Thống kê số lượng máy ATM của các ngân hàng

HSBC Việt Nam thông báo từ tháng 1/2022, bắt đầu đổi thẻ tín dụng Premier MasterCard, thẻ ghi nợ Premier và thẻ ghi nợ Visa Chuẩn sẽ được thay bằng chất liệu nhựa tái chế. Việc chuyển đổi chất liệu đối với các sản phẩm thẻ khác dự kiến sẽ áp dụng từ tháng 5/2022. Khách hàng yêu cầu phát hành thẻ mới hoặc phát hành lại thẻ nhựa tái chế thay thế sau khi thẻ cũ hết hạn, nhằm loại bỏ hoàn toàn thẻ PVC nhựa dùng một lần vào cuối năm 2026.

Theo ngân hàng này, thẻ mới có 85% nhựa tái chế có nguồn gốc từ chất thải công nghiệp. Theo HSBC, việc chuyển sang phát hành thẻ nhựa tái chế sẽ giúp giảm phát thải nửa tấn các-bon và tiết kiệm 0,2 tấn nhựa mỗi năm. Tổng cộng, HSBC Việt Nam cùng các thị trường khác của Tập đoàn HSBC có thể giúp giảm phát thải 161 tấn các-bon và giảm 73 tấn rác thải nhựa mỗi năm trên toàn thế giới. Đây mới là bước đầu trên hành trình chuyển dần sang thẻ làm bằng 100% nguyên liệu bền vững và ngân hàng này sẽ tiếp tục nghiên cứu các nguyên liệu tái chế thay thế khác.

Ảnh minh họa

HSBC Việt Nam trở thành ngân hàng đầu tiên ở Việt Nam chuyển đổi từ thẻ nhựa sang thẻ nhựa tái chế. Ông Pramoth Rajendran - Giám đốc toàn quốc Khối Dịch vụ Quản lý Tài sản và Tài chính Cá nhân, HSBC Việt Nam cho biết, thẻ ngân hàng làm từ chất liệu nhựa tái chế mở ra cho ngành dịch vụ tài chính cơ hội thúc đẩy nỗ lực xây dựng một tương lai bền vững đóng góp vào một xu thế đang ngày càng phổ biến trên khắp thế giới.

Theo số liệu của NHNN Việt Nam, tính đến cuối năm 2021, tổng số lượng thẻ các tổ chức tín dụng đã phát hành lên tới hơn 114 triệu thẻ, tăng khoảng gần 30% so với cùng kỳ. Số lượng thẻ và các thiết bị chấp nhận thẻ như máy ATM và máy POS của các TCTD vẫn đang trong xu hướng phát triển để thay thế hình thức thanh toán không dùng tiền mặt.

Số liệu thống kê của NHNN tính đến hết quý III năm 2021, cả nước có 20.058 máy ATM và 297.995 máy POS và các loại máy chấp nhận thẻ ngân hàng. Theo đó, số lượng giao dịch tại máy ATM đạt hơn 180 triệu món, giá trị giao dịch khoảng hơn 500 ngàn tỷ đồng. Bên cạnh đó, số lượng giao dịch qua các thiết bị POS đạt hơn 81 triệu món với giá trị giao dịch tương đương khoảng trên 139 ngàn tỷ đồng. Số liệu thống kê về số lượng và giá trị các giao dịch trên máy ATM và POS bao gồm các giao dịch rút tiền mặt, chuyển khoản trên máy ATM, chuyển tiền, thanh toán hóa đơn, chi trả mua hàng hóa dịch vụ qua ATM, POS…

Để khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt cũng như hỗ trợ người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn vì đại dịch Covid-19, thời gian qua NHNN chỉ đạo các TCTD miễn, giảm phí giao dịch online. Đặc biệt, các ngân hàng còn đua nhau miễn phí giao dịch trên các kênh điện tử để thu hút nguồn tiền nhàn rỗi, nhỏ lẻ của khách hàng vào ngân hàng để tăng thu dịch vụ và gia tăng tiện ích cho người tiêu dùng. Các ngân hàng VPBank, ACB, Kienlong Bank, TPBank… đã áp dụng công nghệ cho phép người tiêu dùng nộp tiền trên máy ATM, mở tài khoản, in thẻ trực tiếp trên các máy Livebank mà không cần đến quầy giao dịch.

Đặc biệt NHNN mới đây đã ban hành Thông tư 17/2021/TT-NHNN cho phép các TCTD phát hành thẻ bằng phương thức điện tử.

Theo các chuyên gia ngân hàng, thanh toán một chạm trên thế giới hiện nay có Trung Quốc phát triển nhanh nhất với sự hiện diện của các fintech, phần còn lại của thế giới, nhất là các nước có tỷ lệ thanh toán tiền mặt cao thì thẻ vật lý đi liền với máy ATM và POS vẫn còn đất sống ít nhất 5-10 năm tới. Báo cáo mới nhất của RBR về thị trường ATM toàn cầu và dự báo đến năm 2025, số lượng máy ATM trên toàn thế giới [loại trừ Trung Quốc] vẫn ghi nhận sự gia tăng số lượng ATM. Báo cáo cũng cho thấy, những quốc gia có tỷ lệ dân số không sử dụng dịch vụ ngân hàng càng cao thì các giải pháp thúc đẩy tài chính vẫn tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng ATM. Mô hình máy ATM vẫn là một công cụ để mang các dịch vụ tài chính đến khách hàng mới, các nước đang phát triển ở các thị trường trên khắp châu Á - Thái Bình Dương, Trung Đông và châu Phi và cả châu Mỹ Latinh.

