Tại sao giấy vệ sinh cháy hàng

Từ châu Á tới châu Âu, Australia và cả nước Mỹ, khi dịch Covid-19 bùng phát ở quốc gia nào thì người dân ở đó cũng lùng sục mua giấy vệ sinh, thậm chí còn ráo riết hơn cả khẩu trang.

Trong bối cảnh số ca nhiễm Covid-19 gia tăng, người dân ở những nước phát triển Singapore, Nhật Bản, Australia, Mỹ đổ xô đi mua giấy vệ sinh, giấy ăn, khiến nhiều siêu thị, cửa hàng hết sạch mặt hàng này. Thậm chí, tại Nhật, có người còn ăn trộm giấy ở nhà vệ sinh công cộng. Một số nhà vệ sinh công cộng ở Nhật Bản phải treo biển dừng hoạt động do liên tục bị mất trộm giấy vệ sinh. Nhiều nhà hàng đề nghị khách hàng không lấy giấy vệ sinh mang về. Có nơi còn đe dọa sẽ báo cảnh sát nếu phát hiện...

Các kệ hàng trống trơn sau mỗi cơn "càn quét" mua hàng trong hoảng loạn.

Vậy tại sao mọi người trên khắp thế giới lại chọn mua giấy vệ sinh hơn cả thực phẩm như vậy?

Ở nhiều nước châu Á, chẳng hạn như Trung Quốc, người dân có động cơ lớn hơn để đổ xô đi mua giấy vệ sinh, vì tồn tại luồng quan điểm cho rằng giấy vệ sinh có thể dùng đa năng, thay thế cho giấy ăn và là nguyên liệu làm khẩu trang tự chế khi khan hiếm khẩu trang y tế đạt chuẩn.

Cơn sốt giấy vệ sinh ở Hong Kong, Nhật Bản và có thể là nhiều nơi khác bắt nguồn từ thông tin thất thiệt rằng Trung Quốc là nguồn cung cấp giấy vệ sinh lớn. Việc nước này bị dịch bệnh sẽ khiến cho hoạt động xuất khẩu dừng lại, dẫn đến nguồn giấy vệ sinh bị hạn chế và dần cạn kiệt.

Vì bạn sợ mọi người sẽ mua hết nên bạn cũng cần đi mua. "Bạn chạy đến các cửa hàng, siêu thị mua giấy vệ sinh không phải vì bạn cần hàng chục cuộn giấy, mà bởi vì bạn sợ những người khác sẽ mua hết và bạn sẽ chẳng có để mua nữa”

Tuy nhiên, ở Australia, khủng hoảng giấy vệ sinh có thể bắt nguồn từ lí do hơi khác. Người dân địa phương đã quen tích trữ hàng tiêu dùng khi đối mặt với một thảm họa tự nhiên sắp đến, chẳng hạn như cháy rừng hay bão lớn. Song, khi dịch Covid-19 bùng phát, một tình huống mọi người không rõ sẽ kéo dài bao lâu và nghiêm trọng đến mức nào, họ muốn chuẩn bị sẵn sàng hơn cho những nguy cơ tồi tệ nhất.

“Cháy hàng” thực phẩm đóng hộp và giấy vệ sinh ở Melbourne, Úc vì ảnh hưởng của dịch COVID-19 

Người Mỹ và các nước châu Âu thì lại không dùng cây xịt đít là vì thói quen sử dụng giấy đã có từ trước và bản tính thích lưu giữ giá trị truyền thống. Đối với họ, giấy vẫn là thứ thân thiện và dễ sử dụng nhất, và họ cũng không muốn bắt chước nước khác như Nhật hay các nước châu Á.

“Tâm lý đám đông”

Một nguyên nhân khác của “cơn sốt” giấy vệ sinh là “tâm lý đám đông”. Khi chúng ta thấy những người khác làm điều gì đó, chúng ta cảm thấy mình cũng nên làm điều đó. Đó là những gì các nhà tâm lý học gọi là “tâm lý đám đông”. Khi đến siêu thị, thấy nhiều người khác mua một mặt hàng gì đó, bạn sẽ cảm thấy như bạn cũng phải mua nó.

Tuy nhiên, hãy cố gắng để không rơi vào cái bẫy của sự sợ hãi. Hãy nhắc nhở bản thân, chỉ cần có những nhu yếu phẩm cơ bản. Không cần phải dự trữ.

Covid-19: Không hiểu nổi tại sao lại cuống cuồng "hốt sạch" giấy vệ sinh?

[NLĐO] - Ngày 4-3, các cửa hàng tạp hoá lớn ở Úc bắt đầu giới hạn nghiêm việc mua giấy vệ sinh vì tình trạng người dân mua sắm một cách hoảng loạn do lo sợ dịch Covid-19.

  • Người đàn ông tử vong vì Covid-19 sau khi xuất viện 5 ngày

  • Máy bán khẩu trang tự động đầu tiên xuất hiện ở Trung Quốc

  • Giữ nền kinh tế vượt qua dịch Covid-19

  • Phát hiện bất ngờ về SARS-CoV-2 gây dịch Covid-19

Là một trong những nước đầu tiên có giải pháp cứng rắn khi đối diện với dịch Covid-19, Úc đã đặt lệnh kiểm soát biên giới từ một tháng trước đối với những du khách đến từ vùng dịch ở Trung Quốc.

