Tại sao gọi là bánh tét

Theo sự tích bánh chưng, bánh dày (bánh giầy) thì bánh chưng tựa cho đất, có bánh chưng vào dịp Tết tượng trưng cho đất đai đầy đủ (nếp,đậu xanh), màu mỡ (thịt mỡ) no ấm.
Bánh tét là biến tấu của bánh chưng về sau, bánh tét trong miền Nam tượng trưng cho con người miền Nam hiền lành chân chất, đơn giản dễ chịu, không cầu kỳ như người miền Bắc. Cho nên bánh tét được làm đơn giản hơn và gọn nhẹ, gói theo kiểu "đòn" như vậy một phần cũng vì thời tiết miền Nam nóng hơn miền Bắc cho nên nếu gói theo hình vuông to như bánh chưng thì dễ bị mốc ở 4 góc (ảnh hưởng đến nhân bánh), còn nếu là dạng đòn thì nếu có mốc thì cũng không ảnh hưởng, vì có thể cắt lát phần mốc bỏ đi.
Thực tế ngoài Bắc cũng có những vùng gói bánh Tét (gọi là bánh Chưng dài) như ở các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên ...

Tại sao gọi là bánh tét

Ý nghĩa của bánh chưng, bánh tét trong ngày tết là tượng trưng cho một năm mới no đủ-hạnh phúc. Nhất là khi có những điều này thì nhắc con cháu luôn nhớ đến công lao của Tổ Tiên về trước, đây cũng là vật phẩm để dâng trên bàn thờ Tổ Tiên và không thể thiếu được.
Bánh làm từ gạo nếp, đậu xanh, thịt heo thể hiện sự phồn thịnh trong cuộc sống. Còn lá xanh bọc ở ngoài và nhân ở trong ruột bánh là tượng hình Cha Mẹ sinh thành yêu thương đùm bọc con cái. Chính vì thế, trong dịp tết trên bàn thờ Tổ Tiên luôn có bánh Chưng hoặc bánh Tét.
Với ý nghĩ sâu sắc như thế mà thiếu những chiếc bánh đó trên bàn thờ Tổ Tiên vào dịp Tết thì rõ ràng Tết rất là nhạt nhẽo, mất hẳn hương vị, ý nghĩ của Tết.

Nếu ngày Tết miền Bắc luôn gắn với những chiếc bánh chưng xanh thì ngày xuân miền Nam không thể thiếu đi những đòn bánh tét. Vậy, bạn đã biết gì về tục lệ gói bánh tét?

Theo phong tục Tết cổ truyền, tương tự như nấu bánh chưng, nồi bánh tét được nấu vào đêm 30 đón giao thừa. Cả nhà thức chờ quanh nồi nấu bánh, trẻ con làm nhiệm vụ chụm bếp lò, tạo nên không khí ấm cúng, sung túc của buổi sum họp gia đình ngày Tết.

Tết, người Nam Bộ chỉ gói hai loại bánh tét là: bánh tét chay và bánh tét mặn. Bánh chay để cúng ông bà, trời đất, bánh mặn dùng trong bữa ăn. Bánh tét ăn kèm với củ kiệu, dưa chua, thịt kho tàu.

Tại sao gọi là bánh tét

Một số sách vở cho rằng, bánh tét là sản phẩm của sự giao thoa nhiều nền văn hóa khác nhau tại miền Nam. Trong đó, chủ đạo là văn hóa Chăm với tín ngưỡng “phồn thực”. Hình dạng bánh tét là hình tượng Linga. Nó không chỉ là món ăn ngày Tết mà còn chứa đựng cả thuyết âm dương, tam tài, ngũ hành với năm màu sắc: màu xanh của lá gói bánh (lá dứa, lá dong hoặc lá chuối), của nếp được bỏ màu khi gói, màu vàng đậu xanh nhân bánh, hai màu đỏ, trắng của thịt ba chỉ làm nhân bánh và màu đen của tiêu trộn vào nhân đậu xanh hoặc ướp thịt nhân bánh. Đó là năm màu của ngũ hành trong triết học phương Đông: hỏa (màu đỏ), thủy (màu đen), mộc (màu xanh), kim (màu trắng), thổ (màu vàng).

