Tại sao đường giới hạn khả năng sản xuất lại lõm

Tạo tài khoản với

Khi bấm tạo tài khoản bạn đã đồng ý với quy định của tòa soạn

Tại sao đường giới hạn khả năng sản xuất lại lõm

Đường giới hạn khả năng sản xuất PPF là một khái niệm quan trọng trong kinh tế. Đường PPF thể hiện các tổ hợp sản lượng tối đa mà xã hội có thể tạo ra, nhờ đó mà chúng ta có thể lý giải được sự khan hiếm nguồn lực và chi phí cơ hội.

Sau khi đọc bài viết này, bạn sẽ nhận được các thông tin quan trọng như:

– Đường giới hạn khả năng sản xuất PPF là gì? Cách tính chi phí cơ hội trên đường giới hạn khả năng sản xuất PPF

– Tính độ dốc của đường giới hạn khả năng sản xuất PPF như thế nào?

– Tại sao đường PPF là đường cong mà không phải thẳng?

– Sẽ thế nào nếu đường giới hạn khả năng sản xuất là đường thẳng ?

– Các nguyên nhân chính làm dịch chuyển đường PPF sang phải

– Cách vẽ đường giới hạn khả năng sản xuất trong MS Word

Đường Giới Hạn Khả Năng Sản Xuất PPF Là Gì?

Tất cả chúng ta đều biết rằng, nhu cầu của con người là vô hạn còn nguồn lực sản xuất của nền kinh tế là khan hiếm.

Chính mâu thuẫn này là nguồn gốc của các vấn đề kinh tế. Bạn không thể sản xuất ra một lúc nhiều sản phẩm với số lượng vô hạn bởi vì nguồn lực có tính khan hiếm.

Dẫn đến một thực tế là bạn phải đưa ra sự chọn lựa. Để có được nhiều hơn một loại sản phẩm này bạn phải từ bỏ một số lượng nhất định loại sản phẩm khác.

Nhằm mục đích minh họa rõ ràng tính khan hiếm của nguồn lực và những lựa chọn kinh tế, người ta sử dụng một công cụ đơn giản được là đường giới hạn khả năng sản xuất PPF.

Đường giới hạn khả năng sản xuất PPF (Tiếng Anh: Production Posibility Frontier – PPF) là đường mô tả những tổ hợp sản lượng hàng hóa tối đa mà nền kinh tế có thể sản xuất được khi sử dụng toàn bộ các nguồn lực sẵn có.

Vì đường giới hạn khả năng sản xuất PPF thể hiện những tổ hợp sản lượng tối đa có thể sản xuất nên đường PPF có thể lý giải được các khái niệm như sự khan hiếm của nguồn lực, chi phí cơ hội của việc sản xuất thêm 1 hàng hóa và quy luật chi phí cơ hội tăng dần.

Giả sử, trong nền kinh tế chỉ có 2 loại sản phẩm X và Y, và việc sản xuất 2 loại sản phẩm này sẽ tận dụng hết những nguồn lực sẵn có.

Bảng 1 thể hiện các tổ hợp sản lượng X, Y tương ứng.

Tại sao đường giới hạn khả năng sản xuất lại lõm
Các Tổ Hợp Sản Lượng Trên Đường PPF

Ta có đường giới hạn khả năng sản xuất như sau:

Tại sao đường giới hạn khả năng sản xuất lại lõm
Hình 1: Đồ Thị Đường PPF

Với một nguồn lực sản xuất khan hiếm vốn có thì nền kinh tế chỉ có thể sản xuất được những tổ hợp hàng hóa nằm trên đường PPF và bên trong đường PPF.

– Như trong đồ thị trên, các điểm A, B, C, D, E, H, I là những điểm hiệu quả, tức tận dụng được hết nguồn lực sản xuất của xã hội.

– Các điểm G và K là những điểm không hiệu quả vì không tận dụng hết nguồn lực của xã hội.

2 điểm G và K tượng trưng cho hiện tượng suy thoái kinh tế, lao động và yếu tố sản xuất không được tận dụng hết, phương pháp sản xuất không hiệu quả, công nghệ sản xuất lỗi thời,…

– Điểm F nằm ngoài Đường PPF là điểm không khả thi vì không thể sản xuất được tổ hợp hàng hóa như vậy với nguồn lực khan hiếm hiện có.