Trong khi phần lớn các bệnh nhân Úc bị nhiễm bệnh Covid-19 khi ở nước ngoài, 2 ca bệnh mới nhất lại liên quan tới những người chưa hề rời khỏi Úc. Bang đông dân nhất New South Wales thông báo một nữ nhân viên chăm sóc người lớn tuổi bị nhiễm virus và lây cho ít nhất một người khác tại nơi làm việc. Các quan chức của bang cũng đang điều tra nguyên nhân vì sao một bác sĩ 53 tuổi lại mắc bệnh trong khi bệnh nhân của ông không có ai bị nhiễm virus.

Kể từ ngày 1-2, Úc đã ban lệnh cấm nhập cảnh đối với người nước ngoài từng đến Trung Quốc và bổ sung thêm Iran hồi tuần trước. Tuy nhiên, họ cảnh báo rằng chính phủ không thể đảm bảo tất cả những người nhiễm bệnh đều không thể xâm nhập qua biên giới.

Kệ hàng giấy vệ sinh trống trơn ở một siêu thị Úc vào ngày 2-3. Ảnh: Reuters

Hiện nay Úc đã có 44 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, trong số đó có 4 ca mắc bệnh dù không hề ra nước ngoài. Dù có rất ít người nhiễm bệnh khi so với các nước khác như Iran và Hàn Quốc, những ngày gần đây mạng xã hội Úc tràn ngập nhiều hình ảnh và video cho thấy người dân mua trữ nhiều loại hàng hóa từ kẹp giấy cho đến nước rửa tay.

Đặc biệt, nhu cầu tăng vọt đối với giấy vệ sinh còn khiến từ khóa #khủnghoảnggiấyvệsinh trở nên phổ biến trên mạng xã hội Twitter cùng những bức ảnh chụp xe đẩy siêu thị chứa đầy giấy. Các quan chức nước này tỏ ra bối rối và phải nhiều lần kêu gọi người dân bình tĩnh.

"Chúng tôi đang cố gắng trấn an người dân rằng mua hết tất cả giấy vệ sinh trong siêu thị có lẽ không phải là một hành động hợp lý vào thời gian này" - Giám đốc y tế Úc Brendan Murphy phát biểu tại một cuộc họp quốc hội vào ngày 4-3.

Người dân Úc đổ xô đi mua giấy vệ sinh. Ảnh: Facebook

Chuỗi cửa hàng tạp hóa lớn nhất Úc, Woolworths Group Ltd, đã giới hạn mỗi người chỉ được mua 4 gói giấy vệ sinh để giữ hàng trong khi các nhà cung cấp đẩy mạnh sản xuất. Trong khi đó, doanh nghiệp địa phương Costco Wholesale Corp chỉ cho mỗi khách mua một gói giấy vệ sinh.

Ngay cả Thủ tướng Scott Morrison cũng đang xem xét xu hướng mua hàng có phần kỳ lạ này vì người dân của những nước khác thường mua trữ các sản phẩm có thời hạn sử dụng dài như đồ hộp. Ông Morrison cho biết các cửa hàng tạp hóa lớn đã đảm bảo với ông rằng họ có thể đáp ứng bất kỳ nhu cầu tăng đột biến nào.

Thậm chí cảnh sát còn được gọi đến để xử lý một vụ gây rối ở siêu thị tại TP Sydney và phải rào lại khu vực bán giấy vệ sinh. Ngoài sản phẩm này, một số siêu thị còn phải giới hạn việc mua sữa, trứng, gạo, chất khử trùng và xà phòng. Vài tuần trước, công ty Coles Group Ltd còn để bảng cảnh báo thiếu nước rửa tay và nước giặt trong các cửa hàng.

Ảnh: News.com.au

Ngoài Úc, tình trạng cháy hàng giấy vệ sinh còn diễn ra ở Nhật Bản, Mỹ và New Zealand. Tại Hồng Kông, một số tên trộm còn tổ chức ăn cắp giấy vệ sinh ở một siêu thị. Vài chuyên gia người Úc đã thử lý giải nguyên nhân vì sao giấy vệ sinh lại trở nên đắt hàng dù không hề có tác dụng gì liên quan đến Covid-19.

Tiến sĩ Niki Edwards làm việc tại trường Sức khỏe Cộng đồng và Công tác Xã hội thuộc trường ĐH Công nghệ Queensland [Úc] nói với trang The Conversation rằng "giấy vệ sinh là biểu tượng của sự kiểm soát".

"Chúng ta dùng giấy vệ sinh để "dọn dẹp" và "lau rửa". Nó có liên quan đến một chức năng nhạy cảm của cơ thể. Khi nghe thông tin về virus, họ lo sợ việc mất kiểm soát. Và giấy vệ sinh gợi lên cảm giác về biện pháp duy trì sự kiểm soát đối với vấn đề vệ sinh. Người dân không có hứng thú với những loại giấy khác. Bằng chứng là các loại giấy ăn hay khăn giấy vẫn còn bày bán nhiều trong siêu thị" - bà Edwards giải thích.

Chuyên gia Brian Cook của trường ĐH Melbourne thì cho rằng đây chỉ đơn giản là phản ứng của người dân đối với sự căng thẳng. "Giấy vệ sinh là sản phẩm chiếm nhiều diện tích nên mọi người thường không tích trữ nhiều trong các tình huống bình thường. Ngoài ra, rất nhiều người thích dùng giấy vệ sinh theo kiểu khăn lau nên họ cho rằng sẽ cần nhiều giấy khi mắc các bệnh cúm. Thêm vào đó, việc trữ giấy vệ sinh cũng không mất quá nhiều tiền và mọi người thích nghĩ rằng họ đã "làm gì đó" khi cảm thấy nguy hiểm" - ông Cook lý giải.

Bảo Hạnh [Theo Reuters, News.com.au]

Video liên quan

Chủ Đề