Tại sao giữa khối khí địa cực và khối khí ôn đới cùng lạnh nhưng lại hình thành frông

Khí quyển

Câu 10: Trình bày các khối khí. Vì sao khối khí xích đạo chỉ có một kiểu là khối khí hải dương?

Lời giải

* Các khối khí

– Không khí ở tầng đối lưu, tùy theo vĩ độ và bề mặt Trái Đất là lục địa hay đại dương mà hình thành các khối khí khác nhau.

– Mỗi bán cầu có 4 khối khí chính: khối khí địa cực, khối khí ôn đới, khối khí chí tuyến và khối khí xích đạo.

+ Khối khí địa cực [Bắc và Nam] rất lạnh, kí hiệu là A

+ Khối khí ôn đới lạnh, kí hiệu là P

+ Khối khí chí tuyến rất nóng, kí hiệu là T

+ Khối khí xích đạo nóng ẩm, kí hiệu là E

– Từng khối khí lại phân biệt thành kiểu hải dương [ẩm], kí hiệu là m và lục địa [khô], kí hiệu là c. Riêng khối khí Xích đạo chỉ có kiểu hải dương, kí hiệu là Em.

* Khối khí Xích đạo chỉ có một kiểu là khối khí hải dương [Em] vì khu vực xích đạo chủ yếu là biển và đại dương, áp thấp, mưa nhiều.

Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 11 [có đáp án]: Khí quyển. Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất

Share
Xem

Chủ đề 4: KHÍ QUYỂN


1. Kiến thức
1.1. Biết khái niệm khí quyển
Khí quyển là lớp không khí bao quanh Trái Đất.
1.2. Trình bày được đặc điểm của các tầng khí quyển: tầng đối lưu, tầng bình lưu, tầng khí quyển giữa [tầng trung lưu], tầng nhiệt [tầng ion], tầng khí quyển ngoài
Trình bày giới hạn và đặc điểm của từng tầng.
1.3. Hiểu được nguyên nhân hình thành và tính chất của các khối khí: cực, ôn đới, chí tuyến, xích đạo
* Nguyên nhân hình thành các khối khí:
Không khí ở tầng đối lưu, tùy theo vĩ độ và bề mặt trái đất là lục địa hay đại dương mà hình thành các khối khí khác nhau.
* Tính chất của các khối khí:
- Khối khí bắc cực và nam cực: rất lạnh, kí hiệu là A.
- Khối khí ôn đới lạnh, kí hiệu là P.
- Khối khí chí tuyến [nhiệt đới]: rất nóng, kí hiệu là T.
- Khối khí xích đạo: nóng ẩm, kí hiệu là E.
- Mỗi một khối khí lại chia ra thành nhiều kiểu hải dương [ẩm, kí hiệu là m] và kiểu lục địa [khô, kí hiệu là c]. Riêng khối khí xích đạo chỉ có một kiểu là khối khí hải dương [kí hiệu là Em].
1.4. Biết khái niệm frông và các frông; hiểu và trình bày được sự di chuyển của các khối khí, frông và ảnh hưởng của chúng đến thời tiết, khí hậu
* Khái niệm: Frông là mặt ngăn cách giữa hai khối khí có sự khác biệt về nhiệt độ và hướng gió.
- Các Frông cơ bản:
+ Frông địa cực [FA] ngăn cách giữa khối khí cực và ôn đới.
+ Frông ôn đới. [FP] ngăn cách giữa khối ôn đới và chí tuyến.
Các khối khí, frông không đứng yên một chỗ, mà luôn di chuyển. Mỗi khi di chuyển đến đâu thì lại làm cho thời tiết ở nơi đó có sự thay đổi.
1.5. Trình bày được nguyên nhân hình thành nhiệt độ không khí và các nhân tố ảnh hưởng đến nhiệt độ không khí
* Nguyên nhân hình thành nhiệt độ không khí:
Nhiệt cung cấp chủ yếu cho không khí ở tầng đối lưu là nhiệt của bề mặt Trái Đất sau khi hấp thụ bức xạ Mặt Trời, rồi bức xạ lại vào không khí, làm cho không khí nóng lên, hình thành nhiệt độ không khí.
* Các nhân tố ảnh hưởng đến nhiệt độ không khí:
- Vĩ độ địa lí: Nhìn chung càng lên vĩ độ cao thì nhiệt độ trung bình năm càng giảm, biên độ nhiệt độ năm càng lớn.
- Lục địa và đại dương: Nhiệt độ trung bình năm cao nhất và thấp nhất đều ở các lục địa; đại dương có biên độ nhiệt độ nămnhỏ, lục địa có biên độ nhiệt độ năm lớn.
- Địa hình: Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao, cành lên cao nhiệt độ càng giảm; nhiệt độ không khí thay đổi theo độ dốc và hướng phơi của sườn núi.