– Điểm G là điểm hiệu quả của đường PPF1 nhưng khi đường PPF được dịch chuyển ra ngoài thành PPF2 thì G lại là điểm không hiệu quả.

Tương tự, điểm K là điểm không khả thi với PPF1 nhưng lại là không hiệu quả đối với PPF2.

Từ đó, ta có 5 đặc trưng lớn của đường giới hạn khả năng sản xuất PPF là:

– Đường PPF thể hiện sự đánh đổi giữa các hàng hóa. Nếu muốn sản xuất nhiều hơn mặt hàng này, ta phải giảm một số lượng nhất định mặt hàng khác.

– Những điểm nằm trên đường PPF là những điểm hiệu quả vì tận dụng hết nguồn lực hiện có, không xuất hiện hiện tượng lãng phí.

– Những điểm nằm ngoài đường PPF là những điểm không khả thi vì những điểm này yêu cầu nguồn lực lớn hơn nguồn lực sẵn có trong thực tế.

– Những điểm nằm trong đường PPF là những điểm không hiệu quả, vì tại những điểm này nguồn lực sẵn có của nền kinh tế không được sử dụng hết.

Càng đi từ trái sang phải thì đường giới hạn khả năng sản xuất PPF sẽ càng dốc xuống, chúng ta sẽ tìm hiểu điều này trong phần tiếp theo.

Xem thêm: Tỷ Lệ Lạm Phát Việt Nam Qua Các Năm Trong Giai Đoạn 2010 – 2020

Tính Chi Phí Cơ Hội Trên Đường Giới Hạn Khả Năng Sản Xuất PPF

Ở bài viết trước, chúng ta đã biết Chi phí cơ hội là chi phí chúng ta phải gánh chịu để có được một thứ gì đó, là phần lợi ích bị mất đi (không lấy lại được) khi ta lựa chọn phương án này thay vì chọn phương án khác.

Chi phí cơ hội trong sản xuất được thể hiện rõ ràng trên đường giới hạn khả năng sản xuất PPF.

Trong đồ thị trên hình 1, giả sử nền kinh tế đang ở điểm A và chúng ta muốn di chuyển sang tổ hợp sản lượng mới là điểm B.

Lúc này, để có thêm 50 hàng hóa X chúng ta phải từ bỏ đi 40 hàng hóa Y, hay nói cách khác, 40Y là chi phí cơ hội để sản xuất thêm 50X.

Chi phí cơ hội của một phương án là tổng của chi phí để thực hiện phương án đó và lợi ích của phương án mà ta từ bỏ.

Tức là, chi phí cơ hội để sản xuất thêm 50 hàng hóa X là tổng của chi phí sản xuất thêm 50 hàng hóa X và lợi ích của 40 hàng hóa Y mà ta đã từ bỏ.

CPCH (50X) = Chi phí sản xuất 50X + Lợi ích mất đi (40Y)

Vì đây chỉ đơn thuần là về số lượng sản phẩm nên chúng ta có thể ước tính chi phí cơ hội này một cách hợp lý bằng cách quy về giá trị bằng tiền, các giá trị vật chất, tinh thần khác mà 40 hàng hóa Y mang lại…

Để đơn giản, chúng ta giả định chỉ có giá trị bằng tiền bị mất đi, khi đó:

Chi phí cơ hội của việc sản xuất thêm 50 hàng hóa X là: CPCH(50X) = C(x)*50 + P(y)*40.

Với C(x) là chi phí để sản xuất ra 1 đơn vị hàng hóa X và P(y) là giá bán của 1 đơn vị hàng hóa Y.

Đường Giới Hạn Khả Năng Sản Xuất Phản Ánh Quy Luật Chi Phí Cơ Hội Tăng Dần Như Thế Nào?

Chi phí cơ hội của việc sản xuất hàng hóa X được giả định một cách hợp lý là có xu hướng tăng dần, vì trên thực tế có trường hợp chi phí cơ hội này giảm sau đó tăng dần vào một thời điểm nào đó.

Chi phí cơ hội của việc sản xuất thêm một đơn vị hàng hóa X là số lượng hàng hóa Y phải từ bỏ và được đo bằng giá trị tuyệt đối của độ dốc đường PPF tại từng điểm.

