Tại sao lại ra mồ hôi tay

Bệnh tăng tiết mồ hôi tay xảy ra ở nam và nữ ngang nhau, tuổi hay gặp từ 25 – 64. Thời điểm khởi phát thường từ 13 tuổi, mồ hôi đổ nhiều ở 2 bàn tay và nách. Theo tác giả Israel Raphel Adar có khoảng 0,6 – 1% người bị bệnh tăng tiết mồ hôi tay. Một nghiên cứu dịch tể học cho thấy ở Mỹ có khoảng 2,8% dân số bị đổ mồ hôi khu trú.

Bệnh tăng tiết mồ hôi tay vô căn xảy ra khoảng 82% ở lứa tuổi thiếu niên, có kèm đổ mồ hôi nách là khoảng 52%, mồ hôi chân 29%, và mặt là 20%. Không có nghiên cứu nào cho thấy bệnh sẽ nặng hơn khi lớn tuổi, nhưng bệnh sẽ giảm đi khi trên 50 tuổi.

Theo tác giả Aamir Haid chẩn đoán tăng tiết mồ hôi tay vô căn nguyên phát: tăng tiết mồ hôi tay nhìn thấy kéo dài trên 6 tháng, không có nguyên nhân bên ngoài với ít nhất 2 trong các đặc điểm sau:

1. Tiết mồ hôi 2 bên đối xứng 2. Tần suất ít nhấn 1 lần/tuần 3. Ảnh hưởng đến hoạt động hằng ngày 4. Xuất hiện dưới 25 tuổi 5. Gia đình có người bị bệnh tăng tiết mồ hôi tay

6. Không xảy ra trong lúc ngủ


Theo tác giả Krasna tăng tiết mồ hôi tay được phân độ như

 

Độ 0

Độ 1

Độ 2

Độ 3

Độ ẩm

Không hoặc
ướt nhẹ

Tay ẩm

Ướt đẩm

Nhỏ giọt

Chất lượng
cuộc sống

Bình thường

Phiền toái

Yếu, suy nhược

Sợ tiếp xúc

Thử giấy thấm

-

+

++

+++


Theo tác giả Aamir Haid những ảnh hưởng của bệnh tăng tiết mồ hôi tay

- Bối rối khi quần áo ướt và bàn tay ướt - Thay đổi quần áo hơn 2 lần mỗi ngày - Tránh bắt tay khi có thể - Thất vọng với công việc hoạt động hằng ngày - Thay đổi những hoạt động đã theo đuổi - Bỏ những cuộc họp mặt với bạn bè và gia đình

- Trầm cảm và thiếu tự tin


Các phương pháp điều trị tăng tiết mồ hôi tay
Điều trị không phẫu thuật


1. Dùng muối nhôm

Là chất chống tiết mồ hôi dùng bôi tại chổ, cơ chế làm tắc các ống tiết mồ hôi và làm teo các tế bào tiết mồ hôi. Hiệu quả cải thiện 98% trong trường hợp tăng tiết mồ hôi nhẹ sau 3 tuần. Hạn chế của phương pháp này là bỏng, có cảm giác kim châm, kích thích da.

2. Liệu pháp Ion

Ngâm tay hoặc chân vào chậu nước kiềm, cho dòng điện chạy ngang qua cơ thể tạo ra ion làm thay đổi một phần cấu trúc ống tuyến và khả năng bài tiết của tuyến. Ion liệu pháp dùng điều trị cho tăng tiết mồ hôi tay và chân vì đây là nhưng phần dễ ngâm trong nước. Kết quả ngắn hạn tốt đạt trên 80%. Giới hạn phương pháp nảy là gây kích ứng da, khô và tróc da. Chống chỉ định cho bệnh nhân có thai và đang đặt máy tạo nhịp.

3. Tiêm Botulium toxin A

Điều trị bằng cách tiêm độc chất botulium vào trong da ngăn cản phóng thích chất acetylcholine tại khớp nối thần kinh cơ và thần kinh giao cảm kích thích tiết của tuyến mồ hôi, kết quả hết tiết mồ hôi.

Kết quả điều trị tăng tiết mồ hôi nách đạt 90% sau tiêm 1 tuần và kéo dài 7 tháng. Trong đổ mồ hôi tay, kết quả đạt 90% kéo dài trong 4 – 6 tháng. Hạn chế của phương pháp này là đau. Chống chỉ định trên bệnh nhân có rối loạn thần kinh cơ như nhược cơ, bệnh nhân có thai, cho con bú.