Nguyên liệu làm bánh là từ động vật (thịt ba chỉ) và thực vật (lá gói, gạo nếp, đậu xanh), đại diện cho hai cực âm – dương. Ngoài ra, đậu và nếp cũng là hai cực âm – dương khi được trồng ở hai nơi: đậu trên cạn và lúa nếp dưới nước. Âm - dương hòa quyện vào nhau không thể tách rời và làm nên một vật phẩm, một món ăn đặc trưng cho ngày Tết cổ truyền.

Mặt khác, tên gọi bánh tét có cách phát âm gần giống với từ “Tết” nên người ta cho rằng bánh tét là bánh Tết được đọc lệch đi theo cách ăn loại bánh này. Điều này giải thích vì sao bánh tét lại có mặt trong những ngày Tết của người miền Nam.

Tại sao gọi là bánh tét

Một truyền thuyết khác bổ sung thêm cho nguồn gốc của bánh tét, cách gọi tên bánh và thói quen ăn bánh tét trong ngày Tết được kể như sau:

Vào mùa xuân Kỷ Dậu năm 1789, Nguyễn Huệ và quân ta đánh đuổi quân Thanh ra khỏi đất nước. Lúc bấy giờ quân lính được nghỉ ngơi, ăn Tết. Trong số quân lính có anh lính nọ được người nhà gửi cho món bánh làm từ gạo nếp, nhân đậu xanh, hình dạng như bánh tét ngày nay (tuy nhiên lúc bấy giờ chưa có tên gọi). Anh lính mang bánh mời vua Quang Trung.

Vua ăn thấy ngon bèn hỏi thăm về loại bánh này. Anh lính kể, bánh do người vợ ở quê nhà làm gửi cho. Mỗi lần ăn bánh, anh càng thương, càng nhớ vợ nhiều hơn. Anh mắc chứng đau bụng (có thể xem là đau dạ dày) nhưng khi ăn bánh này thì lại không thấy đau nữa.

Nghe câu chuyện cảm động của anh lính, vua bèn ra lệnh cho mọi người gói loại bánh này để ăn Tết và đặt tên là bánh Tết nhằm ghi nhớ chiến thắng giặc Thanh vào mùa xuân và thể hiện tình cảm gia đình thắm thiết mỗi độ xuân về. Đó được xem là nguồn gốc của bánh tét trong ngày Tết cổ truyền.

Vào đời vua Hùng thứ 6, nhà vua muốn tìm một loại lễ vật để cúng Tiên Vương. Trong khi những người con khác mang đến sơn hào hải vị, thì chàng hoàng tử thứ mười tám là Lang Liêu khi được thần nhân mách bảo, đã mang đến hai món bánh ngon làm từ hạt gạo thân thuộc là bánh chưng và bánh giầy.

Tượng trưng cho Đất, chiếc bánh chưng có hình dáng vuông vức, đẹp mắt, nhân bên trong là thịt mỡ với đậu xanh, bên ngoài là những hạt nếp chắc mẩy được gói cẩn thận bằng lá dong và luộc chín.

Tượng trưng cho Trời, bánh giầy tròn, trắng muốt được làm từ nếp quết nhuyễn, dẻo và thơm. Hai chiếc bánh là Trời Đất, ôm lấy vạn vật, là công ơn dưỡng dục của cha mẹ, chẳng gì trên đời này có thể sánh bằng.

Đặc điểm của bánh chưng, bánh giầy

Một chiếc bánh chưng đẹp và chuẩn có hình vuông đều các cạnh, mỗi cạnh thường trên 20cm, độ dày 5 - 6 cm. Bên ngoài bánh được gói bằng hai đến ba lớp lá dong đã được tuyển chọn, rửa sạch và buộc bằng 4 hoặc 6 lạt dang.

Bánh giầy có hình tròn, có độ dẻo và dai do được đồ kỹ rồi giã trong cối cho đến khi dẻo quánh. Bánh có đường kính từ 5 - 7cm, độ dày 1 - 2cm. Khi làm xong, bánh sẽ được gói trong lá chuối tươi và ăn cùng chả lụa.

Tham khảo một số công thức làm bánh giầy cực ngon cho ngày Tết thêm tròn vị

2 Ý nghĩa của bánh chưng, bánh giầy

Tượng trưng cho Đất Trời

Là một dân tộc với nền văn minh lúa nước lâu đời, mỗi món ăn của người Việt Nam luôn có một câu chuyện, một sự tích đi kèm - bánh chưng bánh giầy cũng không phải là ngoại lệ.

