Tâm quan trọng của môi trường giáo dục với học sinh tiêu học

Vai trò của trường Tiểu học trong việc giáo dục học sinh bảo vệ môi trường sinh thái

Bài viết với mục tiêu nhằm trang bị những kiến thức cơ bản phù hợp với độ tuổi và tâm sinh lý của học sinh tiểu học về môi trường, các yếu tố của môi trường, quan hệ của chúng với nhau và vai trò của môi trường đối với con người và tác động của con người đối với môi trường. Mời các bạn cùng tham khảo! Bài học kinh nghiệm phát triển du lịch tại các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên 98 VAI TRÒ CỦA TRƢỜNG TIỂU HỌC TRONG VIỆC GIÁO DỤC HỌC SINH BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG SINH THÁI  TRẦN THÚY HÀ Trư ng

Thể loại Tài liệu miễn phí Giáo dục học

Số trang 4

Ngày tạo 10/18/2021 12:53:47 AM +00:00

Loại tệp PDF

Kích thước 0.43 M

Tên tệp

Tải Vai trò của trường Tiểu học trong việc giáo dục họ... [.pdf]

Xem mẫu

  1. Bài học kinh nghiệm phát triển du lịch tại các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên 98 VAI TRÒ CỦA TRƢỜNG TIỂU HỌC TRONG VIỆC GIÁO DỤC HỌC SINH BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG SINH THÁI  TRẦN THÚY HÀ Trư ng phòng Phòng Giáo dục & Đào tạo qu n Hải Châu, Đà Nẵng ĐẶT VẤN ĐỀ Thành phố Đà Nẵng là trung tâm kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học và công nghệ lớn của khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Để phát huy thế mạnh tiềm năng, thành phố đã xác định định hướng phát triển trong tương lai là Thành phố môi trường - Thành phố du lịch. Ngày 21/8/2008, Chủ tịch UBND thành phố đã kí quyết định số 41/QĐ-UBND về việc ban hành Đề án “Xây dựng Đà Nẵng - Thành phố môi trường”; một trong bốn mục tiêu tổng quát của Đề án là: nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường, làm cho ý thức môi trường trở thành thói quen, đi sâu vào nếp sống của mọi tầng lớp xã hội. Để thực hiện được mục tiêu đặt ra thì vai trò của giáo dục, của nhà trường là vô cùng quan trọng trong việc tuyên truyền, giáo dục học sinh nhằm nâng cao nhận thức, hình thành thói quen và kĩ năng ứng xử với môi trường, dần dần tạo dựng văn hóa môi trường cho học sinh và đúng như GORDON JOHNSON - trưởng ban quản lý tài nguyên và môi trường UNDP đã nói “Không thể đạt được điều gì trong giáo dục môi trường nếu đơn giản chỉ mong chờ vào các hiệp ước ký kết hoặc các sắc lệnh an hành Xa hơn thế, các mục tiêu sẽ đạt được thông qua cam kết của nhân dân Việt Nam Nhà trường là nơi l tư ng nhất để tạo ra nh n thức và hình thành cam kết ” TỔNG QUAN Bước vào thiên niên kỷ 21, nhân loại đã và đang chứng kiến nhiều biến động quan trọng mang tính toàn cầu. Để ứng phó với những thay đổi này, năm 2000, Liên hiệp quốc đã xác định vấn đề môi trường và biến đổi khí hậu là 1 trong 8 mục tiêu, nhiệm vụ cáp bách, nóng bỏng mà nhân loại đang phải đối mặt cần được giải quyết. Lo ngại trước thực trạng suy thoái của môi trường, cộng đồng thế giới đang tiến hành nhiều hành động can thiệp thiết thực nhằm bảo vệ môi trường. Trong những thập niên gần đây, các nhà khoa học, các tổ chức quốc tế đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo để tìm cách giải quyết vấn đề này nhằm cứu vãn, ngăn chặn nguy cơ suy thoái môi trường. Có rất nhiều biện pháp để bảo vệ môi trường,trong đó, giáo dục môi trường [GDMT] cho HS ở các trường phổ thông chiếm vị trí đặc biệt quan trọng, vì trường phổ thông là nơi đào tạo thế hệ trẻ, những người chủ tương lai của đất nước. Ở Việt Nam, GDMT vì mục tiêu phát triển bền vững là một trong những nhiệm vụ giáo dục quan trọng được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Luật BVMT ra đời từ năm 1993, được Quốc hội sửa đổi, bổ sung ngày 29/11/2005 và có hiệu lực từ ngày 01/7/2006 đã coi GDMT là một trong những nhiệm vụ hàng đầu. Chỉ thị 36 CT/TW Bộ Chính trị [1998] đã nhấn mạnh: Cần phải đưa vấn đề bảo vệ môi trường vào trong hệ thống giáo dục quốc dân. Bộ GD&ĐT cũng đã ban hành Chỉ thị số 02/2005/CT-BGDĐT ngày 31/1/2005 về việc tăng cường công tác giáo dục BVMT. Ở góc độ học đường, hoạt độnggiáo dục môi trường [GDMT] cho học sinh cần được thực hiện đồng bộ với nhiều giải pháp: xác định vai trò của nhà trường trong việc giáo dục HS bảo vệ môi trường sinh thái; xây dựng bộ tài liệu về GDMT địa phương; Tăng cường GDMT thông qua các hoạt động GDNGLL, lồng gh p vào phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; Tăng cường tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên về năng lực GDMT; xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp - an toàn. MỤC TIÊU [1]GDMT nhằm trang bị những kiến thức cơ bản phù hợp với độ tuổi và tâm sinh lý của HSTH về môi trường, về các yếu tố của môi trường, về quan hệ của chúng với nhau và vai trò của môi trường đối với con người và tác động của con người đối với môi trường. [2]Giáo dục trẻ ý thức quan tâm đến các khía cạnh khác nhau của môi trường và những vấn đề liên quan đến môi trường, ý thức trách nhiệm trong việc BVMT. [3]Phát triển kỹ năng bảo vệ và gìn giữ môi trường, kỹ năng ứng xử tích cực trong công việc giải quyết những vấn đề môi trường. [4]Hình thành cho học sinh một số thói quen BVMT phù hợp với lứa tuổi.
  2. Bài học kinh nghiệm phát triển du lịch tại các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên 99 K T QUẢ ĐẠT ĐƢỢC Các biện pháp triển khai thực hiện tại các trƣờng Tiểu học thành phố Đ Nẵngtrong việc GDMT cho học sinh 3. Xác định rõ vai trò của nh trƣờng trong việc GDMT cho học sinh Bậc Tiểu học là bậc nền móng của toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân. Theo Luật phổ cập giáo dục [2005], tất cả thiếu niên và người lớn ở độ tuổi dưới 45 đều sẽ được hưởng bậc giáo dục này. Đặc biệt là hàng chục triệu trẻ em tiểu học vẫn đang ở trong quá trình phát triển nhận thức, thái độ, hành vi và sự thành đạt trong tương lai của họ phụ thuộc nhiều hơn vào sự phát triển bền vững thì việc các em được chuẩn bị đầy đủ hành trang về nhận thức, tri thức BVMT sẽ là một lực lượng hùng hậu, đóng vai trò nòng cốt trong mọi hoạt động cải thiện môi trường, bảo vệ tài nguyên của toàn xã hội. Chính vì vậy, những hiểu biết, kiến thức, kĩ năng hoạt động về môi trường đang và sẽ trở thành học vấn phổ thông cơ bản của thế hệ trẻ. Do đó giáo dục cho học sinh tiểu học về môi trường chính là trao cho họ những “viên gạch đầu tiên” để góp phần xây dựng môi trường sống. Vì vậy GDMT cần được coi là một thành tố trong cấu trúc học vấn phổ thông của học sinh tiểu học và các bậc học tiếp theo. Thành phố Đà Nẵng có 103 trường Tiểu học với tổng số 82.211 học sinh. Ở cấp tiểu học, giáo dục môi trường cho học sinh có vai trò quan trọng, vì đó là bậc học nền tảng, là cơ sở để đảm bảo mục tiêu chung của hệ thống giáo dục quốc dân. Đến nay, các trường tiểu học TP. Đà Nẵng đã có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng, vai trò và ý nghĩa của GDMT cho học sinh trên quan điểm giáo dục toàn diện; có sự quan tâm chỉ đạo các hoạt động GDMT; có sự phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường tham gia các hoạt động nên đã đạt một số kết quả nhất định trong việc nâng cao chất lượng GDMT cho học sinh trong nhà trường. 