4. Điều trị toàn thân

Sử dụng các thuốc anticholinergic, có tác dụng ức chế acetylcholine ở nơi tiếp hợp thần kinh và ngăn cản những kích thích tuyến của hệ thần kinh.Hạn chế của phương pháp này là tác dụng phụ của thuốc gây khô miệng, nhìn mờ, căng tức đường tiêu hóa, táo bón và nhịp tim nhanh

5. Phưng pháp không phẫu thuật khác

    Tập thư giãn, thôi miên…

Điều trị tăng tiết mồ hôi tay bằng phẫu thuật cắt hạch thần kinh giao cảm ngực

Phẫu thuật cắt hạch thần kinh giao cảm ngực kinh điển

1. Mở ngực 2. Đường mổ ở cổ trước 3. Đường mổ trên xương đòn 4. Đường mổ qua hõm nách

5. Đường mổ cạnh sống phía sau

Các phương pháp cắt hạch thần kinh giao cảm ngực kinh điển hiện tai ít được sử dụng do những hạn chế: đường mổ nhỏ khó thao tác trong lúc phẫu thuật, tổn thương mô nhiều, nhiều biến chứng….

Phẫu thuật nội soi cắt hạch thần kinh giao cảm

Năm 1910, Jacobeaus giới thiệu nội soi lồng ngực, sau đó nhiều tác giả đã ứng dụng nội soi lồng ngực cắt hạch thần kinh như Kotzareff 1920, Bruning 1922, Kux 1954. Năm 1990 nhiều nơi trên thế giới sử dụng phẫu thuật nội soi cắt hạch thần kinh giao cảm ngực. Theo tác giả Dominique Gossot những biến chứng có thể gặp trong phẫu thuật nội soi lồng ngực cắt hạch thần kinh giao cảm: Không có tử vong, dày dính màng phổi [0,1%], chảy máu [5,3%], tràn khí màng phổi [1,3%], tràn dịch màng phổi [0,1%], Hội chứng Horner co đồng tử, sụp mi không ra mồ hôi mặt [0,4%], viêm mũi [0,1%].

Ở Việt Nam, ứng dụng nội soi lồng ngực cắt hạch thành kinh giao cảm được thực hiện nắm 1996, sau đó phẫu thuật này được áp dụng rộng rãi ở các bệnh viện có đủ điều kiện phẫu thuật để điều trị bệnh tăng tiết mồ hôi tay, tắc động mạch ngoại biên mãn tính chi trên, hội chứng Raynaud, rối loạn phản xạ giao cảm.
 

Bs Nguyễn Phi Hùng - BV Hoàn Mỹ Cửu Long

Đổ mồ hôi tay đa số là tình trạng sinh lý bình thường. Ra mồ hôi là cách cơ thể điều hòa nhiệt độ. Tuy nhiên, khi ra mồ hôi quá mức có thể khiến bạn gặp rắc rối. Đặc biệt là mồ hôi tay ra nhiều khiến bạn tư ti, ngại giao tiếp. Vậy đây là tình trạng bệnh lý gì? Mời bạn cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Tại sao tay đổ mồ hôi?

Ở lòng bàn tay có nhiều các tuyến mồ hôi. Khi nhiệt độ cao hoặc hoạt động thể chất có thể kích thích các tuyến này hoạt động và bài tiết mồ hôi. Khi tình trạng đổ mồ hôi tay của bạn không liên quan đến nhiệt độ hay các hoạt động thể chất, đó có thể là dấu hiệu của một bệnh lý tiềm ẩn, chẳng hạn như:

  • Bệnh tiểu đường.
  • Thời kỳ mãn kinh.
  • Hạ đường huyết.
  • Cường giáp.
  • Bệnh lý tim mạch.
  • Rối loạn hệ thần kinh thực vật.
  • Bệnh lý nhiễm trùng.

Khi lòng bàn tay ra mồ hôi nhiều vì các bệnh lý trên, bạn có thể thấy đi kèm với các triệu chứng khác. Hãy đến gặp bác sĩ nếu đổ mồ hôi kèm theo ớn lạnh, đau ngực, buồn nôn, choáng váng hoặc sốt.

Ngoài ra di truyền có thể là nguyên nhân tay ra mồ hôi quá mức. Nếu trong gia đình có người đổ mồ hôi tay quá nhiều hoặc mắc chứng tăng tiết mồ hôi thì nguy cơ bạn gặp tình trạng tương tự cao hơn người bình thường.

Bệnh tiểu đường là nguyên nhân thứ phát khiến lòng bàn tay hay ra mồ hôi

Triệu chứng tay đổ mồ hôi nhiều

Những người mắc bệnh này sẽ ra mồ hôi vào bất kỳ mùa nào, không chỉ là mùa xuân hay mùa hè.

Lòng bàn tay có thể bị nhão hoặc ẩm ướt, khiến người bệnh cảm thấy không thoải mái khi giao tiếp, bắt tay. Hay như trong công việc phải sử dụng tay nhiều như gõ bàn phím.

Các triệu chứng này thường tăng lên nếu căng thẳng hoặc lo lắng. Người bệnh có thể nhận thấy các triệu chứng đổ mồ hôi lòng bàn tay sớm khi còn nhỏ. Các triệu chứng sẽ tăng lên khi bạn bước vào tuổi dậy thì.

