Tại sao ở các nước đang phát triển nam nhiều hơn nữ Địa 10

Đáp án

– Cơ cấu dân số theo giới biểu thị tương quan giữa giới nam so với giới nữ hoặc so với tổng số dân. Đơn vị tính bằng phần trăm [%]. – Tỉ số giới tính = 40,33 triệu X 100: 41,74 triệu = 96,6%.

Nghĩa là trong dân số Việt Nam năm 2004, trung bình cứ 100 nữ thì có 96,6 nam, dân số nam ít hơn dân số nữ và chiếm 49,14%.

Câu 2. Nêu các nhân tố ảnh hưởng và ý nghĩa của cơ cấu dân số theo giới.

Đáp án

– Cơ cấu dân số theo giới biểu thị tương quan giữa giới nam so với giới nữ hoặc so với tổng số dân. Đơn vị tính bằng phần trăm [%]. – Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu dân số theo giới: + Tự nhiên: tuổi thọ trung bình của nữ thường cao hơn nam,… + Kinh tế – xã hội: trình độ phát triển kinh tế – xã hội, chiến tranh, tai nạn, chuyển cư, việc chăm bà mẹ và bé gái chưa tốt, phong tục tập quán,… – Ý nghĩa của cơ cấu dân số theo giới: + Ảnh hưởng đến phân bố sản xuất, tể chức đời sống xã hội và hoạch định chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của các quốc gia.

+ Khi phân tích cơ cấu dân số theo giới, người ta không chỉ chú ý tới khía cạnh sinh học, mà còn quan tâm tới khía cạnh xã hội như vị thế, vai trò, quyền lợi, trách nhiệm của giới nam và giới nữ.

Câu 3. Phân biệt tỉ số giới tính và tỉ lệ giới tính và cho ví dụ chứng minh.

Đáp án

– Tỉ số giới tính cho biết trung bình cứ 100 nữ thì có bao nhiêu nam. Ví dụ: Tỉ số giới tính là 96%, nghĩa là trung bình cứ 100 nữ thì có 96 nam. – Tỉ lệ giới tính cho biết dân số nam hoặc dân số nữ chiếm bao nhiêu phần trăm [%] trong tổng số dân.

Ví dụ: Tỉ lệ nam trong tổng số dân là 49,6%, còn lại nữ chiếm 50,4%.

Câu 4. Tại sao các nước đang phát triển thường có số dân nam nhiều hơn nữ?

Đáp án

Các nước đang phát triển thường có số dân nam nhiều hơn nữ vì: – Ở độ tuổi dưới 15, nam giới chiếm tỉ lệ lớn hơn nữ giới; từ 65 tuổi trởlên, nữ giới chiếm tỉ lệ cao hơn hẳn so với nam giới. Các nước đang phát triển có cơ cấu dân số trẻ, số người trong nhóm tuổi 0-14 nhiều, trên 65 tuổi ít, do đó nam nhiều hơn nữ.

– Trình độ phát triển kinh tế, chăm sóc sức khỏe giới, phong tục tập quán và tâm lí xã hội, kĩ thuật y tế,… tác động đến tỉ số giới.

Câu 5. Tại sao các nước phát triển tỉ lệ nữ cao hơn nam?

Đáp án

Các nước phát triển tỉ lệ nữ cao hơn nam vì: – Độ tuổi dưới 15 nam nhiều hơn nữ, từ 60 tuổi trở lên thì nữ nhiều hơn nam. – Các nước phát triển có cơ cấu dân số già nên số người dưới 15 tuổi ít, số người trên 65 tuổi nhiều.

– Tác động đến tỉ số giới tính phụ thuộc vào nhiều nhân tố: trình độ phát triển kinh tế, tâm lí, phong tục tập quán, chế độ chăm sóc sức khỏe.

