mẹ

Hầu hết những mẹ bầu có thai nhi bị vòng rau quấn cổ đều cảm thấy lo lắng, áp lực vì sợ em bé xảy ra bất trắc.

Bên cạnh đó, việc dây rốn quấn cổ còn tăng nguy cơ mẹ bầu phải sinh mổ vì khi dây quấn nhiều vòng khiến cho đầu em bé ngửa ra sau nên khó sinh thường qua đường âm đạo.

▪ Đối với trẻ

Dây rốn quấn cổ sẽ khiến quá trình trao đổi chất của bé bị cản trở, giảm lưu lượng máu cung cấp cho thai nhi khiến bé sinh ra có thể nhẹ cân hoặc bị thiếu máu.

Nếu mẹ sinh thường, em bé có thể gặp bất thường về nhịp tim do cơn co thắt có thể khiến dây rốn bị xiết lại làm cho nhịp tim thai giảm, cơ thể bé thiếu oxy, gây ngạt.

Đặc biệt với những trẻ hiếu động, tình trạng này sẽ nguy hiểm hơn vì em bé càng cử động mạnh, cử động nhiều thì càng dễ bị dây quấn siết chặt gây nghẹt thở. Điều này dẫn tới nguy cơ thai lưu. Mặc dù tỷ lệ thai lưu vì tràng hoa quấn cổ rất thấp, thế nhưng không phải không xảy ra, vì vậy mẹ cũng cần phải đề phòng.

Lưu ý khi bé bị dây rốn quấn cổ

Thực tế chưa chứng minh dây rốn quấn cổ bé thông minh, thế nhưng, nếu mẹ gặp trường hợp này cần lưu ý một số vấn đề sau để tránh bất trắc:

▪ Khám thai định kỳ

Để có thể phát hiện ra những bất thường với thai nhi có tràng hoa quấn cổ, mẹ bầu cần tuân thủ lịch khám thai định kỳ của bác sĩ. Các bác sĩ có thể đảm bảo sự an toàn của 2 mẹ con bằng cách đo tim thai thường xuyên cho bé.

Việc thăm khám ở những tháng cuối còn cho mẹ biết em bé còn có vòng rau quấn cổ hay không hoặc bé bị quấn bao nhiêu vòng để bác sĩ có thể chỉ định phương pháp sinh thích hợp.

▪ Có chế độ sinh hoạt lành mạnh, hợp lý

Mẹ bầu nên có chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học và nghỉ ngơi hợp lý. Bên cạnh đó, cần giữ tinh thần lạc quan, thoải mái; lựa chọn một các bài thể dục phù hợp với sức khỏe và thể trạng của mẹ bầu như đi bộ, yoga. Bà bầu cũng hạn chế làm việc nặng hoặc quá sức.

Đồng thời, mẹ bầu bị tình khi thai nhi có tràng hoa quấn cổ cũng không nên đến chỗ đông đúc, ồn ào vì sẽ kích thích làm cho em bé vận động mạnh khiến dây rốn quấn nhiều vòng hơn. Mẹ có thể lựa chọn những bản nhạc nhẹ nhàng, êm ái để 2 mẹ con cùng thư giãn.

Mẹ tuyệt đối tránh việc dùng các biện pháp chữa mẹo dân gian để chữa tình trạng dây rốn quấn cổ như bò ngược chiều kim đồng hồ, bò quanh giường. Vì nếu mẹ bầu làm sai cách có thể khiến tử cung co bóp mạnh, ảnh hưởng xấu tới em bé, thậm chí nguy hiểm tới thai nhi.

Như vậy, bạn đã biết dây rốn quấn cổ bé thông minh thực ra là một kinh nghiệm vui được truyền từ đời này qua đời khác. Mẹ bầu gặp trường hợp này không được chủ quan, tuy nhiên cũng đừng lo lắng, chỉ cần theo dõi sát sao là mẹ và bé đều sẽ khỏe mạnh.