Khi ở khoảng 40 – 50 tuổi, các triệu chứng đổ mồ hôi lòng bàn tay thường giảm. Tuy nhiên điều này chỉ xảy ra khi nguyên nhân của nó không phải do các bệnh lý tiềm ẩn gây ra.

Mồ hôi tay có thể khiến người bệnh tự ti, ngại giao tiếp

Chẩn đoán chứng đổ mồ hôi tay

Bác sĩ sẽ xem xét kiểu đổ mồ hôi tay, thời gian cũng như các triệu chứng đi kèm khác như sốt, đau ngực, sụt cân để loại trừ tay ra mồ hôi bởi các bệnh lý nêu trên.

Nếu không phải các nguyên nhân thứ phát, bác sĩ thường thực hiện hai loại xét nghiệm để chẩn đoán đổ mồ hôi tay. Bao gồm:

  • Thử nghiệm tinh bột – iot. Dung dịch iốt được bôi lên lòng bàn tay. Sau khi khô, rắc tinh bột lên. Ở những vùng da tiết nhiều mồ hôi, dung dịch i-ốt và tinh bột sẽ làm lòng bàn tay chuyển sang màu xanh đen.
  • Test giấy [paper test]: Bác sĩ đặt một loại giấy đặc biệt lên lòng bàn tay để thấm mồ hôi. Sau đó, tờ giấy sẽ được cân để lượng mồ hôi đã tích tụ trên lòng bàn tay.

Để chẩn đoán người bị ra mồ hôi lòng bàn tay thì mồ hôi phải ra nhiều và kéo dài từ 6 tháng trở lên mà không rõ nguyên nhân. Các yếu tố khác góp phần vào chẩn đoán bao gồm:

  • Tần suất đổ mồ hôi [có ít nhất một đợt đổ mồ hôi mỗi tuần].
  • Tuổi [vì nó phổ biến ở độ tuổi dưới 25].
  • Tiền sử gia đình.
  • Đổ mồ hôi ở cả 2 tay và không bị đổ mồ hôi trong khi ngủ.

Cách khắc phục đổ mồ hôi tay tại nhà

Chất chống mồ hôi

Thoa chất chống mồ hôi lên tay có thể giảm độ ẩm ướt và dính. Tốt nhất nên thoa vào ban đêm vì lúc đó bàn tay có nhiều thời gian hơn để hấp thụ. Các sản phẩm này hoạt động bằng cách báo hiệu cho cơ thể ngừng tiết mồ hôi. Hãy bắt đầu bằng các loại chống mồ hôi không cần kê đơn. Nếu không hiệu quả, hãy gặp bác sĩ để tư vấn về loại chống mồ hôi theo đơn.

Baking soda

Sửu dụng baking soda là cách nhanh chóng và ít tốn kém để giảm đổ mồ hôi tay. Hiệu quả của baking soda trong việc làm sạch và làm trắng răng đã được nhiều người biết đến. Và chúng cũng hoạt động như một chất chống mồ hôi và khử mùi. Bởi baking soda có tính kiềm nên nó có thể làm giảm tiết mồ hôi và khiến mồ hôi bốc hơi nhanh chóng.

Bạn có thể thực hiện bằng cách trộn một vài thìa cà phê baking soda với nước để tạo thành hỗn hợp sền sệt. Sau đó, thoa hỗn hợp này lên tay trong khoảng 5 phút và sau đó rửa sạch.

Giấm táo

Giấm táo có thể giữ cho lòng bàn tay khô ráo bằng cách cân bằng nồng độ pH trong cơ thể. Bạn có thể thực hiện bằng cách lau tay bằng giấm táo. Để qua đêm sẽ có hiệu quả tốt nhất. Cách khác là bạn hãy thêm giấm táo vào chế độ ăn hàng ngày.

Sử dụng giấm táo có thể khắc phục tình trạng ra mồ hôi tay

Những cách trên đơn giản và dễ thực hiện. Nhưng nếu bạn bị đổ mồ hôi quá nhiều hãy đến gặp bác sĩ. Họ sẽ cho bạn một biện pháp khắc phục khác tốt hơn các biện pháp khắc phục tại nhà.

Lòng bàn tay trơn trượt, ướt nhẹp cả ngày do ra mồ hôi không chỉ cản trở đến công việc mà còn có thể khiến người bệnh có tâm lý e ngại, xấu hổ.  Hy vọng qua bài viết trên bạn đã có câu trả lời vì sao tay đổ mồ hôi và cách khắc phục đổ mồ hôi tay. Nếu các triệu chứng kéo dài và kèm theo sốt, đau ngực,… bạn nên đến gặp bác sĩ để được phát hiện sớm nguyên nhân chính xác.

Video liên quan

Chủ Đề