Đáp án

* Phân biệt dân số một quốc gia là già hay trẻ:

Nhóm tuổi Dân số già [%] Dân số trẻ [%]
0-14 35
15-59 60 55
60 trở lên > 15 < 10

* Đánh giá – Dân số già: tập trung ở các nước phát triển. + Thuận lợi: số người trong độ tuổi lao động nhiều, tỉ lệ dân số phụ thuộc ít. + Khó khăn: thiếu nguồn lao động bổ sung cho tương lai, tăng chi phí chăm sóc cho người già. + Biện pháp: khuyến khích lập gia đình, sinh con và cần nhập cư hợp pháp. – Dân số trẻ: tập trung ở các nước đang phát triển. + Thuận lợi: có nguồn dự trữ lao động dồi dào trong tương lai và thị trường tiêu thụ rộng lớn. + Khó khăn: gây sức ép cho việc phát triển kinh tế, xã hội, môi trường.

+ Biện pháp: thực hiện chính sách kế hoạch hóa gia đình, phát triển kinh tế -xã hội và xuất khẩu lao động.

Câu 7. Thế nào là cơ cấu “dân số trẻ ” và cơ cấu “dân số già ”? Tại sao các nước dân số già có tỉ lệ phụ thuộc ít? Nước ta hiện nay là nước có dân số trẻ hay già? Vì sao?

Đáp án

a] Khái niệm – Cơ cấu “dân số trẻ + Tỉ lệ người dưới 15 tuổi vượt quá 35% tổng số dân. + Tỉ lệ người trên 60 tuổi ở dưới mức 10% tổng số dân. – Cơ cấu “dân số già + Tỉ lệ người dưới 15 tuổi dưới 25% tổng số dân. + Tỉ lệ người trên 60 tuổi chiếm từ 15% trong tổng số dân trở lên. b] Các nước dân số già có tỉ lệ phụ thuộc ít vì – Tỉ lệ phụ thuộc là tương quan giữa số trẻ em và người già so với số người trong độ tuổi lao động. – Các nước dân số già có tỉ lệ trẻ em thấp < 25% và đang tiếp tục giảm do mức sinh thấp và tiếp tục giảm; mức sống cao, chăm sóc người già, y tế tiến bộ đã kéo dài tuổi thọ của dân cư làm tăng số người trên 65 tuổi.

c] Nước ta hiện nay là nước có cơ cấu dân số trẻ nhưng đang già hóa vì tỉ lệ trẻ em đang giảm dần, tỉ lệ người già tăng.

Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nước ta năm 1999 và năm 2005[%]

Nhóm tuổi 1999 2005
0-14 tuổi 33,5 27,0
15- 59 tuổi 58,4 64,0
60 tuổi trở lên 8,1 9,0

Một số chuyên mục hay của Địa lý lớp 10:

Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 89 SGK Địa lí 10

Đề bài

Cơ cấu dân số theo giới có ảnh hưởng như thế nào đến việc phát triển kinh tế và tổ chức đời sống xã hội của các nước?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Lời giải chi tiết

Cơ cấu dân số theo giới có ảnh hưởng đến phân bố sản xuất tổ chức đời sống xã hội và hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia.

- Về kinh tế: phát triển các ngành kinh tế phù hợp với cơ cấu theo giới để khai thác tối đa tiềm năng nguồn lao động, tránh lãng phí lao động và tình trạng thất nghiệp.

Ví dụ:

+  Nữ nhiều sẽ phù hợp phát triển các ngành công nghiệp chế biến, dệt may, gia dày...

 + Nam nhiều và năng động thuận lợi để phát triển các ngành khai thác, cơ khí chế tạo, công nghiệp hiện đại...

- Tổ chức đới sống - xã hội:

+ Nhà nước cần chú trọng hơn đến chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình, giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản...[đặc biệt đối với các quốc gia có tỉ lệ nữ nhiều].

+ Hoạch định chiến lược phát triển dân số phù hợp.

+ Giải quyết tình trạng bất bình đẳng giới [phổ biến ở các nước thuộc châu Phi, Nam Á, Tây Nam Á].

