Tại sao phải bấm lỗ tai

Khi bạn xỏ một chiếc khuyên tai mới, điều quan trọng là phải giữ cố định để lỗ xỏ mới không đóng lại. Điều này có nghĩa là bạn sẽ phải luôn đeo bông tai kể cả khi ngủ. Vậy đeo hoa tai khi ngủ liệu có an toàn không?

Tai là một trong những vị trí phổ biến nhất để xỏ khuyên. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là xỏ khuyên tai không có rủi ro hay tác dụng phụ. Khi bạn xỏ một chiếc khuyên mới, điều quan trọng nhất là phải giữ cố định để lỗ xỏ mới không bị đóng lại. Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải luôn đeo bông tai kể cả khi bạn đi ngủ. Nhưng những quy tắc này không nhất thiết phải áp dụng cho những lỗ xỏ khuyên đã lâu. Đeo bông tai khi ngủ đôi khi có thể có hại, tùy thuộc vào loại và kích cỡ của bông tai. Trong những trường hợp xấu nhất, bạn thậm chí có thể phải đến gặp bác sĩ. Tuy nhiên, nếu bạn đã từng đeo khuyên tai khi ngủ mà không có bất kỳ tác dụng phụ nào, điều này không có nghĩa là bạn nên lặp lại thói quen này trong tương lai.

Nguyên tắc chung là tránh đeo hoa tai khi ngủ, trừ một ngoại lệ là khi bạn xỏ khuyên mới. Bạn sẽ cần giữ cho những chiếc đinh tán nhỏ này trong vòng 6 tuần hoặc lâu hơn, hoặc cho đến khi lỗ xỏ lành lại. Nhưng nếu bạn đã xỏ khuyên một thời gian lâu rồi thì hãy tránh đeo bông tai làm bằng niken qua đêm, cũng như những chiếc vòng lớn và bông tai kiểu dây trao hoặc thả. Những điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc phải những tác dụng không mong muốn gây đau đớn.

Chỉ đeo bông tai đi ngủ khi mới xỏ khuyên

Một số tác dụng phụ phổ biến nhưng nghiêm trọng liên quan đến việc đeo bông tai khi ngủ như:

Trong khi ngủ, hoa tai của bạn có thể mắc vào chăn ga gối đệm hoặc tóc của bạn. Khi di chuyển xung quanh hay lăn trở mình khi ngủ, bạn có thể có nguy cơ bị rách dái tai khi bông tai vướng vào chăn ga. Hoa tai lớn cũng như các kiểu có lỗ hở như vòng và dây treo có thể làm tăng nguy cơ này hơn nữa.

Nếu bạn thức dậy với những cơn đau đầu thường xuyên thì việc đeo bông tai khi ngủ có thể là nguyên nhân. Bạn có thể gặp nhiều rủi ro hơn nếu ngủ nghiêng vì bông tai có thể đè vào đầu bạn và gây khó chịu.

Theo đó, bạn hãy thực hiện ngủ mà không đeo bông tai để xem liệu chứng đau đầu của bạn có được cải thiện không. Vì bạn phải để lại bông tai nếu bạn có khuyên tai mới, thay vào đó hãy thử nằm ngửa khi ngủ để giúp giảm đau đầu.

Việc đeo cùng một đôi bông tai trong thời gian dài mà không vệ sinh lỗ xỏ khuyên có thể khiến bụi bẩn, vi khuẩn tích tụ lại. Điều này có thể dẫn đến nhiễm trùng, thậm chí có thể dẫn tới viêm sụn vành tai. Các dấu hiệu của nhiễm trùng bao gồm:

Đeo khuyên tai khi ngủ cũng có thể làm tăng nguy cơ bị dị ứng với niken. Đây là một chất liệu thường được sử dụng trong trang sức trang phục. Đây cũng là một chứng dị ứng phổ biến, có khoảng 30% những người đeo hoa tai mắc phản ứng dị ứng.

Đeo trang sức niken nhiều lần có thể gây phát ban đỏ, ngứa và việc đeo hoa tai khi ngủ cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh chàm quanh tai. Vì vậy, cách tốt nhất để tránh dị ứng niken là đeo hoa tai làm từ thép, bạc sterling hoặc ít nhất là vàng 18 karat. Hoa tai được sử dụng để xỏ khuyên mới sẽ bao gồm một trong những chất liệu không gây dị ứng này, vì vậy bạn sẽ không phải lo lắng về phản ứng dị ứng với niken khi bạn đeo hoa tai khi ngủ với lần xỏ lỗ tai đầu tiên.

Đeo khuyên tai khi ngủ tăng nguy cơ dị ứng với niken

Khi xỏ khuyên mới bạn bắt buộc phải đeo bông tai khi ngủ để các lỗ xỏ không bị đóng lại. Điều này sẽ kéo dài vài tuần để da có thời gian lành lại. Vì vậy, trong thời gian này bạn nên áp dụng một số biện pháp để phòng ngừa tác dụng không mong muốn có thể xảy ra bao gồm:

  • Sử dụng khuyên tai đơn giản, phẳng không có đính ngọc hay các cạnh lởm chởm để tránh trường hợp mắc vào quần áo, vải từ bộ đồ giường,...
  • Nằm ngửa khi ngủ thay vì nằm nghiêng để giảm thiểu sự khó chịu.
  • Sử dụng khuyên mới làm bằng chất liệu chuyên nghiệp không gây dị ứng.
  • Không xoắn, nghịch vào bông tai để giảm nguy cơ bị kích ứng và nhiễm trùng. Chỉ chạm vào đồ trang sức khi bạn đang làm sạch khu vực này và đảm bảo rằng bạn đã rửa tay trước.
  • Người xỏ khuyên có thể sẽ dặn bạn nên đợi ít nhất 6 tuần trước khi lấy bông tai ban đầu ra. Bạn có thể đặt lịch hẹn kiểm tra với họ để họ có thể đảm bảo các lỗ đã lành lại đúng cách.
  • Chăm sóc và làm sạch vùng da xung quanh hoa tai từ 2 đến 3 lần mỗi ngày bằng dung dịch nước muối hoặc xà phòng nhẹ nhàng và nước.

Trong thời gian đợi da lành lại, lỗ xỏ có thể bị chảy máu nhẹ. Điều này được coi là bình thường khi xỏ khuyên mới, nhưng những triệu chứng này không kéo dài quá vài ngày. Hãy gọi cho bác sĩ ngay lập tức nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào sau đây sau khi đeo bông tai khi ngủ:

  • Mẩn đỏ kèm theo phát ban không cải thiện
  • Sưng tấy phát triển và ngày càng trầm trọng hơn
  • Vết rách trong hoặc xung quanh lỗ xỏ khuyên
  • Có mủ từ lỗ xỏ
  • Nhức đầu hoặc ngứa tai không biến mất.

Tóm lại, tai là một trong những nơi phổ biến nhất để xỏ khuyên. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là xỏ khuyên tai không có rủi ro hay tác dụng phụ. Điều quan trọng là phải chăm sóc những chiếc khuyên tai, kể cả chúng còn mới hay đã cũ. Việc đeo khuyên tai khi ngủ chỉ nên làm với những lỗ xỏ mới, còn đối với những lỗ xỏ đã cũ không nên thực hiện. Vì đeo khuyên tai khi ngủ không an toàn và có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM:

Bấm lỗ tai bao lâu thì lành là câu hỏi thường gặp với xu hướng làm đẹp quen thuộc này. Xu hướng này lan rộng cả nam lẫn nữ đều khá yêu thích. Tuy nhiên phương pháp này có thật sự an toàn và bạn biết được gì về nó?

Khuyên tai là một trong những loại trang sức phổ biến và thường được sử dụng trong làm đẹp. Nhưng để đeo khuyên thì trước hết bạn cần phải bấm lỗ tai. Tuy nhiên khi vừa bấm thì vết bấm của bạn sẽ còn đau, ngứa ngáy. Vậy bấm lỗ tai bao lâu thì lành, xỏ khuyên tai bao lâu thì lành và chúng ta cần lưu ý gì khi bấm lỗ tai không?

1. Bấm lỗ tai là gì?

Bấm lỗ tai là gì?

Đây là hình thức tạo ra một lỗ đeo khuyên bên trên trái tai, vành tai hay sụn tai. Hình thức này được thực hiện bằng cách dùng súng bấm để gắn một chiếc khuyên nhỏ có đầu nhọn xuyên qua vị trí cần bấm. Sau khi đã bấm xong, người được bấm sẽ phải đeo đạn để giữ cho lỗ không bị bít lại trong khoảng thời gian nhất định cho đến khi lỗ bấm lành hẳn.

1.1. Ưu điểm

Bấm lỗ tai là một hình thức khá phổ biến. Nó cũng được sử dụng rất nhiều hơn so với hình thức xỏ khuyên tai dạng truyền thống. Bởi vì nó sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội hơn hẳn như:

  • Không tốn nhiều thời gian.
  • Các địa điểm bấm khuyên tai cũng có rất nhiều và ở khắp nơi nên bạn sẽ không phải mất thời gian tìm kiếm khi có nhu cầu.
  • Giá thành cũng phải chăng.

1.2. Nhược điểm

  • Dùng súng bấm lỗ đôi khi sẽ gây ra một số sai lệch vị trí bấm.
  • Khi dùng súng bấm lỗ tai thì cần sử dụng một lực rất lớn. Do đó nó có thể làm tổn thương đến mô xung quanh vết bấm. Đối với những ai có da nhạy cảm thì sau khi bấm lỗ tai bị sưng rất dễ xảy ra, đau nhức hay vết bấm sẽ lâu lành.
  • Khi bấm khuyên tai bằng súng, bạn sẽ không đeo loại khuyên mình thích. Trong thời gian đó phải đeo đạn giữ lỗ trong một khoảng thời gian đến khi vết bấm được lành lại.
  • Lỗ bấm khuyên được tạo ra bằng cách dùng súng thường rất nhỏ. Nên bạn sẽ không thể đeo được đa dạng khuyên tai.

2. Bấm lỗ tai có đau không?

Bấm lỗ tai đau không? Bấm lỗ tai bao lâu thì lành?

Nói bấm lỗ tai không đau thì đó lại là hoàn toàn không đúng. Thực sự mức độ đau của việc bấm lỗ tai mang lại sẽ tùy thuộc vào việc cảm nhận của từng người. Nhiều người có xu hướng sợ đau hay kim tiêm sẽ có cảm giác việc bấm lỗ tai thực sự rất đau và gây ra rất nhiều khó chịu. Với những người bình thường, việc bấm lỗ tai sẽ không gây ra quá nhiều đau đớn và cũng hoàn toàn có ích đối với con người.

Không chỉ tùy người mà mức độ đau đớn bấm lỗ tai mang lại còn sẽ tùy thuộc vào vị trí bấm. Vị trí ít gây đau đớn và vết bấm sẽ nhanh chóng lành nhất. Đó chính là phần trái tai hay còn được gọi là thùy tai. Còn những vị trí chẳng hạn như vành tai hay sụn tai thì sẽ đau hơn rất nhiều. Bởi do ở đây có chứa sụn nên có khả năng vết bấm sưng tấy và dễ nhiễm trùng cao hơn so với phần trái tai.

3. Bấm lỗ tai bao lâu thì lành?

Cũng giống như câu hỏi liệu bấm lỗ tai có đau hay không thì câu trả lời cho việc bấm sụn tai bao lâu thì lành, bấm khuyên tai bao lâu thì lành cũng tương tự. Thời gian lành của mỗi người sẽ không giống nhau và phụ thuộc nhiều vào vị trí bấm. Với những vết bấm ở thùy tai thông thường thì hầu hết sẽ mất từ 6 cho đến 8 tuần để lành lại. Tuy nhiên với những lỗ bấm ở các vị trí khác thì sẽ mất khá nhiều thời gian hơn để có thể dễ dàng lành lại.

Đôi khi thời gian để lành vết thương có thể kéo rất dài từ 3 đến 9 tháng cho những vết bấm ở vành tai sụn dày. Thời gian vết bấm nhanh lành hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều sự chăm sóc, vệ sinh sau khi bấm của mỗi người.

4. Bấm bao lâu sẽ tháo được?

Khi bấm lỗ tai thì thời gian có thể tháo khuyên tai còn được phụ thuộc vào loại da và thể trạng của từng người. Nhưng nhìn chung thời gian cụ thể để cho vết bấm lành hẳn và đảm bảo được an toàn cho bạn có thể tháo khuyên tai sẽ dao động từ 3 – 6 tuần.

Với những lỗ bấm nằm ở trái tai, nơi đây hoàn toàn là phần da thịt, nó sẽ không chứa sụn nên vết bấm sẽ nhanh chóng lành hơn. Và trong khoảng thời gian từ 3 – 4 tuần thì bạn có thể tháo khuyên tai rồi. Tuy nhiên với những vết bấm ở vành tai, sụn tai thì thời gian bình phục có thể kéo dài lên đến 6 tuần.

Khi nào sẽ tháo xuống được?

Đừng quá nôn nóng tháo khuyên tai ra khi mà vết bấm chưa lành. Bởi vì như vậy chỉ toàn gây ra thêm rắc rối, làm lỗ bấm bị bít. Lâu dần sẽ dẫn đến bạn lại phải tốn thời gian và chịu đau để bấm trong lần tiếp theo. Hãy cố gắng chờ đợi và sau khi vết thương đã lành hẳn thì bạn sẽ ăn tâm để diện những mẫu khuyên tai mình thích nhé!

5. Cách chăm sóc tai khi vừa bấm

Khi mới bấm lỗ tai chính là lúc tai rất nhạy cảm. Tùy vào loại da, thể trạng của từng người mà lỗ bấm có thể sẽ bị sưng, đau nhức. Và nếu chăm sóc không cẩn thận thì có thể sẽ dẫn đến nhiễm trùng. Từ đó làm cho lỗ bấm sẽ lâu lành và gây ra nhiều khó chịu. 

  • Trong những tuần đầu sau bấm, hãy thường xuyên làm sạch lỗ bấm. Điều này nhằm đẩy nhanh quá trình làm lành và tránh nhiễm khuẩn.
  • Nên dùng nước muối, cồn hay oxy già để rửa tai hàng ngày. Mỗi ngày 2, 3 lần trong suốt 1 đến 2 tuần đầu tiên khi mới bấm lỗ. Cụ thể là bạn dùng bông để tẩm dung dịch vệ sinh và thoa nhẹ lên trên mặt trước và mặt sau nơi bấm lỗ tai. Sau đó nhẹ nhàng xoay khuyên tai theo phía chiều kim đồng hồ để các chất dịch bị đông cứng sẽ bong ra.
  • Khi thấy lỗ bấm đã lành lại và không còn thấy đau nhiều thì bạn có thể ngừng sử dụng nước muối.

6. Lưu ý cho người mới bấm lỗ tai

  • Nên đeo khuyên tai loại có trọng lượng nhỏ. Vì lỗ bấm đang trong quá trình lành lại, nên nếu đeo khuyên tai lớn, nặng sẽ làm cho vết thương lâu lành và sẽ gây ra đau nhức.
  • Rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi vệ sinh  lỗ bấm tai và tránh phải chạm nhiều vào lỗ bấm nếu không thật sự cần thiết.
  • Cẩn thận với những trang phục có thể gây vướng vào khuyên tai trong quá trình lỗ bấm được bình phục.
  • Đối với những bạn có tóc dài thì tốt nhất nên buộc cao, gọn gàng để tránh cho tóc bị vướng vào khuyên tai.

Các bạn nữ nên buộc tóc cao để không vướng khuyên tai

  • Khi lỗ bấm đang trong quá trình bình phục thì tuyệt đối không nên đi bơi. Bởi vì nếu tiếp xúc lâu với nước sẽ có thể sẽ làm vết bấm bị nhiễm trùng.
  • Khi ngủ, bạn nên chọn lựa tư thế phù hợp để tránh gây chèn ép lên lỗ bấm mới. Và nên giặt gối thường xuyên để ngăn ngừa xuất hiện tình trạng nhiễm trùng.
  • Nếu lỗ bấm có tình trạng sưng tấy, đau nhức kéo dài hơn một tuần hay xuất hiện mũ, dịch đặc sẫm màu thì tốt nhất nên đến gặp bác sĩ ngay vì có thể lỗ bấm đã nhiễm trùng.

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn một số thông tin về việc bấm lỗ tai. Bên cạnh đó bạn cũng đã biết được bấm lỗ tai bao lâu thì lành, xỏ khuyên bao lâu thì lành và nên lưu ý gì khi bấm. Nhưng dù tìm hiểu gì thì bạn vẫn nên ưu tiên đến những trung tâm uy tín để bấm tai. Đừng vì chi phí mà chọn những nơi không có uy tín. Tham khảo thêm nhiều cách thức làm đẹp khác được cập nhật tại elipsport.vn nhé!


Elipsport - Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”

Dạ chào chị. Đây là hình thức tạo ra một lỗ đeo khuyên bên trên trái tai, vành tai hay sụn tai. Hình thức này được thực hiện bằng cách dùng súng bấm để gắn một chiếc khuyên nhỏ có đầu nhọn xuyên qua vị trí cần bấm. Sau khi đã bấm xong, người được bấm sẽ phải đeo đạn để giữ cho lỗ không bị bít lại trong khoảng thời gian nhất định cho đến khi lỗ bấm lành hẳn.

Dạ chào chị. Lỗ bấm khuyên được tạo ra bằng cách dùng súng thường rất nhỏ. Nên sẽ không thể đeo được đa dạng khuyên tai.

Dạ chào chị. Nói bấm lỗ tai không đau thì đó lại là hoàn toàn không đúng. Thực sự mức độ đau của việc bấm lỗ tai mang lại sẽ tùy thuộc vào việc cảm nhận của từng người. Nhiều người có xu hướng sợ đau hay kim tiêm sẽ có cảm giác việc bấm lỗ tai thực sự rất đau và gây ra rất nhiều khó chịu. Với những người bình thường, việc bấm lỗ tai sẽ không gây ra quá nhiều đau đớn và cũng hoàn toàn có ích đối với con người.

Dạ chào chị. Đôi khi thời gian để lành vết thương có thể kéo rất dài từ 3 đến 9 tháng cho những vết bấm ở vành tai sụn dày. Thời gian vết bấm nhanh lành hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều sự chăm sóc, vệ sinh sau khi bấm của mỗi người.

Dạ chào chị. Nhìn chung thời gian cụ thể để cho vết bấm lành hẳn và đảm bảo được an toàn có thể tháo khuyên tai sẽ dao động từ 3 – 6 tuần.

Video liên quan

Chủ Đề