Tại sao ngực căng mà hút không ra sữa

Thông thường, khoảng 2 đến 5 ngày sau sinh, ngực của sản phụ sẽ có dấu hiệu lớn dần lên, nặng và hơi đau do mẹ đang trong thời kỳ sản xuất nhiều sữa để cho con bú. Thế nhưng, sau khoảng 2 đến 3 tuần, mẹ sẽ thấy thoải mái hơn, bầu ngực trở nên mềm mại dù tuyến sữa vẫn đầy. Tuy vậy, cũng có nhiều trường hợp mẹ bị căng sữa nhưng sữa không tiết ra được. Trong trường hợp nặng, sự sưng ngực còn có thể lan tới nách khiến cho mẹ thấy đau nhói, không thoải mái, sốt nhẹ và kèm theo đó là hút sữa không ra.

Có nhiều trường hợp mẹ bị căng sữa nhưng sữa không tiết ra được - Ảnh minh họa: Internet

Nguyên nhân gây ra tình trạng căng sữa có thể là do ảnh hưởng cơ địa của sản phụ. Có một số trường hợp mẹ dù thường xuyên cho con bú nhưng vẫn bị căng tức ngực, vắt sữa không ra. Cũng có một vài mẹ bị căng sữa do không cho bé bú thường xuyên trong những ngày đầu tiên sau khi sinh em bé.

Một nguyên nhân nữa có thể do việc mẹ mặc áo ngực chật, gây nên ống dẫn sữa bị tắc nghẽn. Hoặc sản phụ đã từng phẫu thuật ngực, các phần cấy ghép chiếm hết không gian để có thể làm tăng lượng máu, bạch huyết, sữa làm cho ngực bị cương đau.

Biến chứng tắc tia sữa có thể xảy ra

Nhiều mẹ cho rằng việc mẹ bị căng sữa nhưng sữa không tiết ra được không gây nguy hại gì quá lớn, vấn đề là bé phải tìm nguồn sữa khác ngoài sữa mẹ để bổ sung dinh dưỡng. Thế nhưng, thực tế việc bị tắc tia sữa lại rất nguy hiểm với mẹ. Nếu không tìm cách làm tan cục sữa tắc, mẹ có thể phải đối mặt với những nguy cơ:

Viêm tuyến vú: Ngực sẽ tiếp tục bị sưng to và đau, sờ vào bầu ngực sẽ thấy có rất nhiều cục cứng, nặn sữa nhưng không ra và đầu vú có dấu hiệu sưng tấy.

  • Áp xe tuyến vú: Gây mưng mủ, đau ở tuyến vú dữ dội. Áp xe vú xảy ra sau khi mẹ bị tắc tia sữa khoảng 1 tuần trở lên mà không điều trị.
  • Hình thành dải xơ hóa, u xơ tuyến vú: Do mẹ bị căng sữa nhưng sữa không tiết ra được đã lâu ngày mà không được điều trị.
  • Đa phần mẹ bị tắc sữa đều có cảm giác căng tắc, sưng đau ở vùng ngực, thậm chí một số trường hợp có thể gây sốt. Điều này làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe mẹ, kéo dài còn có thể sẽ khiến mẹ bị suy nhược. Ngoài ra, quá trình tiết sữa cũng gặp nhiều ảnh hưởng, nếu không khắc phục sớm sẽ dẫn đến mất hẳn sữa.

Tắc sữa là nguyên nhân khiến cho bé không có đủ sữa bú, lúc này mẹ dễ rơi vào trạng thái stress, căng thẳng. Nếu không cẩn thận mẹ rất có thể sẽ bị trầm cảm sau sinh. Trẻ không được bú sữa mẹ thì sức đề kháng của trẻ cũng sẽ kém đi nhiều, con chậm lớn, có thể sẽ kém thông minh, thậm chí một vài trường hợp bé sử dụng sữa ngoài còn bị dị ứng, sặc sữa…

Tắc sữa là nguyên nhân khiến cho bé không có đủ sữa bú - Ảnh minh họa: Internet

Những kinh nghiệm chữa tắc tia sữa

Sữa căng đau quá phải làm sao? Hay làm thế nào để khắc phục được tình trạng mẹ bị căng sữa nhưng sữa không tiết ra được? dưới đây là một vài trường hợp mẹ có thể áp dụng để kích thích tuyến sữa.