Giả sử khi ta di chuyển từ A sang B thì hàng hóa X thay đổi một lượng ∆X và hàng hóa Y thay đổi một lượng ∆Y. (Hình 1)

Khi đó chi phí cơ hội để sản xuất thêm 1 đơn vị hàng hóa X khi di chuyển từ A sang B được đo bằng tỷ số |∆Y/∆X| (Vì ∆Y âm)

Khi ta di chuyển từ A sang B thì Tỷ số |∆Y/∆X| = |-40/50| = |-0,8| = 0,8.

Tức, để có thêm 1 đơn vị hàng hóa X chúng ta phải từ bỏ đi 0,8 hàng hóa Y.

Để ý trên đồ thị PPF, bạn sẽ thấy tỷ lệ |∆Y/∆X| » tan(α) chính là độ đốc của PPF tại từng điểm.

Quy luật chi phí cơ hội tăng dần chỉ ra rằng, để có thể sản xuất thêm một đơn vị hàng hóa X như nhau, số lượng hàng hóa Y phải từ bỏ sẽ tăng dần, tức là tỷ lệ |∆Y/∆X| sẽ tăng dần.

Điều này được minh họa thông qua Bảng 2 dưới đây, nếu ta cứ mãi tăng sản xuất X thì chi phí cơ hội để sản xuất X sẽ tăng dần.

Tại sao đường giới hạn khả năng sản xuất lại lõm
Minh Họa Quy Luật Chi Phí Cơ Hội Tăng Dần Trên Đường PPF

Độ Dốc Của Đường Giới Hạn Khả Năng Sản Xuất PPF

Độ dốc của đường giới hạn khả năng sản xuất phản ánh chi phí cơ hội của việc sản xuất thêm 1 đơn vị hàng hóa.

Độ dốc của đường giới hạn khả năng sản xuất được đo tại từng điểm khác nhau, không cố định và có xu hướng tăng dần khi đi từ trái qua phải của đồ thị đường PPF.

Tức, nếu ta cứ gia tăng sản xuất hàng hóa X thì thì số lượng hàng hóa Y phải hi sinh sẽ ngày một nhiều hơn, tỷ lệ |∆Y/∆X| sẽ tăng lên làm cho độ dốc của đường PPF cứ thế tăng dần.

Xem thêm: Quy Luật Giá Trị Trong Sản Xuất Và Lưu Thông Hàng Hóa

Tại Sao Đường PPF Là Đường Cong ?

Ở phần trên ta đã biết rằng, chi phí cơ hội của một loại hàng hóa có xu hướng tăng dần nếu ta cứ mãi gia tăng sản xuất hàng hóa đó.

Vì chi phí cơ hội của việc sản xuất thêm 1 đơn vị hàng hóa được thể hiện dưới góc độ hình học là độ dốc của đường giới hạn khả năng sản xuất PPF nên khi đi từ trái qua phải (tức gia tăng sản xuất một loại hàng hóa) thì độ dốc của đường PPF cũng sẽ tăng dần, tức tỷ lệ |∆Y/∆X| » tan(α) cũng sẽ tăng dần.

Vì độ dốc của đường PPF cứ tăng dần (từ trái sang phải) nên đường PPF có xu hướng “bị bẻ cong” và mở rộng ra xa phía gốc tọa độ.

Do đó, đường giới hạn khả năng sản xuất PPF được thể hiện dưới dạng là một đường cong lồi.

Nếu Đường Giới Hạn Khả Năng Sản Xuất Là Đường Thẳng

Nếu đường giới hạn khả năng sản xuất là đường thẳng thì hàm số PPF sẽ có dạng tuyến tính là y = ax + b.

Lúc này, đường PPF có hệ số góc (độ dốc) không đổi và bằng hằng số a.

Suy ra tỷ số |∆Y/∆X| cũng sẽ không đổi, dẫn đến chi phí cơ hội của việc sản xuất thêm 1 hàng hóa X sẽ không đổi trên đường PPF.

Điều này rất khó có thể xảy ra, vì trong thực tế, chi phí cơ hội luôn tăng dần hoặc giảm xuống rồi lại tăng dần khi ta cứ tăng mãi việc sản xuất hàng hóa X.

Nhưng trong một số trường hợp, vì mục đích để đơn giản hóa việc tính toán, người ta thường giả định là chi phí cơ hội không đổi và đường PPF là đường thẳng dốc xuống.

Các Nguyên Nhân Làm Dịch Chuyển Đường PPF Sang Phải

Thực chất của quá trình tăng trưởng kinh tế của một xã hội chính là việc phá vỡ giới hạn khả năng sản xuất vốn có của nó, tức đường PPF được dịch chuyển ra ngoài.

