Tại sao nắm tay lại có bầu

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Quyết - Bác sĩ Ngoại khoa phẫu thuật chi trên - Trung tâm Chấn thương chỉnh hình & Y học thể thao - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Hội chứng ống cổ tay là tình trạng các ngón tay và bàn tay bị đau, tê bì, có khi còn lan rộng lên cẳng tay hay cánh tay. Hội chứng ống cổ tay thường gặp ở giai đoạn cuối thai kỳ và sau sinh đối với phụ nữ mang thai.

Nguy cơ mắc hội chứng ống cổ tay ở phụ nữ cao gấp 3 lần so với nam giới. Nguyên nhân gây ra hội chứng này có nhiều, có thể do bên trong cổ tay do tăng áp lực cổ tay lâu ngày hoặc nguyên nhân bên ngoài do chấn thương gây gãy xương cổ tay hoặc u cục vùng cổ tay gây chèn ép...Phụ nữ thường có cổ tay nhỏ hơn cổ tay của nam giới nên cũng dễ bị chèn ép dây thần kinh và cơ bắp ở cổ tay.

Khi mang thai, phụ nữ cảm thấy bị tê, ngứa, đau bàn tay, có khả năng là do hội chứng ống cổ tay. Hiện tượng này khá phổ biến ở bà bầu.

Hội chứng ống cổ tay ở bà bầu thường xảy ra trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc tam cá nguyệt thứ ba. Nếu bạn bị hội chứng ống cổ tay khi mang thai lần đầu thì khả năng lần tiếp theo bạn cũng có thể bị. Sau khi sinh con, hội chứng này không hết mà có thể tiếp tục hoặc thậm chí phát triển hơn.

Nguyên nhân khiến bà bầu thường mắc hội chứng ống cổ tay là do sự tích trữ nước trong quá trình mang thai. Điều này dẫn tới cổ tay cũng bị tích trữ nước dẫn tới tăng áp lực lên cổ tay và gây ra chèn ép thần kinh giữa. Bệnh khiến cho bà bầu khó chịu khi thức dậy vì có thể bạn đặt tay dưới má, khum tay lại hoặc có thể là dùng tay gối đầu trong lúc ngủ nên máu không được lưu thông.

Một số yếu tố khiến bạn dễ mắc phải hội chứng ống cổ tay:

  • Mang đa thai
  • Trước khi mang thai bị thừa cân

Khi mang thai, bạn có nguy cơ cao mắc hội chứng ống cổ tay nếu gia đình bạn hoặc bản thân bạn gặp các vấn đề về lưng, cổ hay vai, có thể bị lồi đĩa đệm, hay bị chèn ép rễ thần kinh từ đốt sống cổ hoặc chấn thương cổ.

Việc tăng cân quá nhanh khi mang thai cũng khiến cho hội chứng ống cổ tay phát triển.

Tình trạng phù và viêm do viêm khớp dạng thấp hoặc gãy các xương cổ tay có thể làm hẹp ống cổ tay, kích thích dây giữa cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn mắc hội chứng ống cổ tay.

Một số trường hợp mắc hội chứng ống cổ tay mà không xác định được nguyên nhân cụ thể.

Hiện tượng bị tê, ngứa, đau cánh tay khá phổ biến ở bà bầu

Hội chứng ống cổ tay khi mang thai khiến cho mẹ bầu cảm thấy đau, tê bì ở ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa do sự chèn ép của dây thần kinh giữa trong ống cổ tay.

Một số trường hợp tình trạng đau có thể lan rộng đến bàn tay hoặc thậm chí đến cổ tay và cẳng tay.

Các dấu hiệu của hội chứng ống cổ tay thường xảy ra vào ban đêm và có thể là nguyên nhân mất ngủ, khó ngủ. Nếu nặng hơn các triệu chứng này có thể biểu hiện cả ban ngày.

Tình trạng đau do hội chứng ống cổ tay dần dần sẽ khiến cho bàn tay yếu dần, ảnh hưởng đến vận động.