Khi xuất hiện trong giấc mơ của Lang Liêu và mách bảo chàng, thần nhân đã giảng giải cặn kẽ về nguyên liệu làm nên chiếc bánh là gạo - hạt ngọc Trời nuôi nấng tâm hồn người Việt.

Hơn nữa, bánh chưng hình vuông, bánh giầy hình tròn chính là sự đại diện cho Đất Trời, hai thứ mà nhân dân tôn thờ, luôn ôm lấy, bao bọc và che chở nhân dân.

Thể hiện sự yêu thương

Chẳng phải tự nhiên mà bánh chưng, bánh giầy được chọn là những món ăn đặc biệt quan trọng dịp Tết. Chỉ cần nhìn thấy hình dáng bên ngoài, bạn cũng có thể cảm nhận được sự tỉ mỉ, công phu của người đã làm nên chiếc bánh.

Chiếc bánh chưng được gói vuông vức, cẩn thận, những hạt nếp được lựa chọn tỉ mỉ khi phải đều nhau tăm tắp, chẳng sức mẻ.

Đậu xanh vàng óng, đã được tách vỏ, thịt heo phải có chút nạc chút mỡ mới thật ngon, lá dong chỉ chọn những lá xanh mượt, bản to và đều nhau. Đặc biệt, bánh chưng phải được gói bằng lá dong thì mới đúng điệu.

Chính nhờ đôi bàn tay khéo léo, tình yêu thương vô bờ gói trọn trong những chiếc bánh chưng, bánh giầy càng khiến cho món bánh càng trở nên đặc biệt và đáng quý hơn.

Thể hiện cho vũ trụ, nhân sinh

Trong tín ngưỡng phồn thực của người Việt ta, bánh giầy tượng trưng cho âm, bánh chưng đại diện cho dương.

Trên mâm cúng ngày lễ, bánh giầy dành cho mẹ Tiên, bánh chưng dành cho cha Rồng - những nhân vật truyền thuyết đã tạo nên dân tộc Lạc Việt sau này.

Sự kết hợp của hai loại bánh này trong ngày Tết thể hiện mong muốn sự sinh sôi nảy nở ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn.

Thể hiện sự no đủ, thịnh vượng

Một chiếc bánh chưng gồm đủ các nguyên liệu từ động vật đến thực vật như thịt mỡ, đậu xanh, gạo nếp, lá dong thể hiện sự sung túc, ấm no. Bánh giầy với hình tròn đầy đặn chính là sự đầy đủ, trọn vẹn trong cuộc sống.

Tuy đó là những điều nhỏ bé, đơn giản nhưng lại là tất cả những mong cầu của người dân vào mỗi dịp Tết đến, Xuân về.

3 Nguồn gốc và đặc điểm của bánh tét

Nguồn gốc của bánh tét

Từ "thuở mang gươm đi mở cõi" ở vùng đất phương Nam, người Việt đã có cơ hội tiếp thu không chỉ văn hoá mà còn là nền ẩm thực vô cùng đặc sắc của người Chăm Pa.

Trải qua quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa, chiếc bánh tét mà ngày nay người miền Nam và miền Trung vẫn hay nấu mỗi dịp Tết, ra đời từ sự hình tượng hóa Linga của thần Shiva theo tín ngưỡng người Chăm.

Hơn nữa, nhờ tín ngưỡng đa thần của nền văn hóa Chăm, trong đó có tín ngưỡng Phồn thực, thờ thần lúa, mà ta có bánh tét của ngày hôm nay.

Ngoài nguồn gốc trên, còn có một gia thoại khác kể rằng vào thời Vua Quang Trung đánh giặc Thanh vào mùa xuân năm 1789, khi cho quân nghỉ ngơi, nhà vua được một người lính mời và đã được nếm thử chiếc bánh lạ này.

Thấy được tình yêu thương với người vợ, với quê nhà và chiếc bánh của người lính, từ đó, vua ra lệnh cho mọi người gói bánh này ăn vào dịp Tết và gọi là bánh Tết. Qua thời gian, tên gọi của bánh được đọc lái thành bánh tét như ngày nay.