Báo cáo của Chi hội Thẻ - Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam mới đây cho biết, tổng số lượng thẻ phát hành, đang lưu thông đến 30/6/2021 đạt 110 triệu thẻ các loại, tăng 28% so với cuối năm 2018; trong đó thẻ nội địa đạt 90,4 triệu thẻ chiếm tỷ trọng 82%.

4 ngân hàng dẫn đầu về số lượng thẻ đang lưu hành là VietinBank với 16,9 triệu thẻ, chiếm 15%; BIDV với 15,3 triệu thẻ, chiếm 14%; Vietcombank với 15,1 triệu thẻ, chiếm 14%; MB với 7,6 triệu thẻ, chiếm 7%.

Về thẻ ghi nợ nội địa, số lượng thẻ lưu hành đạt 85,7 triệu thẻ. Đáng chú ý, Top 5 ngân hàng chiếm thị phần lớn nhất, ngoài 4 "ông lớn" quen thuộc thì cái tên thứ 5 gây rất nhiều bất ngờ. Cụ thể, VietinBank [18%], Agribank [17%], BIDV [16%], Vietcombank [15%]; và ĐongABank chiếm 7%.

Về thẻ tín dụng nội địa: có 9/41 ngân hàng phát hành với 248.011 thẻ, tăng 19% so với năm 2019. Các tổ chức thành viên có thị phần lớn là Sacombank chiếm 34%, Vietinbank 27%, ACB chiếm 13%, NamABank chiếm 12% và Công ty tài chính JACCS chiếm 10%.

Về doanh số sử dụng thẻ các loại của tổ chức thành viên tăng 24%/năm. Doanh số sử dụng thẻ ghi nợ nội địa tăng trung bình 8%/năm; tính đến 30/6/2021, tổng doanh số sử dụng thẻ ghi nợ nội địa đạt 1.184.683 tỷ đồng, tăng 4% so với cùng kỳ năm 2018.

Vietcombank tiếp tục dẫn đầu với 23% thị phần doanh số sử dụng thẻ ghi nợ nội địa, theo sau là Agribank [19%], BIDV [13%], Vietinbank [12%], Đông Á [6%].

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid 19 khiến nhu cầu chi tiêu, mua sắm của người dân giảm, dẫn đến doanh số sử dụng thẻ nội địa từ năm 2020 đến nay giảm 11% so với năm 2018.

Điểm cộng trong hoạt động này là, trong khi tỷ trọng doanh số chi tiêu qua thẻ tăng từ 15% [năm 2018] lên 22% [năm 2021 thì, tỷ trọng doanh số rút tiền mặt qua thẻ đã giảm dần từ 85% năm 2018 xuống 82% năm 2020 và 78% tại thời điểm 30/6/2021.

Top 05 ngân hàng dẫn đầu về doanh số sử dụng thẻ gồm: Vietcombank [18%], Agribank [14%], Vietinbank [13%], BIDV [4%] và Sacombank [10%] vẫn đang tiếp tục khẳng định thương hiệu, uy tín của ngâng hàng phát hành.

Về phát triển mạng lưới, trong giai đoạn 2018 đến nay, số lượng máy ATM của các tổ chức thành viên chỉ tăng 5%, từ 18.434 máy lên 19.398 máy tại thời điểm 30/6/2021. Ở chiều ngược lại, đến 30/6/2021 mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ đã có tổng số POS 188.395 máy, trong đó Vietcombank dẫn đầu thị phần với 45.825 POS lưu hành, chiếm 24%; BIDV [20%], Vietinbank [17%], Agribank [14%], Sacombank [7%].

Chú ý: Thẻ từ ATM sẽ không dùng được sau 31/12/2021, làm sao để đổi sang thẻ chip nhanh, các ngân hàng thu phí đổi thẻ thế nào?

Trong tất cả 36 ngân hàng của Việt Nam hiện nay, ngân hàng có nhiều cây ATM là ngân hàng Agribank với số lượng lên đến 2664 máy ATM trên cả nước.

Trong đó số lượng máy ATM Agribank tại Thành phố Hồ Chí Minh chiếm số lượng nhiều nhất là 332, tiếp theo là Thành phố Hà Nội với 286 cây ATM. 3 Thành phố lớn khác có số lượng cây ATM như sau: Thành phố Hải phòng: 43 máy ATM, Thành phố Đà Nẵng: 65 máy ATM, Thành phố Cần Thơ: 39 máy ATM.

Bảng số lượng máy ATM của 4 ngân hàng tại một số thành phố lớn

TT Ngân hàng Số lượng cây ATM Hà Nội Hồ Chí Minh Hải Phòng Đà Nẵng Cần Thơ
Top 1 Agribank 2644 286 332 43 65 39
Top 2 Vietinbank 2133 285 341 72 46 37
Top 3 BIDV 1881 291 161 26 39 24
Top 4 Vietcombank 1609 200 248 33 32 34

→  Bạn đã biết trường hợp Bị nuốt thẻ ATM Vietcombank phải làm sao để lấy lại nhanh nhất?

Như vậy bạn đã nắm rõ ngân hàng nào nhiều cây ATM nhất, đó là Agribank. Tuy nhiên các ngân hàng lớn như Vietinbank, BIDV hay Vietcombank cũng không kém cạnh về số lượng máy ATM. Do vậy việc bạn mở thẻ ATM lựa chọn một trong các ngân hàng có nhiều máy ATM đặt tại khắp các tỉnh/thành phố trên cả nước là rất thuận tiện trong việc giao dịch, đặc biệt là rút tiền.

Video liên quan

Chủ Đề