Thiếu bạch cầu là bệnh gì năm 2024

Có một số yếu tố gây giảm bạch cầu bằng cách ảnh hưởng đến quá trình sản xuất bạch cầu trong tủy xương. Trong khi một số yếu tố khác lại gây giảm bạch cầu bằng cách tiêu diệt, phá hủy các tế bào máu trắng. Ngoài ra, giảm bạch cầu còn có thể là do một số phương pháp điều trị hoặc sử dụng thuốc.

Thiếu bạch cầu là bệnh gì năm 2024

1. Nguyên nhân gây giảm bạch cầu

· Do nhiễm vi rút: Các vi rút cấp tính như cảm lạnh hoặc cảm cúm có thể làm giảm bạch cầu tạm thời. Trong thời gian ngắn, nhiễm vi rút có thể làm gián đoạn quá trình sản xuất tế bào bạch cầu trong tủy xương.

· Do các yếu tố về tế bào máu và xương như thiếu máu bất sản, lá lách hoạt động quá mức hoặc hội chứng Myelodysplastic… có thể làm giảm bạch cầu.

· Do ung thư và các bệnh bạch cầu có thể làm tổn thương tủy xương, dẫn đến giảm bạch cầu.

· Do mắc các bệnh truyền nhiễm như HIV/AIDS, lao.

· Do rối loạn tự miễn dịch: Khi cơ thể không nhận ra được các tế bào riêng của mình và bắt đầu tấn công chúng. Các bệnh gây rối loạn tình trạng tự miễn dịch như Lupus hoặc Lupus ban đỏ hệ thống (SLE), Crohn, viêm khớp dạng thấp.

· Do rối loạn sinh sản (hay còn gọi là rối loạn bẩm sinh) như hội chứng Kostmann, hội chứng Myelokathexis.

· Do suy dinh dưỡng: Thiếu hụt một số vitamin và khoáng chất có thể làm giảm bạch cầu như thiếu Vitamin B12, Folate, đồng, kẽm…

· Do điều trị ung thư làm ức chế quá trình sản xuất bạch cầu trong tủy xương dẫn đến giảm bạch cầu như hóa trị, xạ trị, cấy ghép tủy xương.

· Do sử dụng một số loại thuốc điều trị bệnh đa xơ cứng, động kinh, chống trầm cảm, chống loạn thần, ức chế miễn dịch, kháng sinh, cai nghiện…

· Ngoài ra, ở giai đoạn đầu của nhiễm trùng, khi cơ thể đang chống lại quá trình nhiễm trùng thì có thể làm bạch cầu giảm. Tình trạng này được gọi là Pseudo leukopenia.

2. Cách phát hiện giảm bạch cầu

Giảm bạch cầu có thể được chẩn đoán bằng cách xét nghiệm máu để kiểm tra toàn bộ máu. Các chỉ số xét nghiệm bạch cầu bao gồm:

· WBC – Số lượng bạch cầu trong một thể tích máu: Giá trị trung bình khoảng 4.300 – 10.800 tế bào/mm3. WBC giảm trong các trường hợp như thiếu máu bất sản, nhiễm siêu vi (HIV, vi rút viêm gan), thiếu Vitamin B12 hoặc Folate, dùng một số thuốc như Phenothiazine, Chloramphenicol…

· LYM – Bạch cầu Lympho (là các tế bào có khả năng miễn dịch bao gồm Lympho T và Lympho B): Giá trị trung bình khoảng từ 20 – 50%. Giảm bạch cầu Lympho trong trường hợp bị nhiễm HIV/AIDS, lao, ung thư, thương hàn nặng, sốt rét…

· NEUT – Bạch cầu trung tính (giúp chống nhiễm nấm và vi khuẩn): Giá trị trung bình trong khoảng từ 60 – 66%. Giảm bạch cầu trung tính trong trường hợp nhiễm thiếu máu bất sản, sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch, nhiễm độc kim loại nặng…

· MON – Bạch cầu mono (có vai trò chống vi khuẩn, vi rút, nấm và hàn gắn mô bị tổn thương do viêm): Giá trị trung bình khoảng từ 4 – 8%. Giảm bạch cầu mono trong trường hợp thiếu máu bất sản hoặc sử dụng Corticosteroid.

· EOS – Bạch cầu ái toan (có tác dụng chống ký sinh trùng): Giá trị trung bình khoảng từ 0,1 – 7%. Giảm bạch cầu ái toan là do sử dụng Corticosteroid.

· BASO – Bạch cầu ái kiềm (có vai trò quan trọng trong các phản ứng dị ứng): Giá trị trung bình khoảng từ 0,1 – 2,5%. Giảm bạch cầu ái kiềm có thể là do tổn thương tủy xương, stress…

3. Triệu chứng của giảm bạch cầu

Giảm bạch cầu không có triệu chứng cụ thể, tuy nhiên, khi bị giảm bạch cầu, sức đề kháng của cơ thể sẽ yếu hơn và dễ bị lây nhiễm, nhiễm trùng hơn. Các triệu chứng khi bị nhiễm trùng là:

· Sốt;

· Ra mồ hôi;

· Thấy ớn lạnh.