Hội chứng ống cổ tay khi mang thai khiến bạn cảm thấy vô cùng khó chịu. Để giảm đau do hội chứng này gây ra, bà bầu có thể áp dụng một trong những phương pháp sau:

  • Khi làm các công việc lặp đi lặp lại, bạn nên có thời gian nghỉ ngơi: Dù làm công việc nhẹ nhàng hay nặng nhọc thì bạn cũng nên dừng lại và nghỉ ngơi, dành chút thời gian để rung lắc cổ tay, căng tay, xoay cổ tay để cải thiện lưu lượng máu đến các bộ phận này.
  • Nẹp cổ tay: Mẹ bầu có thể nẹp cổ tay để giữ cổ tay lại nếu phải làm các công việc lặp đi lặp lại, hoặc bạn có thể đeo dây nẹp cổ tay để làm giảm triệu chứng đau vào ban đêm.
  • Giữ ấm tay: Bà bầu nên giữ tay luôn được giữ ấm để giúp giảm đau do hội chứng ống cổ tay gây nên.
  • Xoa bóp: để giảm tắc nghẽn, bạn nên nắm lấy cổ tay và xoa bóp bằng chuyển động tròn. Duỗi thẳng tay và cánh tay, tuy nhiên không nên dùng quá sức để tránh làm tổn thương ống cổ tay.
  • Thảo mộc: Bà bầu cũng có thể dùng thảo mộc như trà hoa cúc để thư giãn tinh thần và giảm viêm. Tuy nhiên mẹ bầu không nên lạm dùng quá nhiều bởi thảo mộc có thể khiến tình trạng mất ngủ càng thêm trầm trọng.

Hạn chế sử dụng muối, chất béo và đường để giảm nguy cơ mắc hội chứng ống cổ tay khi mang thai

Để ngăn ngừa hội chứng ống cổ tay khi mang thai, mẹ bầu nên có chế độ ăn uống lành mạnh, hợp lý và duy trì cân nặng ổn định.

  • Hạn chế ăn muối, chất béo và đường.
  • Nên ăn nhiều trái cây, uống nhiều nước, ăn nhiều rau củ mỗi ngày.
  • Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin B6 như bơ, tỏi, vừng, hạt hướng dương, thịt nạc, rau có màu xanh đậm, cá thu, cá ngừ, cá hồi .....nhằm tăng cường sức khỏe hệ thần kinh.

Luôn giữ cổ tay ở tư thế thư giãn ở mức trung bình.

Khi hoạt động sử dụng nhiều đến bàn tay, nên nghỉ ngơi thường xuyên từng thời gian ngắn.

Hội chứng ống cổ tay gây tê bì thậm chí gây đau bàn tay vì vậy ảnh hưởng nặng nề đến phụ nữ mang thai và sau sinh. Khi thấy xuất hiện bất cứ dấu hiệu nào, bạn nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh tổn thương.

Để trải qua một thai kỳ khỏe mạnh, đảm bảo sức khỏe của mẹ và thai nhi, Quý khách có thể lựa chọn đăng ký chương trình Thai sản trọn gói tại các cơ sở y tế uy tín để được các bác sĩ thăm khám và theo dõi thường xuyên để xử lý kịp thời những phát sinh, rủi ro xảy ra trong suốt thai kỳ và sau khi chuyển dạ.

Tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện có dịch vụ thai sản trọn gói như một giải pháp giúp mẹ bầu an tâm vì đã có sự đồng hành của đội ngũ y bác sĩ trong suốt thai kỳ. Khi lựa chọn Thai sản trọn gói, thai phụ được:

  • Theo dõi bởi đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao trong suốt quá trình mang thai
  • Thăm khám định kỳ, phát hiện sớm các vấn đề bất thường
  • Thuận tiện cho quá trình chuyển dạ sinh em bé
  • Em bé được thăm khám, chăm sóc ngay sau sinh để kịp thời phát hiện các dị tật [nếu có]

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 20% phí khám bệnh lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec [áp dụng từ 1/8 - 30/9/2022]. Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM:

Cầm tay có thai không? Sờ vùng kín có thai không? Quan hệ xuất tinh bên ngoài có thai không? Cọ xát, hôn nhau có thai không? Xem đáp án ngay.

