Tại sao nhân viên công tác xã hội cần những kiến thức về quản trị công tác xã hội

Tuyển sinh

Những phẩm chất cốt lõi của nhân viên Công tác xã hội

Khoa Công tác Xã hội | 30/07/2019
|

Khi bạn muốn trở thành nhân viên công tác xã hội, đòi hỏi bạn cần có những
phẩm chất cốt lỗi sau đây:

1. Phẩm chất đạo đức và trách nhiệm

Nhân viên Công tác xã hội làm việc với con người nên mỗi hành động của họ đều cần có đạo đức và trách nhiệm, thể hiện qua: lời ăn tiếng nói, thái độ, hành vi, đúng giờ, tính bảo mật, kiên nhẫn

2. Phẩm chất lòng trắc ẩn

Công tác xã hội là nghề trợ giúp nên cần một thái độ quý trọng, yêu thương con người, hành vi không sợ khó, không ngại khổ, không ngại tiếp cận, không ngại làm việc với mọingười ở đủ mọi thành phần khác nhau.

3. Phẩm chất thấu cảm

Người có thấu cảm là người không định kiến, không phán xét người khác bừa bãi. Chính vì vậy, những ai chọn ngành Công tác xã hội thì họ thường có khả năng thấu cảm cao, thấu cảm giúp người làm công tác xã hội đặt mình vào hoàn cảnh của người khác một cách gián tiếp để cố gắng hiểu tình huống của họ. Thấu cảm giúp nhân viên Công tác xã hội hiểu điểm mạnh và điểm yếu của mình.

4. Phẩm chất về nhận xét chuyên môn phù hợp

Mộtnhân viên Công tác xã hội có nhận xét chuyên môn phù hợp cho thấy họ được đào tạo chính quy, dựa vào tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá rõ ràng, công khai, minh bạch.

5. Phẩm chất linh hoạt

Nhân viên Công tác xã hộicần phải có cái nhìn toàn diện, đa chiều, linh hoạt để xử lý một vấn đề, chứ không được rập khuôn có một cách làm cho mọi nơi và mọi người, bởi vì mỗi cá nhân, mỗi tình huống đều có tính độc đáo của nó.

6. Phẩm chất lắng nghe

Lắng nghe giúpnhân viên Công tác xã hội sẽ hình thành và xây dựng mối quan hệ tin tưởng với thân chủ. Vì lắng nghe, giúpnhân viên Công tác xã hội biết đặt câu hỏi đúng lúc, viết tóm tắt thông tin chính, đưa ra những đánh giá, những hướng dẫn tốt cho thân chủ.

7. Phẩm chất liêm chính/trung thực

Hành vi của người trung thực là không hứa lèo, không nói dối, không nói quá năng lực chuyên môn của mình, dám từ chối khi yêu cầu vượt ra khỏi phạm vi chuyên môn, không làm giả giấy tờ, không bịa đặt thông tin trong công việc.

8. Phẩm chất đam mê với nghề

Nếu một cá nhân biết rõ động cơ của mình và đam mê với nghề thì họ không ngại khó, ngại khổ, luôn tự học, tìm tòi và mở rộng kiến thức. Khi có đam mê với nghề thì họ thường tự giác, tự kỷ luật, tự chịu trách nhiệm về những gì mình làm, làm việc có nguyên tắc, có chuẩn mực, đúng vai trò, hành xử bình đẳng, công bằng với mọi người.

Tài liệu tham khảo:

1. Nguyễn Thị Oanh [1998]. Công tác xã hội đại cương. NXB Giáo dục

2. Doãn Thị Ngọc [2019]. Công tác xã hội nhập môn Quan điểm & Lý thuyết. NXB Hồng Đức

Video liên quan

Chủ Đề