Tương ứng với một nguồn lực xã hội nhất định, chúng ta sẽ một đường PPF nhất định.

Khi tổng nguồn lực của xã hội không đổi thì đường PPF cũng không đổi.

Khi tổng nguồn lực xã hội tăng lên hoặc giảm đi thì sẽ làm cho đường PPF sẽ thay đổi và di chuyển sang phải hoặc sang trái một cách tương ứng.

Nhưng nhìn chung, tổng nguồn lực xã hội sẽ tăng lên theo thời gian khiến cho đường PPF dịch chuyển ra ngoài, sang phải.

Cụ thể, có một số nguyên nhân khiến cho đường PPF dịch chuyển sang phải như sau:

– Sự phát triển về công nghệ sản xuất, như các dây chuyển sản xuất mới, Robot tự động hóa, các quá trình tự động hóa, tích hợp AI vào sản xuất, tận dụng công nghệ 4.0, việc chuyển đổi số của các doanh nghiệp,…

– Sự gia tăng các yếu tố sản xuất như gia tăng số lượng máy móc thiết bị, gia tăng số lượng lao động, với một số ngành nông nghiệp là việc mở rộng quỹ đất sản xuất,…

– Có các phương pháp sản xuất/canh tác tiên tiến hơn.

Các nguyên nhận trên sẽ góp phần làm tăng năng suất lao động, từ đó làm gia tăng của cải sản xuất được.

Xem thêm: Gửi Tiết Kiệm Chỉ Từ 30k Nhận Lãi Suất Đỉnh Cao Với Savy Tpbank

Cách Vẽ Đường Giới Hạn Khả Năng Sản Xuất Trong Word

Bạn có thể vẽ đường giới hạn khả năng sản xuất trong MS word theo các bước như sau:

Bước 1: Chuẩn bị bộ dữ liệu.

Ở bước này, bạn hãy chuẩn bị các tổ hợp sản lượng của 2 hàng hóa X và Y.

Như ví dụ trên, chúng ta có bộ các tổ hợp sản lượng là bảng số 1.

Bước 2: Trên MS Word, bạn chọn Insert, sau đó chọn Chart.

Tại sao đường giới hạn khả năng sản xuất lại lõm

Trong thư viện biểu đồ bạn chọn biểu đồ “X Y Tán Xạ” (Scatter)

Tại sao đường giới hạn khả năng sản xuất lại lõm

Tiếp tục, bạn chọn Scatter with Smooth Lines and Maker (Biểu đồ tán xạ với đường trơn), với mục đích nối các điểm X, Y bị phân tán để hình thành đường PPF.

Tại sao đường giới hạn khả năng sản xuất lại lõm

Bước 3:

– Sau khi biểu đồ mẫu hiện ra, nếu có cửa sổ Excel xuất hiện kèm theo thì bạn hãy nhập các giá trị X, Y tương ứng thay thế cho giá trị mặc định.

– Nếu không kèm theo cửa sổ Excel thì bạn click chuột trái vào biểu đồ, sau đó chọn “Edit data”.

– Tại giao diện file Excel mới hiện ra, bạn hãy nhập các tổ hợp sản lượng X, Y tương ứng.

Tại sao đường giới hạn khả năng sản xuất lại lõm

Bước 4: Sau khi nhập các tổ hợp sản lượng bạn hãy tắt File/Cửa sổ Excel đi (không cần lưu), ngay lập tức bạn sẽ có biểu đồ PPF.

Chỉ Số Giá Tiêu Dùng Là Gì? Cách Tính Chỉ Số CPI Đơn Giản, Dễ Dàng

Chính Sách Tiền Tệ Là Gì? Ảnh Hưởng Của CS Tiền Tệ Đến Nền Kinh Tế

Kết Luận

Vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong những thông tin chung về đường giới hạn khả năng sản xuất PPF. Hi vọng, sau bài viết này, bạn đã biết được đường giới hạn khả năng sản xuất PPF là gì? Cách tính chi phí cơ hội trên đường giới hạn PPF, giải thích được tại sao đường PPF lại cong, nguyên nhân làm dịch chuyển đường PPF ra ngoài và cách vẽ đường giới hạn khả năng sản xuất trong MS Word để có thể ứng dụng dễ dàng vào trong học tập và công việc của mình.

Chúc bạn thành công!