Phòng khám Thái Hà trong thời gian qua nhận được rất nhiều câu hỏi liên quan đến vấn đề kiến thức sức khỏe sinh sản như cầm tay có thai không? Sờ vùng kín có thai không? Quan hệ xuất tinh bên ngoài có thai không? và rất nhiều câu hỏi tương tự về vấn đề này. Hôm nay chúng tôi xin trả lời một số dạng câu hỏi như sau.

Quan hệ xuất tinh bên ngoài có thai không? [Cầm tay, sờ vùng kín, hôn]

Cầm tay có thai không

Câu trả lời là KHÔNG.

Hôn nhau có thai không?

Các câu hỏi để hôn nhau có thai không như: Hôn nhau nắm tay có thai không? Đến tháng hôn nhau có thai không? Đến tháng hôn nhau có thai không? Nằm ôm hôn nhau có thai không? Nuốt nước bọt của bạn trai có thai không? Đã lưỡi có em bé không? Hôn vùng kín có thai không?

Câu trả lời là KHÔNG. Các hành động này không dẫn đến mang thai các bạn nhé.

Tay dính tinh trùng chạm vào cô bé có thai không hay tay dính chất nhờn có thai không?

Câu trả lời là KHÔNG.

Cọ xát bên ngoài quần áo có thai không hay quan hệ cọ xát bên ngoài có thai không?

Câu trả lời là KHÔNG. Các hành động bên ngoài và không xuất tinh vào bên cơ thể nữ giới sẽ không diễn ra hiện tượng trứng thụ tinh nên sẽ không có thai bạn nhé.

Quan hệ xuất tinh bên ngoài có thai không hay tinh trùng dính bên ngoài liệu có thai không?

Câu trả lời có thể CÓ hoặc KHÔNG. vì khi quan hệ xuất tinh bên ngoài nhưng không sử dụng biện pháp tránh thai thì rất có thể có 1 lượng nhỏ tinh trùng đã vào trong âm đạo nên vẫn sẽ có khả năng mang thai. Còn nếu tinh trùng dính bên ngoài mà không có tí nào vào trong âm đạo thì hoàn toàn không thể mang thai được.

Quan hệ dính chất nhờn có thai không?

Khi quan hệ dính chất nhờn có 2 trường hợp đó là tinh trùng hoặc không phải tinh trùng. Nếu quan hệ mà chất nhờn đó là tinh trùng thì khả năng mang thai là rất cao. Còn nếu chất đó là chất nhờn bôi trơn tiết ra trong khi giao hợp thì cũng có khả năng mang thai nhưng khả năng là rất thấp.

Tay dính chất nhờn có thai không?

Chất nhờn ở đây là tinh trùng hay không phải tinh trùng? Và chất nhờn này có vào trong âm đạo không? Nếu là tinh trùng thì và có cho vào trong âm đạo thì khả năng là CÓ hoặc nếu là tinh trùng nhưng không vào trong âm đạo thì khả năng mang thai là KHÔNG. Khả năng cuối là chất nhờn không phải tinh trùng thì câu trả lời là KHÔNG MANG THAI.

Cho tay vào vùng kín có thai không hay sờ vùng kín có thai không?

Câu trả lời là KHÔNG. Vì khi cho tay vào vùng kín thì hoàn toàn không có tinh trùng và sẽ không dẫn đến thụ thai.

Thủ dâm có thai không?

Câu trả lời là KHÔNG. Thủ dâm là dùng tay hoặc 1 dụng cụ như sextoy để tự sướng và hoàn toàn không có tinh trùng nên không thể có thai được.

Cọ xát bên ngoài hay cọ xát bộ phận sinh dục có thai không ?

Câu trả lời là KHÔNG. Nếu chỉ đơn thuần là cọ xát 2 bộ phận sinh dục nhưng không xuất tinh vào bên trong tử cung thì không có thai nhé các bạn.

Phòng khám Thái Hà vừa giải đáp một số thắc mắc về kiến thức sức khỏe của nhiều bạn trẻ đặt ra. Mong rằng các kiến thức sức khỏe sinh sản này sẽ giúp các bạn hiểu hơn về hiện tượng mang thai. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh trong cuộc sống!

Xem thêm: Tác hại của thủ dâm tự sướng

Video liên quan

Chủ Đề