Theo vĩ độ khu vực có lượng mưa nhiều nhất trên Trái Đất là khu vực nào

BÀI 13: NGƯNG ĐỌNG HƠI NƯỚC TRONG KHÍ QUYỂN. MƯA

Câu 1: Các khu áp thấp thường là nơi có lượng mưa lớn trên thế giới vì

A. không khí ở đó loãng, dễ bị lạnh, hơi nước ngưng tụ sinh ra mưa.

B. không khí ở đó bị đẩy lên cao, hơi nước gặp lạnh, ngưng tụ sinh ra mưa.

C. nơi đây nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn, nhiệt độ cao, nước bốc hơi nhiều sinh ra mưa.

D. nơi đây nhận được gió ẩm từ các nơi thổi đến, mang theo mưa.

Lời giải:

Khu áp thấp hút gió và đẩy không khí lên cao sinh ra mây, mây gặp nhiệt độ thấp sinh ra mưa → do vậy các khu áp thấp thường có mưa nhiều.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2: Khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa thường có lượng mưa lớn vì:

A. Gió mùa mùa Đông thường đem mưa đến

B. Gió mùa mùa hạ thổi từ biển vào thường xuyên đem mưa đến

C. Cả gió mùa mùa hạ và gió mùa mùa Đông đều đem mưa lớn đến

D. Thường xuyên chịu ảnh hưởng của áp thấp

Lời giải:

Miền có gió mùa thường có mưa nhiều vì một nửa năm là gió thổi từ đại dương vào lục địa, phần lớn là gió mùa mùa hạ.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 3: Trên bề mặt Trái Đất, về sự phân bố mưa theo vĩ độ, nơi có lượng mưa nhiều nhất là

A. vùng Xích đạo.

B. vùng chí tuyến

C. vùng ôn đới

D. vùng cực

Lời giải:

Trên bề mặt Trái Đất, về sự phân bố mưa theo vĩ độ, nơi có lượng mưa nhiều nhất là vùng Xích đạo [vì nhiệt độ cao, khí áp thấp, có nhiều biển, đại dương, diện tích rừng lớn, nước bốc hơi mạnh].

Đáp án cần chọn là: A

Câu 4: Trên bề mặt Trái Đất, về sự phân bố mưa theo vĩ độ, nơi có lượng mưa ít nhất là

A. vùng Xích đạo.

B. vùng chí tuyến

C. vùng ôn đới

D. vùng cực

Lời giải:

Trên bề mặt Trái Đất, về sự phân bố mưa theo vĩ độ, nơi có lượng mưa ít nhất là vùng cực [áp cao,nhiệt độ thấp, khó bốc hơi nước].

Đáp án cần chọn là: D

Câu 5: Khu vực vị trí gần biển và dòng biển nóng chảy qua có

A. lượng mưa ít

B. lượng mưa nhiều

C. khí hậu khô hạn

D. khí hậu lạnh, khô

Lời giải:

Vùng gần biển, có dòng biển nóng chảy qua ⇒ không khí được cung cấp nhiều độ ẩm Ngược lại vùng xa đại dương, ở sâu trong lục địa, dòng biển lạnh, có địa hình chắn gió không, ở phía nào.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 6: Cho bản đồ sau:

Dựa vào bản đồ hình 9.1, cho biết các khu vực có lượng mưa trên 2000 mm là

A. Quần đảo In- đô-nê-xi-a, vùng bắc – đông bắc Ấn Độ Dương, tây bắc Nam Mĩ.

B. Quần đảo In-đô-nê-xi-a, Bắc Phi, Nam Mĩ.

C. Bắc Phi, quần đảo In- đô-nê-xi-a và Tây Á.

D. Quần đảo In- đô-nê-xi-a, tây bắc Nam Mĩ, Trung Á.

Lời giải:

B1. Quan sát bảng chú giải để nhận biết kí hiệu lượng mưa > 2000 mm

B2. Các khu vực có lượng mưa trên 2000 mm là quần đảo In- đô-nê-xi-a, vùng bắc – đông bắc Ấn Độ Dương, tây bắc Nam Mĩ.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 7: Các hoang mạc lớn trên thế giới thường phân bố ở khu vực cận chí tuyến là do:

A. Đây là khu vực nhận được nguồn bức xạ từ Mặt Trời lớn.

B. Chịu ảnh hưởng của dòng biển lạnh.

C. Đây là khu vực thống trị của các khu khí áp cao.

D. Có lớp phủ thực vật thưa thớt.

Lời giải:

Ở khu khí áp cao, không khí ẩm không bốc lên được, lại chỉ có gió thổi đi, không có gió thổi đến → nên mưa rất ít hoặc không có mưa

⇒ Do vậy, dưới các áp cao cận chí tuyến thường có các hoang mạc lớn

Đáp án cần chọn là: C

Câu 8: Các loại gió nào dưới đây mang mưa nhiều cho vùng chúng thổi đến?

A. Gió Tây ôn đới và gió phơn.

B. Gió phơn và gió Mậu dịch.

C. Gió Mậu dịch và gió Tây ôn đới.

D. Gió Tây ôn đới và gió mùa.

Lời giải:

– Miền có gió mậu dịch: mưa ít [do gió này có tính chất khô nóng]

– Miền có gió tây ôn đới thổi từ biển vào gây mưa nhiều [Tây Âu, tây Bắc Mĩ].

– Miền có gió mùa: mưa nhiều [vì một nửa năm là gió thổi từ đại dương vào lục địa]

⇒ Các loại gió mang mưa nhiều cho vùng chúng thổi đế là gió Tây ôn đới và gió mùa.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 9: Nhận định nào dưới đây chưa chính xác:

A. Chỉ có frông nóng gây mưa còn frông lạnh không gây mưa

B. Khi xuất hiện frông, không khí nóng bị bốc lên cao hình thành mây, gây mưa

C. Khi xuất hiện frông, không khí nóng luôn nằm trên khối không khí lạnh

D. Khi xuất hiện frông, không khí sẽ có sự nhiễu động mạnh

Lời giải:

– Dọc các frông nóng và lạnh, không khí nóng bốc lên trên không khí lạnh nên bị co lại và lạnh đi, gây ra mưa

⇒ Như vậy:

+ Cả frông nóng và lạnh đều gây mưa ⇒ Nhận xét A không đúng

+ Khi xuất hiện frông, không khí nóng bị bốc lên cao hình thành mây, mưa ⇒ nhận xét B đúng

+ Khi xuất hiện frông, không khí nóng luôn nằm trên khối không khí lạnh ⇒ nhận xét C đúng

– Dọc các frông là nơi tranh chấp giữa khối không khí nóng và lạnh dẫn đến nhiễu loạn không khí ⇒ Nhận xét D đúng.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 10: Các vùng trên bền mặt Trái Đất sắp xếp theo lượng mưa giảm dần là

A. vùng Xích đạo, vùng chí tuyến, vùng ôn đới, vùng cực.

B. vùng Xích đạo, vùng ôn đới, vùng chí tuyến, vùng cực.

C. vùng ôn đới, vùng Xích đạo, vùng cực, vùng chí tuyến.

D. vùng Xích đạo, vùng ôn đới, vùng cực, vùng chí tuyến.

Lời giải:

Lượng mưa trên Trái Đất phân bố không đều theo vĩ độ

  – Mưa nhiều nhất ở vùng xích đạo.

  – Mưa nhiều ở hai vùng ôn đới.

  – Mưa tương đối ít ở hai vùng chí tuyến Bắc và Nam.

  – Mưa càng ít khi càng về gần hai cực.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 11: Hiện tượng mưa phùn vào cuối đông ở miền Bắc nước ta có liên quan đến hoạt động của

A. Gió mùa Tây Nam

B. Gió mùa Đông Bắc

C. Gió mùa Đông Nam

D. Tín Phong Bắc bán cầu

Lời giải:

Từ tháng 11 – 4 năm sau, nước ta chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc với hai thời kì:

– Nửa đầu mùa đông gió đi qua lục địa, mang lại thời tiết lạnh khô cho miền Bắc nước ta.