Đặc điểm của bánh tét

Với hình dáng trụ tròn cao khoảng 20 - 25cm, bánh tét còn được gọi là bánh đòn vì vẻ bề ngoài của nó. Bánh được gói bằng lá chuối còn tươi, nguyên vẹn và xanh mướt, quấn chặt xung quanh bằng gân lá. Thông thường, hai đòn bánh tét sẽ được nối với nhau bằng gân lá chuối thành một cặp.

Có điểm tương đồng với bánh chưng về phần nhân bao gồm gạo nếp, đậu xanh, thịt mỡ, chỉ khác với lớp lá chuối bên ngoài. Ngoài ra, bánh tét còn được gói chay với nhân đậu xanh, đậu đen hay chuối với đủ mọi kích cỡ khác nhau, vô cùng đa dạng.

4 Ý nghĩa của bánh tét

Thể hiện truyền thống dân tộc

Vào những ngày đất nước còn loạn lạc, những chiếc bánh tuy đơn giản nhưng lại làm no bụng, ấm lòng người lính nơi tiền tuyến, giúp họ chuyên tâm đánh giặc hơn.

Nhờ chiếc bánh đó, tình cảm của vợ chồng giành cho nhau càng thêm khắng khít, tình yêu dành cho quê hương càng nồng đượm hơn.

Vua Quang Trung không chỉ có tài đánh giặc giỏi, ngài còn là người biết nghĩ đến truyền thống dân tộc khi ra lệnh cho nấu nên những chiếc bánh Tết này mỗi dịp Tết để nhắc nhở con cháu đời sau phải biết quý trọng hơn về cội nguồn của mình.

Thể hiện sự bao bọc, yêu thương

Vào những ngày giáp Tết, hình ảnh bà và mẹ tỉ mẩn gói đừng đòn bánh tét, đặt trọn tình yêu thương vào những chiếc bánh mà mình làm ra.

Từng lớp bánh bao bọc lấy nhau, đậu bọc lấy nhân, nếp bọc lấy đậu và lớp lá chuối thơm lừng bao lấy cả đòn bánh một cách nhẹ nhàng, nâng niu như tình cảm của người mẹ bao bọc lấy đàn con của mình.

Bánh tét có thể được làm và được ăn suốt năm, nhưng chiếc bánh tét ngày Tết mới thật ý nghĩa. Cũng giống như người mẹ nào cũng mong con về nhà, nhất là những dịp Tết đến Xuân sang.

Thể hiện sự ấm no, hạnh phúc

Mỗi một nguyên liệu được gói trong bánh tét đại diện cho một nguyên liệu cần thiết trong đời sống. Thịt mỡ, đậu xanh và nếp được quyện chặt vào nhau, tạo nên một món bánh mà người Nam bộ nào cũng yêu thích.

Những khoanh bánh tét được cắt ra bằng gân lá, lộ rõ phần nhân đầy đặn bên trong rồi trang trọng đặt lên bàn thờ, mâm cúng của người dân với mong ước năm nào cũng được ấm no, hạnh phúc và đủ đầy.

Nồi nhôm anod Sunhouse SHG2732SA

Nồi inox 3 đáy Fivestar FSN 28IN1

Nồi nhôm anod Sunhouse SHG2730SA

Nồi inox 3 đáy Fivestar N30-3D

Nồi inox 3 đáy Fivestar FSN28-SW

Bộ nồi xửng inox 3 đáy Fivestar ST28-3DG

1.200.000₫ 1.270.000₫ -5%

Nồi Inox 3 đáy Sunhouse SHG300-30

Nồi Inox 3 đáy Sunhouse SHG300-32

Nồi nhôm oxy hoá mềm Supor HT08008-8

Nồi ủ nhiệt đa năng Comet CM7661

Bộ nồi xửng inox 3 đáy Fivestar ST30-3DG

1.280.000₫ 1.600.000₫ -20%

Nồi inox 3 đáy Fivestar N32-3D

Xem thêm

Với những thông tin mà Điện máy XANH bạn đến, bạn đã phần nào hiểu rõ hơn về nguồn gốc, ý nghĩa của bánh chưng bánh giầy và bánh tét. Chúc bạn sẽ có một mùa Tết thật ấm cúng bên gia đình và thưởng thức những món bánh ngon theo cách trọn vẹn nhất.

Biên tập bởi Nguyễn Thanh Ngân • 02/01/2022