Chườm bầu ngực với khăn ấm

Dùng khăn ấm và chườm nóng hai bầu vú giữa những cữ bú hoặc các cữ hút sữa để bầu ngực giảm sưng, đau, kích thích tuyến sữa. Tốt nhất, mẹ nên lấy khăn sữa của con, nhúng vào trong nước ấm, sau đó áp vào ngực khoảng 5 phút/lần. Nên kết hợp giữa massage và thư giãn 2 bầu vú để kích thích hoạt động của tuyến sữa.

Nên kết hợp giữa massage và thư giãn 2 bầu vú - Ảnh minh họa: Internet

Thường xuyên cho con bú

Một trong các cách làm hết căng sữa chính là cho con bú thường xuyên. Hãy cố gắng cho con bú nhiều hơn thông thường. Đảm bảo không bỏ lỡ lần cho ăn nào và chắc chắn rằng mẹ đã cho bé bú đúng cách.

Vắt sữa mỗi ngày

Nếu bé không bú hết sữa, hãy vắt hoặc bơm sữa ngay sau đó để hạn chế sữa đọng lại trong bầu ngực gây đau. Khi vắt sữa, cần chú ý hút bỏ sữa khi vú bị căng cứng và cần phải hút ở một mức độ vừa phải. Bởi nếu hút hết sữa, tuyến sữa sẽ bị kích thích và tiết sữa nhiều hơn.

Nếu bé không bú hết sữa, hãy vắt hoặc bơm sữa ngay sau đó - Ảnh minh họa: Internet

Tắm bằng nước ấm

Một cách giúp mẹ bớt đau do bị căng sữa là dùng vòi hoa sen với nước ấm và phun trực tiếp lên bầu ngực theo chiều từ trên xuống. Áp dụng theo cách này sẽ giúp giảm đáng kể tình trạng bị căng tức ngực, những u sữa cũng sẽ mềm ra, từ đó làm cho ngực của mẹ bớt đau. Khi tắm vòi sen, hãy dùng tay xoa bóp núi đôi để dòng sữa thừa chảy ra và trôi theo dòng nước.

Khi tắm vòi sen, hãy dùng tay xoa bóp núi đôi - Ảnh minh họa: Internet

Massage bầu ngực

Để khắc phục mẹ bị căng sữa nhưng sữa không tiết ra được, sau mỗi lần cho ăn, giữa thời gian tắm, mẹ hãy nhẹ nhàng xoa bóp bầu ngực để giảm tình trạng căng sữa. Nên đặc biệt chú ý đến các vùng ngực có hiện tượng rắn, cứng.

Chọn áo ngực phù hợp

Áo ngực chật hay bó sát có thể khiến của mẹ bị đau vú, làm đau đầu ti, ngực bị căng sữa. Để hạn chế tình trạng này, hãy chọn loại áo ngực kích thước phù hợp và rộng rãi. Tốt nhất nên dùng áo ngực dành cho sản phụ, loại áo này được thiết kế để hạn chế gây áp lực lên vùng ống dẫn sữa đồng thời tạo cảm giác thoải mái cho sản phụ.

Thử nhiều tư thế khi cho con bú

Bạn có thể thử thay đổi nhiều vị trí khác nhau mỗi lần cho con bú. Điều này có tác dụng giúp bạn đảm bảo rằng tất cả các ống dẫn sữa đều được dọn sạch. Nhờ đó, cơn đau ngực khi cho con bú có thể được giảm bớt.

Phòng tránh tình trạng tắc sữa sau sinh

Trong rất nhiều trường hợp, mẹ bị căng sữa nhưng sữa không tiết ra được không tìm ra nguyên nhân. Những biện pháp để giúp phòng tắc tia sữa sau sinh tuy không mang lại hiệu quả tuyệt đối nhưng cơ bản có thể giúp cho sản phụ giảm tỉ lệ mắc bệnh. Để ngăn ngừa tình trạng này, mẹ có thể áp dụng những mẹo sau:

  • Cho con bú ngay sau khi sinh để tránh tình trạng bị tắc sữa non. Khi cho con bú hãy để “da kề da” để giúp kích thích tuyến sữa hoạt động tốt hơn.
  • Cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu, cho con bú bất cứ khi nào thấy con có nhu cầu thay vì phải tuân theo một khung giờ cứng nhắc. Đây là cách để bé phát triển toàn diện đồng thời phòng ngừa tắc tia sữa ở mẹ.
  • Lưu ý tư thế bắt núm vú của con để đảm bảo rằng con được bú nhiều sữa nhất, dễ nuốt nhất. Cho con bú hết 1 bên ngực rồi mới chuyên cho bú bên còn lại. Nếu trong một cữ bú con bú không hết, hãy dùng máy hút sữa hoặc tự vắt sữa ra bình và bảo quản ở tủ lạnh.
  • Luôn đảm bảo vệ sinh vùng ngực sạch sẽ trước, sau khi bé ti hoặc máy hút sữa nhất là vệ sinh phần đầu vú.
  • Hãy cho bé bú khoảng 20 phút mỗi bên để bé có thể tận hưởng đủ chất béo, đạm có trong sữa cuối.
  • Ăn uống đủ chất và vận động đều đặn.
Hãy cho bé bú khoảng 20 phút mỗi bên để bé có thể tận hưởng đủ chất béo - Ảnh minh họa: Internet

Trên đây là một vài thông tin về việc mẹ bị căng sữa nhưng sữa không tiết ra được cũng như cách khắc phục tình trạng này tại nhà mà bạn có thể tham khảo nếu gặp phải trường hợp tương tự. Tuy nhiên, nếu tình trạng tắc sữa kéo dài, hãy sớm đến các trung tâm y tế để kiểm tra để có hướng xử lý phù hợp, tránh gây ảnh hưởng hay hậu quả sau này cho cả mẹ và bé.

//phunusuckhoe.giadinhonline.vn/phu-nu-va-gia-dinh/tinh-trang-me-bi-cang-sua-nhung-sua-khong-tiet-ra-duoc-phai-lam-sao-khac-phuc-349112.html

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Hoàng Thị Ánh Tuyết - Khoa Sản phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Tắc tia sữa và áp xe vú là hai hiện tượng rất dễ gặp phải ở phụ nữ sau sinh và phụ nữ trong thời gian cho con bú. Tắc tia sữa nếu không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến áp xe vú, thậm chí là hình thành xơ tuyến vú, nhiễm trùng.

Thông thường, các nang sữa ở bầu ngực sẽ tạo ra sữa rồi đưa sữa theo các ống dẫn về xoang chứa sữa phía sau quầng vú. Khi bé mút hoặc có tác động giống như lực mút của trẻ thì sữa sẽ chảy ra ngoài. Nhưng có thể do sự chèn ép từ bên ngoài hay một lý do nào đó khiến ống dẫn sữa bị tắc bên trong, làm cho sữa không thoát ra ngoài được, hoặc thoát ra với lượng rất nhỏ. Đây được gọi là hiện tượng tắc tia sữa.

Tắc tia sữa có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong suốt thời gian cho con bú, đặc biệt là những ngày đầu sau sinh. Biểu hiện của tắc tia sữa bao gồm:

  • Bầu vú căng, cứng, đau nhức, mức độ ngày càng tăng dần khiến người mẹ vô cùng đau đớn, khó chịu
  • Khi sờ vào ngực thấy một hoặc nhiều cục cứng
  • Sữa tiết ra ít hoặc không tiết ra
  • Người mẹ có thể phát sốt

Nguyên nhân gây tắc tia sữa:

  • Chưa làm thông các đầu tia sữa ở núm vú của mẹ
  • Bé bú mẹ quá ít, lượng sữa dư thừa quá nhiều
  • Bé bú mẹ không đúng cách khiến núm vú bị tổn thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập
  • Núm vú phẳng hoặc tụt vào bên trong gây khó khăn cho bé trong quá trình bú, đồng thời cản trở sữa thoát ra ngoài
  • Vệ sinh núm vú chưa đúng cách

Tắc tia sữa có thể xảy ra trong suốt giai đoạn cho con bú

  • Vệ sinh lưỡi, miệng của trẻ chưa đúng cách, vô tình khiến vi khuẩn từ miệng trẻ tấn công núm vú
  • Sau khi bé bú xong vẫn còn một lượng sữa thừa nhất định và mẹ không vắt lượng sữa này ra

Khi bị tắc tia sữa, mẹ cần cho trẻ bú nhiều hơn, tích cực hút sữa để làm thông sữa ra bên ngoài. Nếu tình trạng không được cải thiện thì nên nhờ sự trợ giúp của các đơn vị thông tắc tia sữa chuyên nghiệp hoặc đến bệnh viện để nhờ bác sĩ tư vấn.

Tắc tia sữa không những khiến mẹ đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng đến lượng sữa của con khiến con không được bú đủ no mà còn có thể dẫn đến những nguy hiểm khác như áp xe vú, trầm cảm sau sinh vì áp lực và mệt mỏi do tắc tia sữa, thậm chí là nhiễm trùng, nguy hiểm đến tính mạng.