Hoa Hà

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Page 2

Quà cho mẹ - Dinh dưỡng cho bé cùng Enfamama

Hãy cùng Marry Baby chăm sóc từng bữa ăn dinh dưỡng cho mẹ, để cho con sự khởi đầu trọn vẹn, mẹ nhé! Quà tặng chỉ áp dụng cho các mẹ đăng ký trước ngày 30/11

[Chương trình chỉ dành cho mẹ bầu hoặc có con dưới 1 tuổi]

Page 3

“Thai 18 tuần không thấy máy có sao không”, “không biết con có vấn đề gì nguy hiểm không” là những câu hỏi luôn thường trực trong đầu khiến mẹ băn khoăn, lo lắng.

Tuần thứ 18 thai kỳ được xem là một trong những thời điểm khá đặc biệt. Đây là thời gian các giác quan của bé phát triển một cách mạnh mẽ. Lúc này, hầu hết mẹ bầu đều cảm thấy tò mò về sự phát triển của con yêu trong bụng. Tuy nhiên, với các mẹ thai 18 tuần không thấy máy thì sao? Nếu như mẹ đang trong tình trạng này và đang muốn giải đáp thắc mắc thì đừng bỏ lỡ những thông tin hữu ích có trong bài viết dưới đây.

Theo các chuyên gia, mẹ bầu sẽ cảm nhận được cử động máy của thai nhi vào tuần lễ thứ 16 – 20 của thai kỳ. Nhưng trong 3 tháng giữa của giai đoạn mang thai, cử động của thai nhi thường không đều, càng về sau càng đều hơn, rõ nhất bắt đầu từ tuần thứ 26.

Vì thế nếu mẹ thắc mắc thai nhi 18 tuần không máy có sao không thì câu trả lời là hoàn toàn không sao cả. Bởi ở tam cá nguyệt thứ 2, cử động của bào thai thường khá yếu và không đều.

Có những mẹ bầu đến tuần 20 mới thấy thai máy. Bên cạnh đó, vì thai 18 tuần tuổi còn quá bé, bào thai có trọng lượng nhỏ, thế nên có thể mỗi lần thai máy mẹ chưa cảm nhận được những cử động đó.

Do đó, thai 18 tuần không thấy máy hoặc máy ít, các mẹ cũng không cần phải quá lo lắng về vấn đề này nữa nhé.

Chú ý: Nếu mẹ bầu thấy thai không máy và có đi kèm các dấu hiệu nguy hiểm như:

  • Nôn mửa
  • Không căng ngực
  • Chảy máu âm đạo, co thắt tử cung dữ dội

Thì tốt hơn hết, mẹ nên lập tức tới bệnh viện phụ sản gần nhất để bác sĩ kịp thời thăm khám và chẩn đoán bệnh.

>>> Mẹ có thể xem thêm: Các chỉ số thai nhi chi tiết theo từng tuần

Các nguyên nhân thai không máy ngay cả khi con 18 tuần tuổi?

Đúng là một số trường hợp, thai máy yếu cảnh báo dấu hiệu về sự phát triển của thai nhi. Một số nguyên nhân cho việc này là:

  • Thai nhi 18 tuần không máy vì mẹ bầu kiểm tra cử động thai không đúng lúc. Nếu kiểm tra vào thời điểm thai đang ngủ thì có thể khó nghe ra thai máy.
  • Các hoạt động của bé trong bụng mẹ không theo một lịch trình nào cả, đa số thai nhi hoạt động 1 giờ/ngày là đủ và không có thời điểm thống nhất giống nhau mỗi ngày.
  • Mẹ bầu có thành bụng dày, nhiều mỡ cũng sẽ khó cảm nhận thai máy hơn người có thành bụng mỏng.
  • Thai nhi 18 tuần không thấy máy do đâu? Lượng nước ối nhiều hay quá ít do cơ địa bà bầu cũng là nguyên nhân khiến cảm nhận cử động của thai nhi khác nhau.
  • Do thói quen xấu trong sinh hoạt: Nguyên nhân phần lớn là do trong quá trình mang thai bà mẹ hút thuốc, uống rượu làm tăng nguy cơ ngừng cung cấp chất dinh dưỡng qua nhau thai. Từ đó khiến con bị thiếu ối, thiếu oxy hay gặp vấn đề về nhau thai nguy hiểm khác.