– Nửa sau mùa đông, gió này đi qua biển, được tăng ẩm, mang lại kiểu thời tiết lạnh ẩm và có mưa phùn đặc trưng cho khí hậu miền Bắc.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 12: Một trong những yếu tố quan trọng khiến khí hậu nước ta không khô hạn như các nước cùng vĩ độ ở Tây Á, Tây Phi là:

A. Gió mùa

B. Gió Mậu dịch

C. Gió đất, gió biển

D. Gió Tây ôn đới

Lời giải:

– Gió mùa phần lớn xuất phát từ các đại dương thổi vào lục địa, mang theo lượng ẩm lớn [gió mùa mùa hạ] → gây mưa lớn cho lãnh thổ nơi chúng đi qua.

– Nước ta nằm trong khu vực châu Á gió mùa → trong năm có hai mùa gió chính là gió mùa mùa hạ và gió mùa mùa đông.

⇒ Vì vậy, cùng với ảnh hưởng của biển Đông, gió mùa góp phần điêu hòa khí hậu nước ta, làm cho khí hậu nước ta không khô hạn như các nước có cùng vĩ độ ở Tây Á, Tây Phi.

Đáp án cần chọn là: A

  • Hai bên đường xích đạo là khu vực có:

    -Nhiều dòng biển nóng chảy qua.

    -Góc nhập xạ lớn nhất, nhận được nhiều nhiệt nhất nên nóng quanh năm, tồn tại khí áp thấp quanh năm. 

    -Gió tín phong hoạt động quanh năm [thổi từ 30o Bắc và Nam về xích đạo]. 

    -Mặt khác đường xích đạo đi qua đại dương nhiều hơn lục địa nên gió tín phong đem mưa nhiều quanh năm, lượng mưa trung bình > 2000 mm/ năm. 

    Vùng Đồng bằng A ma zôn hầu như ngày nào cũng có mưa, hình thành rừng rậm xích đạo lớn nhất địa cầu 

    Vùng xích đạo cũng là vùng có vĩ độ thấp [ 0o] càng về hai cực vĩ độ càng cao dần, cao nhất là cực Bắc và Nam [ 90o]


    ------------THAM KHẢO THÊM--------------

    Xích đạo thường được coi là nơi nóng nhất vì vùng này quanh năm có mặt trời trên đỉnh đầu. Nhưng hãy xem lại tài liệu thống kê tình hình thời tiết trên thế giới: Tại xích đạo, nhiệt độ cao nhất rất ít khi vượt quá 35 độ C. Vậy mà tại sa mạc Sahara ở châu Phi, nhiệt độ ban ngày lên tới 55 độ C, trong khi Sahara cách xa xích đạo hàng ngàn dặm.

    Tại các vùng sa mạc Ảrập, nhiệt độ ban ngày cao nhất cũng lên tới 45-50 độ C. Tại vùng sa mạc Trung Á, nhiệt độ cao nhất ban ngày cũng lên đến 48 độ C. Sa mạc Gobi [Mông Cổ] khoảng 45 độ C.

    Vùng xích đạo được hấp thu nhiều nhiệt lượng mặt trời nhất, vậy tại sao lại không phải là nơi nóng nhất? Nhìn vào bản đồ thế giới ta thấy, những vùng thuộc xích đạo phần lớn đều có biển cả như Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương.

    Nước làm cân bình nhiệt

    Mặt biển xích đạo mênh mông có tính chất khác hẳn lục địa. Nó có khả năng truyền dẫn nhiệt lượng của mặt trời xuống tận dưới đáy sâu. Đồng thời nước biển khi bốc hơi cũng làm tiêu hao khá nhiều nhiệt lượng mặt trời. Mặt khác, nước biển có nhiệt dung riêng rất lớn, nhiệt độ nước tăng chậm hơn rất nhiều so với đất liền. 1 cm3 nước nhận được 4,18 jun nhiệt lượng, tức 1 calo, thì chỉ làm cho nước tăng thêm 1 độ C, trong khi đó 1 cm3 đất hấp thu cũng bằng từng ấy nhiệt lượng thì nhiệt độ có thể tăng thêm 2-2,5 độ C. Vì lẽ đó vào mùa hè, nhiệt độ mặt biển tại xích đạo không bao giờ tăng lên đột ngột.