4. Xác định các h nh thức tổ chức giáo ục môi trƣờng cho học sinh Tổ chức dạy học GDMT thông qua hai hình thức: dạy lồng ghép, tích hợp vào các môn học; hoặc thông qua các hoạt động ngoại khóa. - Việc tổ chức GDMT cho HS theo hướng lồng gh p, tích hợp được nhà trường quan tâm vì đây là nội dung bắt buộc theo chương trình. GV thực hiện việc lồng gh p, tích hợp vào môn học theo định hướng chung của Bộ GD, vận dụng linh hoạt các phương pháp nhằm đem lại hiệu quả cao. - Việc tổ chức hoạt động GDMT thông qua các hoạt động GDNGLL [ngoại khóa] được các trường chú trọng bởi xác định đây là hình thức GD trải nghiệm, vừa học vừa chơi, dễ đem lại hiệu quả cao. Nhà trường đã tổ chức nhiều hình thức phong phú: + Tổ chức các cuộc thi: Các cuộc thi tìm hiểu có thể khai thác theo nhiều chủ đề khác nhau về môi trường xung quanh, vẽ tranh, viết báo, hùng biện, văn nghệ, đóng vai, biểu diễn... Hoạt động này có thể kích thích hoạt động tâm lý tích cực của học sinh, vì các em rất muốn có cơ hội kh ng định mình. + Tổ chức các hoạt động nghiên cứu đơn giản: học sinh với vai trò như một nhà nghiên cứu triển khai các bước: xác định mục tiêu, địa điểm, phương pháp, thu thập và xử lý thông tin, đưa ra các quyết định về môi trường. Một số nghiên cứu có thể k o dài vài ngày, vài tuần, thậm chí vài tháng, có thể tiến hành ngay trong trường hoặc địa phương, như: quan sát côn trùng, chu trình biến thái sâu bọ, đo tiếng ồn, ô nhiễm và bụi, rác thải trên đường phố, xung quanh trường... + Tổ chức các hoạt động xanh: Thành lập câu lạc bộ xanh, đội hành động xanh, trồng cây xanh... Các loại hình câu lạc bộ trồng cây, chăm sóc cây, không ăn thịt thú hoang dã... sẽ đạt hiệu quả cảo, nếu được tổ chức khoa học và thực hiện một cách có kế hoạch. + Tổ chức các chiến dịch: Hình thức chiến dịch không chỉ tác động tới học sinh mà tới cả cộng đồng. Thông qua các hoạt động này, từ đó hình thành và phát triển ý thức mình vì mọi người, mọi người vì mình . Các chiến dịch thường mang tính định hướng cao như: Sống tiết kiệm vì môi trường bền vững , Vì màu xanh quê hương , Hãy bảo vệ và tiết kiệm nguồn nước , chiến dịch “3T” – tiết giảm, tái sử dụng – tái chế, … + Tổ chức hoạt động GDMT ngoài trời: học sinh có cơ hội được quan sát, thực nghiệm, được tham gia vào các hoạt động tìm hiểu về môi trường thiên nhiên từ đó phát triển tình yêu và sự gắn bó với thiên nhiên. 5. Xác định các lực lƣợng phối hợp v i nh trƣờng trong việc GDMT cho HS Môi trường là tài sản chung của mọi người, môi trường tốt mọi người có quyền được hưởng, môi trường xấu đi thì mọi người đều phải có trách nhiệm bảo vệ. Muốn thành công trong công tác GDMT cho HS cần huy động lực lượng tham gia bảo vệ môi trường. Các lực lượng này trong phạm vi nhà trường bao gồm Đoàn thanh niên CSHCM, Tổng phụ trách Đội và toàn thể các thành viên của nhà trường. Ngoài ra còn phải có sự kết hợp giữa nhà trường và cộng đồng, các lực lượng đoàn thể và chính quyền địa
  3. Bài học kinh nghiệm phát triển du lịch tại các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên 100 phương để tạo điều kiện cho HS tham gia vào các hoạt động công ích về BVMT ở địa phương như trồng cây xanh, bảo vệ rừng phòng hộ ven biển, thu dọn rác ở bờ biển … nhằm góp phần củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động GDMT trong nhà trường. Sự giúp đỡ của các chuyên gia, các nhà khoa học về môi trường cũng rất cần thiết trong việc đào tạo hướng dẫn các biện pháp để BVMT cho các đối tượng trong đó có học sinh. BÀI HỌC KINH NGHIỆM Nghiên cứu kinh nghiệm của các nước trên thế giới đều cho thấy: tất cả các nước đều rất quan tâm đến hoạt động GDMT cho học sinh và đưa nội dung GDMT vào trong nhà trường với nhiều cách thức khác nhau. Mỗi nước đã lựa chọn những mô hình GDMT trong nhà trường phù hợp với mục tiêu đề ra và tổ chức có hiệu quả. Từ kinh nghiệm của các nước và thực tiễn giáo dục môi trường cho HS tại các trường Tiểu học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, để nâng cao vai trò của nhà trường trong việc GDMT cho HS đạt hiệu quả, chúng tôi xin được trình bày một số bài học kinh nghiệm bước đầu như sau: [1] Nâng cao năng lực tổ chức các hoạt động GDMT cho giáo viên. Đó là một trong những yếu tố quan trọng giúp nhà trường thực hiện mục tiêu GDMT cho học sinh. Muốn vậy cần có sự quan tâm, chỉ đạo cụ thể và thống nhất từ các cấp quản