>>> Mẹ có thể xem thêm: Nhau thai bám mặt sau có tốt không và những điều mẹ cần biết

Thai 18 tuần không thấy máy – Những lời khuyên “cứu cánh” cho mẹ bầu

Thay vì dành hàng giờ để lo lắng thai 18 tuần không thấy máy có sao không. Mẹ bầu có thể thay đổi các sinh hoạt hàng ngày cũng như chăm sóc bảo vệ bản thân và con tốt hơn về sau. Các điều mẹ cần làm trong giai đoạn thai 18 tuần không máy như sau:

  • Thăm khám bác sĩ: Bác sĩ sẽ thực hiện một số trắc nghiệm giúp đánh giá tình trạng sức khỏe của thai nhi, cũng như biến động của tim thai.
  • Bổ sung chất dinh dưỡng: Thai 18 tuần không máy có sao không? Không, thời điểm này mẹ nên bổ sung đầy đủ dinh dưỡng khi mang thai như chất đạm từ thịt, cá… các sản phẩm chế biến từ sữa, ngũ cốc, các loại đậu, ăn nhiều trái cây, rau xanh,… để hỗ trợ sự phát triển tế bào não cũng như tăng khả năng hấp thu các loại vitamin A, D, E… giúp phòng ngừa sự bất thường của thai máy về sau.
  • Chú ý về trang phục: Bụng bầu nặng nề, mẹ nên tạm biệt giày cao gót. Thay vào đó là chọn cho mình đôi giày bệt êm chân, để tránh tình trạng sưng phù hoặc giãn tĩnh mạch. Mẹ cũng có thể mang tất [vớ] để bảo vệ đôi chân, tránh đứng lâu.
  • Làm các xét nghiệm: Thai 18 tuần không thấy máy mẹ cần làm gì? Thời điểm này mẹ nên làm một số xét nghiệm cần thiết như kiểm tra ADN, đường và protein trong nước tiểu, kiểm tra kích thước tử cung, đo huyết áp…
  • Giảm stress: Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng cần tránh căng thẳng trong giai đoạn mang thai. Hãy dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, làm những điều mình yêu thích và lao động nhẹ nhàng để cơ thể luôn khỏe mạnh và tinh thần luôn hứng khởi để chào đón bé yêu ra đời.
  • Massage bụng thường xuyên: Thai 18 tuần không thấy máy có sao không? Mỗi ngày mẹ nên dành thời gian để xoa bụng cho con theo chuyển động tròn, chiều kim đồng hồ. Đồng thời, nói chuyện và tâm sự cùng con cũng giúp thắt chặt tình mẹ con ngay khi bé được sinh ra đời.

Thay vì phải lo lắng thai 18 tuần không thấy máy thì mẹ chỉ cần chú ý giữ gìn sức khỏe, ăn uống đủ chất để em bé khỏe mạnh. Hy vọng những lời giải đáp trên sẽ phần nào giúp mẹ bầu có thể hiểu hơn về quá trình mang thai của mình và góp phần tạo nên một thai kỳ khỏe mạnh cho cả mẹ và bé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

1.18 Weeks Pregnant: Movement of the Baby

//www.newhealthadvisor.org/18-Weeks-Pregnant-Movement.html

Ngày truy cập: 18/1/2022

2. Your baby’s movements in pregnancy

//www.rcog.org.uk/globalassets/documents/patients/patient-information-leaflets/pregnancy/pi-your-babys-movements-in-pregnancy.pdf

Ngày truy cập: 18/1/2022

3. Baby movements during pregnancy

//www.pregnancybirthbaby.org.au/baby-movements-during-pregnancy

Ngày truy cập: 18/1/2022

4. Baby movements in pregnancy

//www.tommys.org/pregnancy-information/pregnancy-symptom-checker/baby-fetal-movements

Ngày truy cập: 18/1/2022

5. Fetal Movement Counting

//www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=fetal-movement-counting-90-P02449

Ngày truy cập: 18/1/2022

Video liên quan

Chủ Đề