    Tình hình tại các sa mạc thì hoàn toàn ngược lại. Ở sa mạc rất hiếm các loại thực vật, nước càng "cực quý", chỉ có cát trắng mà thôi. Do nhiệt dung của cát nhỏ, nó sẽ nóng lên nhanh chóng khi hấp thụ nhiệt, nhưng lại không truyền nhiệt này xuống dưới sâu được [do khả năng truyền nhiệt rất kém]. Vì thế, tuy lớp cát bề mặt đã nóng rãy rồi mà lớp cát bên dưới vẫn lạnh như băng.

    Mặt khác, đất sa mạc lại thiếu hẳn tác dụng bốc hơi nước làm tiêu hao nhiệt như ở biển. Cho nên, khi mặt trời xuất hiện trên đường chân trời, nhiệt độ trên sa mạc luôn tăng lên, đến giữa trưa mặt đất hầu như đã bị nung nóng như lửa thiêu vậy.

    Một nguyên nhân khác nữa là các đám mây và cơn mưa ở vùng xích đạo cũng nhiều hơn hẳn vùng sa mạc. Vùng xích đạo thường chiều nào cũng có mưa, như vậy nhiệt độ buổi chiều không thể cao quá được. Còn sa mạc, thường là trời nắng, rất hiếm khi có ngày mưa. Từ sáng sớm đến chiều tối mặt trời vẫn toả hơi nóng xuống sa mạc, về chiều nhiệt độ vùng sa mạc cũng tăng lên rất cao. Đó là lý do vì sao vùng xích đạo không phải là nơi nóng nhất của trái đất.

  • Các khu áp thấp thường là nơi có lượng mưa lớn trên thế giới vì

    Khu vực vị trí gần biển và dòng biển nóng chảy qua có

    Các loại gió nào dưới đây mang mưa nhiều cho vùng chúng thổi đến?

    Các vùng trên bền mặt Trái Đất sắp xếp theo lượng mưa giảm dần là

    Đá bị rạn nứt, vỡ thành những tảng và mảnh vụn là kết quả của

    Thạch quyển được giới hạn bởi

    Đặc điểm của gió Tây ôn đới là

    Trên bề mặt Trái Đất, vùng nào sau đây có lượng mưa nhiều nhất?

    Trên bề mặt Trái Đất, vùng nào sau đây có lượng mưa nhiều nhất?

    Nhân tố nào sau đây ảnh hưởng nhiều nhất tới tốc độ dòng chảy của sông

    Nhân tố nào sau đây ảnh hưởng nhiều nhất tới tốc độ dòng chảy của sông

    Nguyên nhân chủ yếu tạo nên sóng biển là

    Đặc điểm của gió Tây ôn đới là

    Ở mỗi bán cầu, từ vĩ độ thấp lên vĩ độ cao lần lượt là các khối khí

    Quyển chứa toàn bộ các sinh vật sinh sống của Trái Đất được gọi là

    Dao động thủy chiều lớn nhất khi

    Dải hội tụ nhiệt đới hình thành từ 2 khối khí

    Nguồn nhiệt chủ yếu cung cấp cho không khí ở tầng đối lưu là

    Hệ thống các đai khí áp trên Trái Đất gồm

    Đặc điểm nào sau đây không đúng với các dòng biển

    Ngoại lực và nội lực tạo ra các dạng địa hình trên bề mặt có đặc điểm

    Động đất và núi lửa xảy ra nhiều nhất ở

    Đại dương có biên độ nhiệt nhỏ hơn lục địa vì

    Phân bố của các thảm thực vật trên Trái đất thể hiện rõ ở sự thay đổi theo

    Video liên quan

    Chủ Đề