4. Điều trị giảm bạch cầu

Trường hợp thiếu bạch cầu nhẹ có thể không cần điều trị mà chỉ cần chú ý nghỉ ngơi và bồi bổ dinh dưỡng. Trường hợp giảm bạch cầu nặng hơn thì dựa vào nguyên nhân để điều trị:

Bệnh bạch cầu là một loại ung thư phổ biến, chiếm 31% trong số các loại ung thư ở trẻ nhỏ. Tuy vậy những nghiên cứu cũng như các thống kê cụ thể về bệnh bạch cầu tại Việt Nam còn rất hạn chế. Bài viết sau sẽ cung cấp một số thông tin cần biết về khái niệm, phân loại và yếu tố nguy cơ của bệnh bạch cầu.

Bệnh bạch cầu được định nghĩa là một bệnh ung thư máu (bao gồm cả tủy xương và hệ bạch huyết) nguyên nhân do sự quá sản tế bào bất thường của tủy xương. Bệnh bạch cầu có nhiều loại, một số loại phổ biến ở trẻ nhỏ, một số loại khác thì hầu như chỉ xảy ra ở người lớn.

Tại Việt Nam, theo thống kê được công bố năm 2018, bệnh Bạch cầu xếp thứ 7 trong số các loại ung thư được ghi nhận. Trong đó nam giới có tỷ lệ mắc cao hơn so với nữ giới (7,1% ở nam và 5,7% ở nữ).

Bệnh bạch cầu được chỉ ra là bệnh có liên quan đến tế bào bạch cầu. Khi các yếu tố nhiễm khuẩn tấn công cơ thể, tế bào bạch cầu thường lớn lên và phân chia để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Tuy nhiên trong trường hợp bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu, tủy xương sản xuất ra các tế bào bất thường và không có chức năng như tế bào thông thường.

Điều trị bệnh bạch cầu có thể phức tạp, phụ thuộc vào từng loại bệnh và những yếu tố khác. Tuy nhiên vẫn có những phác đồ điều trị và chăm sóc phù hợp dẫn tới điều trị thành công.

Thiếu bạch cầu là bệnh gì năm 2024

Bệnh bạch cầu được định nghĩa là một bệnh ung thư máu

2. Triệu chứng của bệnh bạch cầu

Tùy vào từng loại bệnh bạch cầu mà triệu chứng sẽ khác nhau. Bệnh nhân có thể không có biểu hiện gì trong giai đoạn đầu tiên của bệnh. Khi bệnh có biểu hiện thì thường gặp các triệu chứng sau:

  • Sốt hoặc ớn lạnh.
  • Mệt mỏi kéo dài.
  • Thường xuyên hoặc thi thoảng mắc các bệnh nhiễm khuẩn.
  • Sụt cân ngoài ý muốn.
  • Sưng hạch bạch huyết, gan to hoặc lách to.
  • Dễ chảy máu cam hoặc bầm tím.
  • Xuất hiện những đốm nhỏ trên da hay còn gọi là xuất huyết dưới da.
  • Đổ nhiều mồ hôi đặc biệt là ban đêm.
  • Đau nhức xương hoặc cảm thấy yếu xương.

Các triệu chứng của bệnh thường mờ nhạt và không điển hình. Bệnh nhân nên được nhận biết các triệu chứng về bệnh bạch cầu sớm, vì đôi khi bệnh này có triệu chứng giống với các bệnh khác như cảm cúm.

3. Bệnh bạch cầu được phân loại như thế nào?

Bác sĩ sẽ phân loại bệnh bạch cầu dựa trên tốc độ tiến triển của bệnh và loại tế bào bị tổn thương:

3.1. Phân loại dựa trên tốc độ tiến triển của bệnh bạch cầu

  • Bệnh bạch cầu cấp tính: Trong thể bệnh bạch cầu này, người ta thấy những tế bào máu bất thường xuất hiện. Các tế bào này phân chia rất nhanh và không thực hiện được các chức năng như các tế bào bình thường, khiến bệnh tiến triển nhanh và nặng. Bệnh bạch cầu cấp tính cần được điều trị tích cực và kịp thời.
  • Bạch cầu mãn tính có mối liên quan đến các tế bào máu trưởng thành. Những tế bào máu này sao chép hoặc tích lũy chậm hơn và có thể hoạt động bình thường trong một khoảng thời gian. Vì thế một số bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu mãn tính có thể không có triệu chứng sớm và không được chú ý, chẩn đoán và điều trị trong nhiều năm.

3.2. Phân loại dựa trên loại bạch cầu bị tổn thương

  • Bệnh bạch cầu Lympho: Loại bệnh bạch cầu này ảnh hưởng đến tế bào bạch huyết (tế bào bạch huyết có chức năng tạo nên hạch bạch huyết hoặc mô bạch huyết). Các mô bạch huyết có chức năng tạo ra hệ thống miễn dịch.
  • Bệnh bạch cầu tủy: Loại bệnh bạch cầu này ảnh hưởng đến các tế bào tủy. Tế bào tủy tạo ra các tế bào hồng cầu, bạch cầu và sản xuất tiểu cầu.
  • Bệnh bạch cầu mãn tính có nhiều loại. Một vài loại bệnh do sự tăng sinh quá mức và trong một số trường hợp lại có quá ít tế bào được sản xuất.