1.6. Phân tích được mối quan hệ giữa khí áp và gió; nguyên nhân làm thay đổi khí áp
* Mối quan hệ giữa khí áp và gió
Khí áp trên Trái Đất phân bố thành các đai áp cao và áp thấp xen kẽ nhau và đối xứng qua đai áp thấp xích đạo. Không khí di chuyển từ nơicó khí áp cao tới nơi có khí áp thấp tạo nên gió.
* Nguyên nhân làm thay đổi khí áp.
- Độ cao: khí áp giảm khi lên cao vì càng lên cao, không khí càng loãng, sức nén càng nhỏ.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ tăng không khí nở ra, tỉ trọng giảm đi, khí áp giảm; nhiệt độ giảm, không khí co lại, tỉ trọng tăng nên khí áp tăng.
- Độ ẩm: Khí áp giảm khí không khí chứa nhiều hơi nước [độ ẩm không khí tăng].
1.7.Biết được nguyên nhân hình thành một số loại gió thổi thường xuyên trên trái đất, gió mùa và một số loại gió địa phương
- Sự chênh lệch khí áp giữa các đai áp cao và áp thấp là nguyên nhân hình thành các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất như gió Tây ôn đới, gió Mậu dịch [Tín phong].
- Nguyên nhân hình thành gió mùa chủ yếu do sự nóng lên hoặc lạnh đi không đều giữa lục địa và đại dương, hình thành các vùng khí áp cao và thấp theo mùa ở lục địa và đại dương. Từ các khu áp cao [theo mùa] có gió thổi đi và các khu áp thấp [theo mùa] hút gió từ các khu áp cao thổi đến đã hình thành nên gió mùa.
- Gió địa phương
+ Gió biển và gió đất: được hình thành ở vùng ven biển, thay đổi hướng theo ngày và đêm. Nguyên nhân sâu xa là do sự t hấp thu nhiệt khác nhau giữa biển và đất liền.
+ Gió phơn là loại gió khô và nóng được hình thành khi gió mát và ẩm thổi tới một dãy núi, gặp bức chắn địa hình, khi vượt sang sườn bên kia của dãy núi, trở nên khô và nóng.
1.8. Giải thích được hiện tượng ngưng tụ hơi nước trong khí quyển: sương mù, mây, mưa
- Hiện tượng ngưng tụ hơi nước trong khí quyển
Khi không khí đã bão hòa hơi nước và có hạt nhân ngưng tụ mà vẫn được cung cấp thêm hơi nước hoặc bị lạnh đi thì lượng hơi nước thừa sẽ ngưng đọng lại thành hạt nước.
- Sương mù:
+ Sương mù được sinh ra trong điều kiện độ ẩm tương đối cao, khí quyển ổn định theo chiều thẳng đứng và có gió nhẹ.
- Mây:
+ Không khí càng lên cao càng lạnh, hơi nước ngưng đọng thành những hạt nước nhỏ và nhẹ, các hạt nước tụ lại thành từng đám, đó là mây.
- Mưa: khi các hạt nước trong mây lớn dần do kết hợp với các hạt nước khác hoặc được ngưng tụ thêm, các luồng không khí thẳng đứng không đủ sức đẩy lên, nhiệt độ cao không làm bốc hết hơi nước thì các hạt nước này rơi xuống mặt đất thành là mưa.
1.9. Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa và sự phân bố mưa trên thế giới
* Khí áp:
- Các khu khí áp thấp hút gió và đẩy không khí ẩm lên cao, sinh ra mây, mây gặp nhiệt độ thấp sinh ra mưa, nên khu áp thấp thường là nơi có lượng mưa lớn trên Trái Đất.
- Ở các khu khí áp cao, không khí ẩm không bốc lên được, lại chỉ có gió thổi đi, không có gió thổi đến nên thường là nơi ít mưa.
* Frông:
- Do sự tranh chấp giữa khối không khí nóng và không khí lạnh nên dẫn đến nhiễu loạn không khí và sinh ra mưa.
- Miền có frông, nhất là dải hội tụ nhiệt đới đi qua thường mưa nhiều.
* Gió:
- Những vùng nằm sâu trong nội địa, không có gió từ đại dương thổi vào nên mưa ít.
- Miền chịu ảnh hưởng của gió Mậu dịch mưa ít vì gió Mậu dịch chủ yếu là gió khô.
- Miền chịu ảnh hưởng của gió mùa thường mưa nhiều vì trong một năm có nửa năm gió thổi từ đại dương vào lục địa.
* Dòng biển: các miền nằm ven bờ đại dương có dòng biển nóng chảy qua thì mưa nhiều vì không khí trên dòng biển nóng chứa nhiều hơi nước, ngược lại những nơi có dòng biển lạnh chảy qua thì mưa ít vì không khí trên dòng biển lạnh, hơi nước không bốc lên được.
* Địa hình:
- Cùng một dãy núi thì sườn đón gió mưa nhiều, sườn khuất gió mưa ít.
- Cùng một sườn núi đón gió, càng lên cao càng mưa nhiều. Tuy nhiên, đến một độ cao nào đó sẽ không còn mưa.
1.10. Biết được sự hình thành và phân bố của các đới, các kiểu khí hậu chính trên Trái Đất
* Sự hình thành và phân bố các đới khí hậu trên Trái Đất
- Sự hình thành:
+ Sự phân bố lượng ánh sáng và nhiệt độ của Mặt Trời trên bề mặt Trái Đất không đồng đều, nó phụ thuộc vào góc chiếu của ánh sáng mặt trời và vào thời gian chiếu sáng. Vì vậy, bề mặt Trái Đất được chia thành các đới nhiệt.
+ Các đới nhiệt là cơ sở hình thành các đới khí hậu. Sự kết hợp giữa lượng bức xạ mặt trời trong mỗi đới nhiệt với hoàn lưu khí quyển và mặt đệm tạo ra các đới khí hậu.
- Sự phân bố: Các đới khí hậu phân bố theo chiều vĩ độ. Từ cực đến Xích đạo có 7 đới khí hậu.
* Sự hình thành và phân bố các kiểu khí hậu chính trên Trái Đất
- Sự hình thành: Do sự phân bố đất liền và đại dương, ngoài ra còn do ảnh hưởng của các dãy núi chạy theo hướng kinh tuyến, làm cho khí hậu ở lục địa bị phân hóa từ đông sang tây, tạo thành các kiểu khí hậu.
- Sự phân bố: Các kiểu khí hậu phân bố theo chiều kinh độ.
2. Kĩ năng
- Sử dụng bản đồ Khí hậu thế giới để trình bày sự phân bố các khu áp cao, áp thấp; sự vận động của các khối khí trong tháng 1 và tháng 7.
- Phân tích bản đồ và đồ thị phân bố lượng mưa theo vĩ độ để hiểu và trình bày về sự phân bố mưa trên Trái Đất.