lý trực tiếp từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài nguyên và Môi trường, đến các Sở Giáo dục, Sở Tài nguyên và Môi trường và lãnh đạo các trường học. Trên cơ sở đó, cần xác định GDMT phải trở thành nội dung trong kế hoạch năm học của các nhà trường. Bộ Giáo dục và Đào tạo cần chú trọng hơn nữakhâu đào tạo, bồi dưỡng giáo viên một cách thường xuyên từ việc biên soạn tài liệu phù hợp thực tế; việc tổ chức tập huấn về phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động GDMT; tổ chức hội thảo chuyên đề về GDMT để đánh giá cái được, cái chưa được nhằm kịp thời bổ sung, điều chỉnh; đồng thời tăng cường công tác kiểm tra đôn đốc các trường thực hiện có hiệu quả hoạt động GDMT. [2] Tổ chức các hoạt động GDMT đạt kết quả, nhà trường và giáo viên cần xây dựng kế hoạch hợp lý từ xác định mục tiêu của hoạt động đến việc thiết kế chương trình và kế hoạch tổ chức hoạt động, từ kỹ năng triển khai hoạt động đến kỹ năng tiếp cận và huy động học sinh tham gia. Kế hoạch GDMT phải được tập thể hội đồng sư phạm và toàn thể học sinh, phụ huynh học sinh biết rõ và xem đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường. Mạnh dạn giao quyền chủ động cho giáo viên trong việc lựa chọn thời lượng và nội dung GDMT lồng gh p, tích hợp trong các môn học; không gò p, rập khuôn trong khung ấn định theotài liệu do Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn từ năm 2005. [3] Thiết kế và tổ chức các hoạt động GDMT mang tính thực tiễn, kết hợp giữa lý thuyết với thực hành, tăng cường các hoạt động trải nghiệm. [4] Phát huy vai trò của phụ huynh,các đoàn thể và đề cao vai trò của học sinh. Đối với một hoạt động giáo dục nói chung, hoạt động GDMT nói riêng, muốn đạt được hiệu quả thì người thực hiện cụ thể là học sinh phải có nhận thức đúng đắn trên cơ sở được trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết về môi trường. Gia đình và các tổ chức đoàn thể cũng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc thuyết phục, động viên, giúp đỡ các em tham gia vào các hoạt động GDMT. Hoạt động giáo dục nói chung chỉ đạt hiệu quả tối ưu khi có sự phối hợp đồng bộ, hài hòa giữa 3 môi trường Gia đình - Nhà trường - Xã hội. [5] Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho nhà trường, đặc biệt quan tâm đến xây dựng các khu vườn trường là nơi học sinh được tiếp xúc với các loại cây, các con vật nuôi và là nơi các em quan sát các loại côn trùng… từ đó, sẽ giúp cho các em kiến thức về môi trường và hình thành ý thức BVMT xung quanh mình. Nguyên tắc xây dựng vườn trường theo hướng bảo vệ môi trường là phải: Ðảm bảo sử dụng các cảnh quan phù hợp với khu vực; Không giảm diện tích các khu vực vui chơi của học sinh; Bố trí hợp lí các góc thiên nhiên, tạo được cảnh quan môi trường gần gũi với tự nhiên; Ðảm bảo sự an toàn, vệ sinh và có tính thẩm mĩ. ĐỀ XUẤT [1] Các cấp quản lý cần xây dựng và thường xuyên cung cấp những tư liệu về môi trường sinh thái của địa phương cho giáo viên, học sinh. [2] Nhân rộng mô hình Trường học xanh tại các trường Tiểu học trên địa bàn thành phố. [3] Giới thiệu các tổ chức phi chính phủ về bảo vệ môi trường sinh thái cho các trường Tiểu học được biết và chủ động phối hợp nhằm tăng cường hiệu quả GDMT cho HS. [4] Giới thiệu các chương trình hội thảo về môi trường sinh thái để các trường có điều kiện tiếp cận và ứng dụng trong thực tiễn giảng dạy tại nhà trường. MỘT SỐ HÌNH ẢNH
  4. Bài học kinh nghiệm phát triển du lịch tại các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên 101 Phụ huynh cùng giáo viên, học sinh tham gia Đoàn Học sinh Nhật Bản về tham quan và học tập “Sản phẩm làm đồ dùng học tập, đồ chơi từ vật liệu phế thải đồ dùng đồ chơi làm từ đồ dùng phế thải” Một gian hàng trưng bày sản phẩm tái chế tại Ngày hội Môi trường

nguon tai.lieu . vn

Video liên quan

Chủ Đề