Thiếu bạch cầu là bệnh gì năm 2024

Bệnh bạch cầu là một loại ung thư phổ biến, chiếm 31% trong số các loại ung thư ở trẻ nhỏ

3.3. Một số loại bệnh bạch cầu phổ biến

  • Bệnh bạch cầu cấp dòng nguyên bào Lympho (ALL): Đây là loại bệnh bạch cầu phổ biến ở trẻ nhỏ. Loại này cũng có thể xuất hiện ở người lớn.
  • Bệnh bạch cầu Cấp dòng tủy (AML): Đây là loại bệnh bạch cầu thông thường. Nó có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ nhỏ. AML là loại bệnh bạch cầu cấp tính phổ biến nhất ở người lớn.
  • Bệnh bạch cầu mạn dòng lympho (CLL): Đây là loại bệnh bạch cầu mãn tính phổ biến nhất ở người lớn, bệnh nhân có thể cảm thấy khá hơn sau vài năm mà không cần điều trị.
  • Bệnh bạch cầu mạn dòng tủy (CML): Loại bệnh bạch cầu này phần lớn ảnh hưởng đến người lớn. Người bệnh mắc bệnh bạch cầu mạn dòng tủy có thể có ít hoặc không có triệu chứng nào trong nhiều tháng hoặc năm trước giai đoạn mà tế bào bệnh bạch cầu tăng lên nhanh chóng.
  • Một số loại bệnh bạch cầu khác: Một số loại khác hiếm gặp hơn, bao gồm bệnh bạch cầu tế bào lông, hội chứng loạn sinh tủy (myeloproliferative / myelodysplastic).

4. Yếu tố nguy cơ của bệnh bạch cầu

Những yếu tố nguy cơ của bệnh bạch cầu bao gồm:

  • Điều trị ung thư trước đó: Một số bệnh nhân đã trải qua điều trị hóa trị và xạ trị cho một số loại bệnh ung thư trước đó có khả năng làm tăng nguy cơ phát triển bệnh bạch cầu.
  • Rối loạn di truyền: Bất thường di truyền đóng một vai trò nhất định trong sự phát triển của bệnh bạch cầu. Một số rối loạn di truyền, chẳng hạn như hội chứng Down, có liên quan đến tăng nguy cơ mắc bệnh bạch cầu.
  • Tiếp xúc với một số hóa chất: Phơi nhiễm với một số hóa chất, chẳng hạn như Benzen - được tìm thấy trong xăng và được sử dụng bởi ngành hóa chất - có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc một số loại bệnh bạch cầu.
  • Hút thuốc: Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh bạch cầu tủy cấp tính.
  • Tiền sử gia đình mắc bệnh bạch cầu: Người có thành viên trong gia đình mắc bệnh bạch cầu thì nguy cơ thế hệ sau mắc bệnh bạch cầu tăng lên.

Nếu có triệu chứng bất thường, bạn nên được thăm khám và tư vấn với bác sĩ chuyên khoa.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: mayoclinic.org; webmd.com

XEM THÊM:

  • Bạch cầu đơn nhân: Những điều cần biết
  • Các dạng bệnh bạch cầu thường gặp
  • Vì sao bạn bị sưng hạch, nổi hạch ở cổ?

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

Bạch cầu giảm bao nhiêu là nguy hiểm?

Nếu bạch cầu trung tính giảm đến mốc 1000 tế bào/ microlit máu thì có thể gây nguy hiểm.

Bệnh bạch cầu là gì có nguy hiểm không?

Bệnh bạch cầu là một trong những bệnh lý về máu nguy hiểm trực tiếp đến sự sống. Đây cũng là bệnh lý khởi nguồn từ các thay đổi bất thường ở quá trình hình thành tế bào bạch cầu tủy xương. Tốc độ tiến triển của bệnh sẽ có sự khác nhau ở mỗi bệnh nhân bởi nó phụ thuộc nhiều vào loại bệnh mà họ mắc phải.

Hồng cầu giảm bao nhiêu là nguy hiểm?

Từ 80 – 100 g/l: thiếu máu ở mức độ vừa phải, có thể cân nhắc đến việc truyền mắc nếu cần thiết. Từ 60 – 80 g/l: thiếu máu mức độ nặng, cần phải truyền máu. Thấp hơn 60 g/l: cần truyền máu cấp cứu ngay.

Bạch cầu bao nhiêu là thấp?

Người có số lượng bạch cầu dưới 1500 thì được gọi là giảm bạch cầu. Các trường hợp người bệnh lao, bệnh nhiễm trùng, bệnh sốt xuất huyết, hay nhiễm một số loại virus như Epstein-Barr, cytomegalovirus, viêm gan và virus HIV thường có lượng bạch cầu giảm.