nguyenvanlapPhong Tặng


Tổng số bài gửi : 421
Join date : 07/12/2010

LikeDislike

Bài 2 trang 43 SGK Địa lí 10

Đề bài

Hãy nêu sự phân bố các khối khí và các frông theo trình tự từ cực Bắc tới cực Nam của Trái Đất.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Xem lại lý thuyết phần Khí quyển.

Lời giải chi tiết

Sự phân bố các khối khí và các frông theo trình tự từ cực Bắc tới cực Nam của Trái Đất:

- Khối khí bắc cực rất lạnh [A].

- Frông địa cực [FA].

- Khối khí ôn đới lạnh [P].

- Frông ôn đới [FP].

- Khối khí chí tuyến rất nóng [T].

- Khối khí xích đạo nóng ẩm [E].

- Khối khí chí tuyến rất nóng [T].

- Frông ôn đới [FP].

- Khối khí ôn đới lạnh [P].

- Frông địa cực [FA].

- Khối khí nam cực rất lạnh [A].

Loigiaihay.com

  • Bài 3 trang 43 SGK Địa lí 10

    Dựa vào bảng 11 và hình 11.3, trình bày và giải thích sự thay đổi biên độ nhiệt độ trung bình năm theo vĩ độ, theo vị trí gần hay xa đại dương.

  • Bài 1 trang 43 SGK Địa lí 10

    Nói rõ vai trò của khí quyển đối với đời sống trên Trái Đất?

  • Quan sát hình 11.4 [SGK trang 43], hãy phân tích mối quan hệ: giữa hướng phơi của sườn núi với góc nhập xạ và lượng nhiệt nhận được.

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 2 trang 43 SGK Địa lí 10

  • Quan sát hình 11.3 [SGK trang 42], hãy nhận xét và giải thích sự thay đổi của biên độ nhiệt độ ở các địa điểm nằm trên khoảng vĩ tuyến 52 độ B.

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 1 trang 43 SGK Địa lí 10

  • Dựa vào kiến thức đã học và quan sát bảng 11 [SGK trang 41], hãy nhận xét và giải thích: Sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm theo vĩ độ. Sự thay đổi biên độ nhiệt độ năm theo vĩ độ.

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 42 SGK Địa lí 10

  • Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng

    Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng bao gồm nhiều ngành khác nhau, đa dạng về sản phẩm và phức tạp về trình độ kĩ thuật, trong đó phải kể đến công nghiệp dệt - may.

  • Công nghiệp điện tử- tin học

    Công nghiệp điện tử - tin học là một ngành công nghiệp trẻ, bùng nổ mạnh mẽ từ năm 1990 trở lại đây và được coi là một ngành kinh tố mũi nhọn của nhiều nước

  • Trả lời câu hỏi mục 2 trang 133 SGK Địa lí 10

    Dựa vào bảng số liệu: 1. Vẽ trên cùng một hệ toạ độ các đồ thị thể hiện tốc độ tăng trưởng các sản phẩm công nghiệp nói trên. 2. Nhận xét biểu đồ:

  • Công nghiệp thực phẩm

    Công nghiệp thực phẩm cung cấp các sản phẩm đáp ứng nhu cầu hằng ngày của con người về ăn, uống. Nguyên liệu chủ yếu của ngành công nghiệp thực phẩm là sản phẩm của ngành trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản.

Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 11 [có đáp án]: Khí quyển. Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất [Phần 1]

Video liên quan

Chủ Đề