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Địa lí lớp 10 - Xem ngay

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit.Morbi adipiscing gravdio, sit amet suscipit risus ultrices eu.Fusce viverra neque at purus laoreet consequa.Vivamus vulputate posuere nisl quis consequat.

Create an account

Theo các số liệu thống kê thì khi mới sinh ra, nam nhiều hơn nữ nhưng trong quá trình phát triển, sự chênh lệch giữa nam và nữ ngày càng giảm bớt. Xem xét theo từng lứa tuổi, người ta thấy từ độ tuổi trưởng thành trở lên sự chênh lệch gần như không đáng kể. Số liệu vào lúc sơ sinh thì nam nhiều hơn [hơn 4 triệu so với số trẻ sơ sinh nữ] nhưng tổng số nam trên thế giới tính ở mọi lứa tuổi chỉ nhiều hơn tổng số nữ khoảng 25 triệu. Cơ cấu dân số theo giới tính chịu tác động của những yếu tố như:

• Chiến tranh là một nguyên nhân quan trọng gây ra sự chết chóc hàng loạt trong một thời gian ngắn và đã làm đảo lộn kết cấu nam nữ. Trong chiến tranh, đa số tử vong thuộc về nam giới và sự mất mát này ảnh hưởng trực tiếp đến kết cấu dân số theo giới tính của nhiều nước và hậu quả thường kéo dài qua nhiều thế hệ. Ví dụ, Thụy Điển không có chiến tranh từ năm 1813 nên số nam và nữ ở độ tuổi 30 – 50 gần như ngang nhau. Trong khi đó, ở Liên bang Nga sau Chiến tranh thế giới thứ hai, tương quan giữa số nam và nữ trên tổng số dân là 45% và 55%.

• Sự chênh lệch về điều kiện sống và làm việc của nam và nữ cũng như tình trạng kém về chăm sóc sức khỏe có thể làm tăng tỉ lệ tử vong của phụ nữ khi sinh đẻ. Trong khi đó những tệ nạn xã hội [nghiện rượu, ma túy…] làm chết người ở nam giới nhiều hơn. Mặt khác, nam giới thường làm việc trong các điều kiện nặng nhọc, vất vả hơn nữ giới và điều đó cũng có nhiều ảnh hưởng tới mức tử vong của nam.

• Mức độ phát triển kinh tế cũng có tác động đáng kể đến cấu trúc dân số theo giới tính. Ở các nước kinh tế phát triển thường có hiện tượng tỉ lệ tử vong cao hơn ở nam giới. Trong khi đó ở các nước đang phát triển, mức tử vong của nữ giới lại có phần trội hơn, đặc biệt ở các bà mẹ khi sinh đẻ và ở các em gái do tình trạng thiếu chăm sóc hoặc nuôi dưỡng. Một dữ liệu quan trọng để đánh giá sự chênh lệch về mức tử vong giữa hai giới là tuổi thọ trung bình. Tuổi thọ trung bình của giới này so với giới kia càng chênh lệch bao nhiêu thì cấu trúc nam nữ càng thay đổi bấy nhiêu. Ở phần lớn các nước trên thế giới, tuổi thọ của nữ cao hơn tuổi thọ của nam. Ở nhiều nước phát triển [châu Âu, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Canada, Úc] mức chênh lệch cao nhất có thể lên đến 5 – 8 tuổi nghiêng về nữ. Trong khi đó ở các nước kém phát triển [Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Iraq, Nepan…] tuổi thọ trung bình của nữ thấp hơn. Bình quân trên toàn thế giới, tuổi thọ trung bình của nữ cao hơn của nam là 2,6 tuổi.

• Việc chuyển cư cũng có nhiều tác động đến sự thay đổi cơ cấu dân số theo giới tính, nhất là đối với từng khu vực, từng quốc gia ở từng thời điểm cụ thể. Số người xuất cư từ nước này sang nước khác tìm kiếm công việc phần đông là nam giới và do đó, ảnh hưởng ít nhiều tới cơ cấu dân số theo giới tính của cả hai quốc gia.

Video liên quan

Chủ Đề