Áp xe vú là hiện tượng xuất hiện các ổ viêm ở sâu bên trong tuyến vú. Các ổ viêm này do vi khuẩn gây ra, chủ yếu là liên cầu khuẩn và tụ cầu. Áp xe vú thường xảy ra ở phụ nữ cho con bú. Vi khuẩn từ đầu vú, lợi dụng các vết thương, theo ống dẫn sữa đi vào bên trong gây viêm nhiễm tuyến vú. Nếu không được xử lý kịp thời sẽ dẫn đến áp xe vú.

Khi bị áp xe, sờ vào ngực sẽ thấy cục cứng, bên trong có nang chứa đầy mủ, xung quanh nang là các mô viêm. Đồng thời vùng da bên ngoài tại vị trí đó sẽ mẩn đỏ và sưng tấy, có cảm giác nóng rát. Mẹ sẽ cảm thấy đau nhức sâu bên trong ngực, đau hơn khi sờ vào hoặc cử động cánh tay. Bên vú bị áp xe sẽ sưng to ra, cứng chắc, hạch nách cũng phát triển. Vú không tiết ra sữa hoặc tiết ra rất ít. Khi siêu âm sẽ thấy một vùng mủ hình thành ở vị trí cục cứng. Xét nghiệm máu thấy bạch cầu và tốc độ máu lắng tăng cao, công thức bạch cầu chuyển trái.

Thông thường, người bị tắc tia sữa dễ chuyển biến thành áp xe vú. Do sữa ứ đọng trong bầu ngực lâu ngày, không thoát được ra ngoài. Trong trường hợp này, mẹ cần phải dùng kháng sinh và kháng viêm để ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm phát triển. Nếu không khỏi thì phải kết hợp chọc chích để tháo mủ áp xe. Ổ áp xe sẽ to dần lên, đến một mức độ nào đó sẽ tự vỡ hoặc có thể chọc cho vỡ để lấy mủ ra ngoài. Trong thời gian đó, người mẹ sẽ có cảm giác vô cùng đau đớn, căng tức ngực như muốn nổ tung, có thể kèm theo sốt cao, sốt lạnh toàn thân, khát nước, môi khô, lưỡi bẩn, cơ thể xanh xao, yếu ớt.... Thời gian điều trị áp xe vú không nên cho con bú vì sữa có thể bị lẫn mủ, ngoài ra mẹ sốt cao sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sữa, bé bú mẹ rất dễ bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, đi phân lỏng hoặc phân có màu lạ... Chỉ nên cho con bú ở bên vú bình thường, còn bên vú bị áp xe thì hút sữa bỏ đi.

Không vệ sinh bầu vú sạch có thể là nguyên nhân dẫn đến áp xê vú

Một số nguyên nhân khác dẫn đến áp xe vú là do mẹ không vệ sinh đầu vú sạch sẽ, không cho trẻ bú hết sữa trong bầu ngực dẫn đến ứ đọng sữa... Nhiễm trùng vi khuẩn cũng là nguyên nhân phổ biến dẫn đến áp xe vú.

Tắc tia sữa khiến sữa ứ đọng bên trong bầu ngực, lâu ngày dẫn đến áp xe. Trung bình thời gian từ tắc tia sữa qua viêm tắc tuyến sưa và chuyển thành áp xe là 4 tuần

Do đó, khi thấy hiện tượng tắc tia sữa, mẹ nên thông sữa càng sớm càng tốt. Sữa được thông ra ngoài sẽ giảm tình trạng tắc và hạn chế khả năng phát triển thành ổ áp xe.

Hiện nay, tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec áp dụng phương pháp tác động cột sống để điều trị tắc tia sữa sau sinh mà không cần dùng đến thuốc. Với Phương pháp Tác động cột sống, kỹ thuật viên điều trị chủ yếu sử dụng phần mềm đầu ngón tay tác dụng vào cột sống phía lưng của bệnh nhân để điều chỉnh, khai thông tuyến sữa, giúp thông tia, làm mềm bầu vú. Do vậy trong trường hợp cấp thiết, thai phụ nên đến bệnh viện để được thăm khám và xử trí kịp thời, tránh những biến chứng không đáng có.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

3 vấn đề thường gặp ở vú khi đang cho con bú

Đang cho con bú nên ăn gì để nhiều sữa, không béo?

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề