Tại sao viết chữ xấu

Một quyển vở đẹp là khi chúng được viết lên những dòng chữ cẩn thận, gọn gàng. Nhưng đó không phải là tất cả những ý nghĩa tốt đẹp mà chữ viết mang lại không chỉ đối với học tập, công việc mà ẩn chưa trong đó là văn hóa. Những điều này từ trước đến giờ nhiều người thường ít để ý tới. Bài viết dưới đây sẽ điểm qua các ý nghĩa mà chữ đẹp mang lại và cách khắc phục tình trạng chữ xấu, các bạn cùng tìm hiểu nhé.

1. Ý nghĩa mà chữ đẹp mang lại trong cuộc sống

Phản ánh tính cách con người

Nhìn chữ viết có thể nhận biết người đó cẩn thận, tỉ mỉ hay cẩu thả, thậm chí còn thể hiện một người điền tĩnh hay nóng vội. Rất nhiều các nhà tâm lý học hay những chuyên gia phong thuỷ đã dựa vào chữ viết để đọc lên tích cách của một con người thông qua những nét chữ mà họ viết. Chính vì lẽ đó mà chữ viết có vai trò rất quan trọng gây được thiện cảm của đối phương hay không.

Hiệu quả công việc và học tập

Một bộ quần áo hay bất kể là một món đồ nào, thì chúng cũng chỉ có thể theo chúng ta một thời gian. Nhưng với nét chữ thì chúng lại theo chúng ta hết cả một cuộc đời. Bao nhiêu những thăng trầm của cuộc sống, áp lực của công việc, học tập thì những nét chữ luôn là một thứ đồng hàng cùng với chúng ta. Hiệu quả công việc có suôn sẻ hay gặp trắc trở đều có sự hiện hữu của những dòng chữ.

Nét chữ thể hiện giá trị văn hóa

Chữ đẹp sẽ khiến cho chúng ta cảm thấy vui hơn, có cảm hứng và động lực để học tập và làm việc. Nước ta là một đất nước có rất nhiều các Nhà nho viết chữ rất đẹp. Người ta xem đó như là một giá trị truyền thống thuộc về văn hoá và tín ngưỡng. Vậy nên đối với thế hệ trẻ như hiện nay chúng ta nên kế thừa và phát huy chúng sao cho xứng đáng.

2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng chữ viết xấu

Từ những tìm hiểu chuyên sâu về nguyên nhân khiến học sinh hay người trưởng thành viết chữ xấu, ẩu, sai chính tả… Chúng tôi đã đúc kết những kinh nghiệm quý báu, xin chia sẻ đến bậc phụ huynh và các bạn về tình trạng này như sau:

Nguyên nhân chủ quan

Việc luyện viết chữ xuất phát từ chính các bạn thiếu kiên trì và lòng nhẫn nại chính là những yếu tố mà nhiều người đang thiếu. Ý thức chính là thước đo chuẩn xác cho nhân phẩm của chúng ta. Có những người, khi mới bước vào lớp 1, chữ viết rất nắn nót, sạch đẹp nhưng sau một quá trình không biết rèn luyện thì ngày càng trở nên xấu đi.

Nguyên nhân khác quan

Sự phát triển của công nghệ là một phần dẫn đến sự chểnh mảng trong rèn luyện. Những video đã thu hút hầu hết thời gian của các bạn cùng sự ham mê đến những trò chơi dẫn đến việc không có đủ thời gian, tâm trí rèn chữ. Bên cạnh đó, chương trình học tập ở các cấp hiện nay quá nặng mà chữ viết chỉ là một phần nhỏ trong đó.

3. Các giải pháp khắc phục tình trạng chữ xấu

Nét chữ là nét người nên không phải chuyện một sớm một chiều có thể khắc phục ngay. Có những người cho đến khi mất đi, cũng không thể rèn được nét người đó. Việc rèn chữ thường xuyên sẽ đem đến tính cách kiên trì và tư duy khoa học cho các bộ môn khác. Vì vậy, ở một khía cạnh nào đó, việc luyện chữ chính là nền tảng để phát triển ý thức sau này. Có 3 cách phục tình trạng chữ xấu, cụ thể là:

Lập thời gian biểu hợp lý

Các bạn cũng như bậc phụ huynh nên đề ra một kế hoặc chi tiết để phân chia rõ ràng thời gian chơi cũng như thời gian học. Đặc biệt đối với trẻ nhỏ, các em còn khá non nớt và dễ dàng dạy bảo, vì vậy, cha mẹ hãy quan tâm, sát sao, cùng con ngồi xuống bàn học và nắn nót từng con chữ.

Ứng dụng công nghệ 4.0

Thay vì cho trẻ xem những video vô bổ thì các mẹ hãy gợi ý cho bé xem chương trình liên quan đến luyện chữ đẹp, từ đó mà nâng cao ý thức cũng như sự thích thú. Người lớn muốn luyện chữ có thể tìm hiểu qua bức tranh, ảnh đẹp hay bức thư pháp, câu đối ý nghĩa… trên mạng để tăng động lực rèn luyện.

Thuê gia sư hoặc tìm lớp luyện chữ

Việc này khá phổ biến và rõ ràng, bản thân người học hoặc cha mẹ muốn giúp con cải thiện nét chữ có thể dùng cách này. Tùy thuộc vào điều hay thời gian cho phép mà chúng ta lựa chọn tìm lớp luyện chữ [ Chi phí rẻ, tốn thời gian đi lại, hiệu quả chậm ] hay thuê gia sư dạy kèm [ Chi phí cao, học tại nhà, hiệu quả nhanh chóng ].

Kết luận: Chữ đẹp có vai trò lớn trong học tập của trẻ nhỏ cũng như công việc mỗi người. Ngoài ra, chữ viết còn đóng góp một phần không nhỏ hình thành nên tính cách, nhân phẩm con người. Nhiều người cho rằng, khi công nghệ hiện đại phát triển, máy tính và các phương tiện đánh máy khác xuất hiện thì con người không cần dùng đến con chữ viết tay nữa. Và đến đây, chắc hẳn các bạn đều thấy thực tế hoàn toàn khác xa so với những suy nghĩ đó.

Tham khảo thêm:

♦ 7 phương pháp giúp trẻ Tiểu học giỏi Toán cha mẹ nên biết

♦ 8 phương pháp rèn trí tưởng tượng cho trẻ cha mẹ nên biết

♦ Tuyển chọn 12 trung tâm gia sư Hà Nội uy tín nhất hiện nay

Các thánh chữ “gà bới” đảm bảo sẽ vui sướng, còn mấy đứa cố luyện chữ đẹp sẽ kêu “vớn vẩn” sau khi đọc bài viết này.

Các cụ có câu: “Nét chữ nết người”. Chữ xấu đồng nghĩa với việc học dốt, cẩu thả và tính cách tệ hại?

Tuy nhiên, các nhà khoa học đã chỉ ra chữ viết càng xấu, lộn xộn lại sở hữu trí thông minh đáng ngạc nhiên và có tiềm ẩn khả năng thiên tài. Khó tin nhưng điều đó là thật!

Lý do là vì những người thông minh có tốc độ suy nghĩ quá nhanh và tốc độ bàn tay không thể theo kịp trí óc. Do đó, chữ viết của họ thường có xu hướng xấu xí và lộn xộn, càng tập trung thì chữ viết về sau càng khó đọc.

Một ví dụ điển hình đó là danh họa Picasso, chữ viết của ông được nhận xét là “xấu khủng khiếp”, thế nhưng các bức họa của ông thì luôn xếp vào hàng “tuyệt tác”. Sức sáng tạo phong phú, dồi dào của ông là điều không ai có thể phủ nhận.

Hay như Albert Einstein, Michael Jackson và Bethoven đều là bằng chứng của ranh giới mong manh giữa chữ xấu – thiên tài.

Não làm việc quá tốc độ sẽ ảnh hưởng tới kỹ năng vận động. Ta có thể thấy rõ những người khiếm thị thì thính giác của họ sẽ tốt vượt trội vì não và kỹ năng vận động chỉ tập trung cho phần nghe để nắm bắt mọi thứ chính xác hơn.

Khi 1 bộ phận cảm giác nào yếu, hệ thống giác quan sẽ hoạt động mạnh mẽ hơn. Tương tự như vậy, khi bạn viết chữ không được ngay ngắn, chỉn chu, chính xác... nghĩa là phần não bộ đang "chạy hết tốc lực" đó mà. 

Song, một hội chứng có tên Dsygraphia khiến con người mất khả năng đọc và viết, mặc dù trí thông minh phát triển bình thường. Sự bất thường tại lớp trên của vỏ não khiến trẻ không thể hiểu được đường nét và ký hiệu, họ viết không ai hiểu không đồng nghĩa với việc họ thông minh vượt trội.

Nên xem

Là một giáo viên dạy Ngữ văn nên hàng năm chúng tôi phải chấm hàng nghìn bài kiểm tra của học trò, kể cả bài kiểm tra định kì, kiểm tra thường xuyên hay chấm thi tuyển sinh 10...

Những buồn vui trên những trang viết của học trò có rất nhiều, nhưng điều khiến chúng tôi buồn nhất là phần lớn các bài kiểm tra của các em thời nay có chữ viết quá xấu. Nhiều bài kiểm tra mà thầy cô đọc không được, chúng tôi phải đọc từ đứng trước, từ đứng sau mới đoán được từ đứng ở giữa.

Một bộ phận thầy cô và học trò hiện nay chưa chú trọng khi viết chữ [Ảnh minh hoa: VTV.vn]

Nói thật lòng, những bài văn mà chữ quá xấu thường khó chiếm được cảm tình của người chấm và dĩ nhiên là điểm kiểm tra của các em cũng thường thấp. Bởi đối với môn Ngữ văn thì ngoài nội dung bài viết luôn yêu cầu cả phần hình thức trình bày.

Chuyện học sinh viết chữ xấu dĩ nhiên có rất nhiều nguyên nhân khác nhau.

Có thể là các em khi còn nhỏ tuổi đã được cha mẹ cho cầm bút để tập viết sớm, cũng có thể khi các em học Tiểu học thì thầy cô kèm cặp chưa sát sao, chưa hướng dẫn kỹ lưỡng cách cầm bút, hướng dẫn tư thế ngồi một cách cặn kẽ bởi lớp học thường rất đông.

Hoặc cũng có thể là chữ viết mẫu của một số thầy cô dạy Tiểu học ở trên bảng chưa đẹp nên học trò không học hỏi, bắt chước được. Và cả nguyên nhân các em được viết bút bi quá sớm để rồi sau này hình thành một thói quen từ những ngày đầu tiên được cắp sách tới trường.

Chúng ta đều biết, để hình thành thói quen cho học trò thì chữ viết trên bảng của giáo viên dù ở cấp học nào cũng quan trọng nhưng quan trọng nhất là các thầy cô đang dạy Tiểu học bởi vì lúc này học sinh mới bắt đầu làm quen với chữ viết.

Chuyện viết đúng, viết sai, viết đẹp, viết xấu của người thầy sẽ hình thành thói quen cho học sinh ngay từ cấp Tiểu học. Nếu thầy cô chú trọng trong dạy dỗ, viết bảng, chữa lỗi trên bài kiểm tra, trên vở học trò thì các em sẽ có một thói quen tốt sau này.

Thầy giáo viết chữ đẹp đến khó tin

Tuy nhiên, từ cấp Trung học cơ sở trở lên thì đa phần các thầy cô không còn chú trọng chữ viết ở trên bảng, chữ viết trong bài kiểm tra thì cũng chỉ có giáo viên dạy Văn còn chú trọng.

Vì thế, nhiều thầy cô giáo hiện nay chưa chú trọng vào chữ viết trên bảng. Nhiều thầy cô quan niệm là học sinh lớn rồi nên cứ viết một cách cẩu thả. Chữ của một số thầy cô đã xấu lại còn viết tắt, viết kí hiệu, thậm chí là có thầy cô còn viết sai cả chính tả trên bảng.

Hàng năm, khi gác kiểm tra học kỳ, đọc những đề bài do thầy cô ra mà lỗi chính tả trong các đề kiểm tra vẫn còn. Trong khi, đối với người thầy thì đó là điều tối kị, chỉ tiếc một số thầy cô giáo chưa chú trọng và làm tốt được điều này.

Vẫn biết, thời đại ngày nay thì chuyện viết chữ đẹp không được mọi người coi trọng bằng trước đây bởi máy móc đã thay thế những nét chữ của con người trong mọi văn bản. Muốn viết kiểu chữ nào thì chúng ta cứ việc mặc định kiểu chữ trên máy tính sẽ có kiểu chữ đó.

Thế nhưng, với người thầy thì việc bắt buộc là hàng ngày phải giảng, phải viết trước học trò của mình. Những thầy cô trình bày bảng sạch sẽ, chữ viết đẹp, viết đúng chắc chắn sẽ chiếm được cảm tình với học trò của mình. Điều quan trọng hơn nữa là hình thành sự cẩn thận cho các em sau này.

Việc hướng học sinh viết đẹp, viết đúng cần sự chung tay từ nhiều người. Khi các em còn quá nhỏ, cha mẹ đừng tham cho các em cầm bút quá sớm. Nếu muốn, hãy cho các em cầm bút chì để có thể vẽ những gì các em thích.

Chuyện dạy chữ, nếu cha mẹ không có chuyên môn thì cũng đừng nóng lòng cho con mình viết sớm làm gì. Hãy để các em khi đủ tuổi đến trường, thầy cô sẽ hướng dẫn các kỹ năng cần thiết như cách cầm bút, tư thế ngồi để các em uốn nắn từng nét chữ đầu tiên một cách khoa học nhất.

Chữ của thầy

Đối với thầy cô, dù ở cấp học nào thì khi đã theo nghiệp sư phạm cũng cần chú ý khâu trình bày bảng một cách cẩn thận.

Khi chấm bài kiểm tra cho học trò, nếu thầy cô phê, nhận xét vào bài viết cũng cần phê những câu văn có đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ và phải viết cho học sinh đọc được.

Bởi, có nhiều thầy cô phê vào bài kiểm tra của học trò mà học trò đọc mãi chẳng biết thầy cô phê chữ gì.

Thực tế, những bài viết Văn của học trò hiện nay có chữ đẹp là rất hiếm gặp, chỉ cần gặp một số bài viết mà chữ sạch sẽ về hình thức là thầy cô cũng đã thích thú lắm rồi.

Dù ai cũng biết, chữ viết xấu không phải là một thảm họa đối với mỗi con người. Nhưng, chắc chắn một điều người có chữ viết đẹp phải là người cẩn thận, chú trọng công việc học tập ngay từ nhỏ.

Chúng ta nhìn vào chữ viết của phần lớn những người được đào tạo trước đây sẽ thầy họ viết chữ rất đẹp, nét chữ cứng cáp và đầy đủ nét. Nhất là qua những nét chữ, người đọc có thể đoán được tính cách của mỗi con người.

Bây giờ, chữ của học trò đa phần đều xấu như nhau. Thầy cô chấm Văn mà nhiều khi cả lớp chẳng có em nào viết chữ tạm được chứ chưa nói là chữ đẹp.

Có lẽ, dù phương tiện kỹ thuật có hỗ trợ con người đến đâu đi chăng nữa thì chúng ta cũng đều phải có những lúc phải viết, phải trình bày văn bản khi cần thiết. Vì vậy, việc rèn luyện chữ viết cũng là điều rất cần thiết đối với mỗi con người, nhất là khi các em học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường.

NHẬT DUY

Video liên quan

Chủ Đề